TIN TỨC-SỰ KIỆN

Điều kiện kinh doanh đang “giết chết” doanh nghiệp như thế nào?

Ngày đăng: 04 | 07 | 2017

Hiện nay, mỗi ngành nghề kinh doanh có hàng trăm điều kiện con khác nhau. Chúng phức tạp và không rõ ràng nhưng lại can thiệp rất sâu vào quyền tự do kinh doanh giống như quả bom nổ chậm âm thầm “giết chết” doanh nghiệp (DN). Ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam cho biết: "Tôi tham gia cuộc chiến chống giấy phép con từ khi mái tóc còn xanh, nay tóc bạc mà vẫn phải tiếp tục cuộc chiến này vì vẫn chưa biết bao giờ đến hồi kết".

Nguồn ảnh: PV

Bãi bỏ rồi lại đặt thêm, bãi bỏ làm gì?
Theo ông Nguyễn Quang Vinh (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương - CIEM), hiện tượng DN thành lập nhiều nhưng cũng bị "khai tử" nhiều trong thời gian qua có nguyên nhân từ điều kiện kinh doanh (ĐKKD) gây khó khăn cộng với quyền hành xử của cơ quan thực thi, tạo ra chi phí lớn khiến DN không thể vượt qua. Thường thì DN mới sử dụng công nghệ cao nhưng họ không tham gia được vào thị trường, trong khi DN đã bước qua "rào cản" thì vẫn hoạt động với công nghệ cũ. Đây là nguyên nhân khiến năng suất lao động của DN không được cải thiện. Theo ông Vinh, Chính phủ cần có nhóm chuyên trách từ cấp trung ương về ĐKKD mới có thể cải cách được vì công việc này gặp rất nhiều cản trở.
Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Công ty Luật Basico đánh giá, trong nhiều lĩnh vực thực hiện cải cách thì giảm ĐKKD được xem là có hiệu quả, "giảm 10 tăng 7", chứ không đến mức "giảm 3 tăng 10" như tình trạng chung. Về mặt pháp lý có nhiều đột phá trong giảm ĐKKD, giải pháp cũng quyết liệt nhưng lại bị bóp méo, hạn chế do các quan điểm cải cách nửa mùa, thỏa hiệp. Nguyên nhân do bộ, ngành không muốn bỏ ĐKKD.
Rõ nhất là lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu ôtô, xăng dầu, xuất khẩu gạo, 99% DN muốn bỏ ĐKKD nhưng tiếng nói không có sức nặng bằng 1% DN muốn giữ lại để hạn chế sự tham gia của DN mới. Bên cạnh đó, ĐKKD trá hình đang phát tán dưới 4 hình thức: Quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, thủ tục hành chính và quy hoạch. "ĐKKD chính thức và trá hình đang oanh tạc, gây khó dễ cho DN. Chúng tôi là luật sư chuyên tra cứu, viết sách, góp ý chính sách pháp luật mà còn không thể tìm được ĐKKD thì DN khởi nghiệp, hộ kinh doanh và DN nhỏ không thể không vi phạm" - luật sư Đức nhìn nhận.
Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế VCCI đánh giá: “Việc đặt thêm các giấy phép kinh doanh mới, điều kiện kinh doanh mới mà rất nhiều trong số đó nó không phù hợp sẽ gây tốn kém không ý nghĩa về mặt quản lý nhà nước tạo ra hệ luỵ lớn, giảm tính cạnh tranh, phát sinh nhũng nhiễu”.
Quá trình rà soát phải thực hiện thường xuyên
Để giảm gánh nặng cho DN, cần phải cắt xén mạnh mẽ những quy định tạo rủi ro, gia tăng chi phí, hạn chế cạnh tranh. Cần nhanh chóng rà soát các thủ tục quy định về điều kiện kinh doanh bãi bỏ những điều kiện không còn phù hợp. Đại diện VCCI, ông Đậu Anh Tuấn đưa ra kiến nghị là cần có những chính sách “cởi trói” cho DN nhằm bãi bỏ các loại giấy phép con