TIN TỨC-SỰ KIỆN

Chi 8.500 tỷ nhập trái cây: Mua về không ăn, tái xuất đi Trung Quốc

Ngày đăng: 07 | 07 | 2017

“Hầu hết các mặt hàng trái cây mà Việt Nam nhập từ các nước khác, đặc biệt từ Thái Lan gần như không tiêu thụ trong nước mà chúng ta xuất đi nước thứ ba, bởi nhu cầu sử dụng trái cây các nước khác rất lớn trong khi cung của chúng ta chưa đủ để đáp ứng”.

Ông Hoàng Trung – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho phóng viên Báo NTNN biết như vậy trong cuộc trao đổi ngày 4.7.

“Họ có nhu cầu, chúng ta không thể cấm”

 chi 8.500 ty nhap trai cay: mua ve khong an, tai xuat di trung quoc hinh anh 1

Thanh long là mặt hàng trái cây của Việt Nam được thị trường Thái Lan ưa chuộng.  Ảnh:  I.T

Ông Hoàng Trung – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) khẳng định việc nhập khẩu trái cây không ảnh hưởng đến ngành trái cây trong nước. Hiện nay sản xuất và thị trường tiêu thụ trái cây của Việt Nam đang rất tốt, cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2017, nhiều mặt hàng trái cây đã tăng trưởng mạnh.

Theo thống kê sơ bộ của Bộ NNPTNT, 6 tháng qua Việt Nam đã nhập 507 triệu USD (tương đương 11.500 tỷ đồng) mặt hàng trái cây. Trong đó, giá trị trái cây nhập khẩu từ Thái Lan lên tới hơn 8.500 tỷ đồng. Vì sao nước ta - một nước sản xuất trái cây nhiều, có nhiều loại ngon và giá trị cao, lại phải nhập lượng trái cây lớn như vậy, nhất là từ Thái Lan?

Lý giải về điều này, ông Hoàng Trung cho rằng: “Trong thời buổi kinh tế thị trường mở cửa, việc xuất nhập khẩu, giao thương hàng hóa giữa 2 nước là điều hoàn toàn bình thường, chúng ta không cho nhập mới là điều bất thường khi chính doanh nghiệp (DN) trong nước muốn nhập, còn sản phẩm của các nước khác lại đáp ứng được nhu cầu về chất lượng, kiểm dịch.

Riêng đối với Thái Lan, hầu hết các loại trái cây chúng ta nhập của họ đều là tạm nhập để tái xuất sang các nước khác. Gần như chúng ta không sử dụng trái cây đó tiêu thụ nội địa nên không ảnh hưởng đến mặt hàng trái cây trong nước”.

Cũng theo ông Trung, nhu cầu sử dụng trái cây của các nước ngày càng nhiều, đúng là Việt Nam có tiềm năng và lợi thế sản xuất trái cây với nhiều loại quả ngon cho giá trị cao, nhưng thực tế có một số trái cây chúng ta chưa sản xuất đủ nhu cầu xuất khẩu như quả nhãn, hoặc một số loại quả chúng ta chưa trồng được như bòn bon thì đương nhiên chúng ta nhập để xuất đi. Còn các loại trái cây chúng ta có thế mạnh thì gần như không nhập khẩu.

Các mặt hàng trái cây nhập khẩu vào Việt Nam sau đó chủ yếu xuất đi Trung Quốc, bởi đây là nước có sức mua rất lớn. Việt Nam cũng đã có 8 loại trái cây được phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, nên các DN thấy Trung Quốc còn có nhu cầu mà trong nước không đáp ứng được thì DN sẽ nhập về để xuất đi.

Đồng tình với lý giải trên, ông Nguyễn Xuân Hồng - nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho rằng: “Trong số các sản phẩm trái cây xuất khẩu của Việt Nam, có tới 70% là xuất sang Trung Quốc vì đây là nước dễ tính. Còn các nước khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU, việc xuất khẩu mặt hàng trái cây của Việt Nam còn rất hạn chế. Chúng ta vẫn đang tìm giải pháp để đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng xuất khẩu sang các thị trường lớn này”.

Mấu chốt là tổ chức sản xuất

 chi 8.500 ty nhap trai cay: mua ve khong an, tai xuat di trung quoc hinh anh 2

Trước câu hỏi giá cả và chất lượng sản phẩm có phải là hai yếu tố mà trái cây của Việt Nam thất thế so với Thái Lan nên các DN thay vì nỗ lực xuất khẩu sản phẩm trong nước lại nhập sản phẩm của Thái Lan về rồi xuất đi, ông Hồng thừa nhận: “Đúng là tình trạng này đang diễn ra. Rõ ràng Thái Lan có nhiều mặt hàng trái cây có lợi thế hơn Việt Nam nên các DN vẫn nhập hàng từ nước này để xuất tiếp đi nước khác. Ví dụ như quả bòn bon, măng cụt của họ đồng đều cả về hình thức, chất lượng. Tuy nhiên đó không phải là lý do duy nhất. Lý do quan trọng hơn là đáp ứng nhu cầu thị trường trong bối cảnh hội nhập, chỗ nào có nhu cầu và bán được giá cao thì DN sẵn sàng vào cuộc đáp ứng, dù cho phải nhập hàng của nước khác”.

Chính vì tuân theo quy luật thị trường nên ông Trung cho rằng: “Cũng có một số mặt hàng trái cây của Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan như vải thiều, thanh long… bởi đây là các sản phẩm chủ lực và Việt Nam có nhiều lợi thế hơn, sản phẩm chúng ta chất lượng cao hơn nên Thái Lan nhập về để sử dụng. Hơn nữa chúng ta cũng phải tính đến vấn đề thời vụ, mỗi nước có một khung thời vụ khác nhau cho mỗi loại quả.

Có khi thời điểm này không phải là thời vụ của Thái Lan nên các nước sẽ nhập của Việt Nam và các nước khác. Ngược lại, một số mặt hàng trái cây có thời điểm chúng ta phải nhập của Thái Lan vì nhu cầu lớn mà chúng ta lại chưa vào vụ thu hoạch. DN cũng cần nhập hàng thường xuyên để đảm bảo hợp đồng và đảm bảo cam kết cung cấp đều đặn cho đối tác”.

Là một trong những người đầu tiên đi xúc tiến thương mại cho mặt hàng trái cây xuất ngoại, ông Nguyễn Xuân Hồng cho rằng: “Trước đây tôi đã dự báo mặt hàng trái cây sẽ tăng rất mạnh trong thời gian tới, và quả thật điều đó đang xảy ra. Nước ta có nhiều tiềm năng và thế mạnh về trái cây. Do đó để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này trong những năm tới, tôi cho rằng chúng ta cần làm tốt khâu tổ chức sản xuất, hình thành các tổ đội hợp tác, liên kết nhiều nhà, sản xuất lớn theo chuỗi khép kín. Có như vậy chi phí sản xuất và giá thành mới giảm, chất lượng tăng, từ đó tăng sức cạnh tranh cho mặt hàng trái cây. Lúc đó vấn đề mở rộng thị trường sẽ dễ dàng hơn rất nhiều”. 

Đình Thắng
http://m.danviet.vn

NỘI DUNG KHÁC

Lúa chưa gặt giá đã tăng, gạo xuất khẩu hút hàng

7-7-2017

Các DN kinh doanh lúa gạo ở ĐBSCL cho biết, từ sau vụ lúa ĐX 2016 - 2017 đến nay lúa tăng giá ở mức cao. Thời điểm này lúa HT sớm trong vùng vừa thu hoạch ở Hậu Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ nhưng theo dự báo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) giá lúa có thể còn duy trì mức cao đến tháng 9/2017.

Ưu tiên hỗ trợ DN phát triển nông nghiệp

5-7-2017

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhằm tăng nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy sản xuất, hàng hóa khu vực này, phát triển kinh tế xã hội bền vững trên địa bàn nông thôn.

Ngành nông nghiệp phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 33 tỷ USD trong năm 2017

5-7-2017

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong 6 tháng đầu năm 2017, GDP toàn ngành nông nghiệp tăng 2,65%, đồng thời nhiều mặt hàng xuất khẩu tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao. Những tháng cuối năm 2017, ngành nông nghiệp phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt tối thiểu 33 tỷ USD.

Thúc đẩy cơ cấu lại nông nghiệp gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm

4-7-2017

Trong hai ngày 03-04/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2017.

Những nút thắt nào cần tháo gỡ để tăng trưởng?

5-7-2017

Thủ tục hành chính, vay vốn, giải phóng mặt bằng…là một số nút thắt được Thủ tướng chỉ ra cần được tháo gỡ để tăng trưởng, mà “chỉ cần lơi là một chút, tăng trưởng sụt giảm ngay”.

Nông nghiệp công nghệ cao đối mặt nhiều rào cản

5-7-2017

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, theo nhiều chuyên gia, là một hướng đi đúng của ngành nông nghiệp nhưng phát triển lĩnh vực này còn gặp nhiều rào cản, trong đó có việc tiếp cận thị trường và vướng mắc về tài sản đảm bảo.

Ngay tại nông thôn, chợ cũng mất thị phần

4-7-2017

Ngay tại thị trường nông thôn, người tiêu dùng cũng đã chuyển sang mua sắm nhiều hơn ở các cửa hàng bách hóa tiện nghi khiến chợ truyền thống ngày càng mất thị phần.

Không nên "ép" hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành DN

4-7-2017

Mặc dù, nhiều hộ kinh doanh cá thể đã hiểu rõ những lợi ích có được khi chuyển đổi sang doanh nghiệp. Tuy nhiên, họ cần có thời gian để chuẩn bị cho quá trình này. Vì vậy, không thể dùng mệnh lệnh hành chính để “ép buộc”.

Điều kiện kinh doanh đang “giết chết” doanh nghiệp như thế nào?

4-7-2017

Hiện nay, mỗi ngành nghề kinh doanh có hàng trăm điều kiện con khác nhau. Chúng phức tạp và không rõ ràng nhưng lại can thiệp rất sâu vào quyền tự do kinh doanh giống như quả bom nổ chậm âm thầm “giết chết” doanh nghiệp (DN). Ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam cho biết: "Tôi tham gia cuộc chiến chống giấy phép con từ khi mái tóc còn xanh, nay tóc bạc mà vẫn phải tiếp tục cuộc chiến này vì vẫn chưa biết bao giờ đến hồi kết".

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH BẰNG ÔTÔ

25-4-2017

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH BẰNG ÔTÔ

61.276 doanh nghiệp khai sinh, 1,45 triệu tỷ đồng vốn đăng ký trong 6 tháng

30-6-2017

Báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay, cả nước có 61.276 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng vốn đăng ký là 596.200 tỷ đồng, tăng 12,4% về số doanh nghiệp và tăng 39,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ.

Toàn cảnh kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2017

30-6-2017

Cùng VnEconomy nhìn lại bức tranh kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2017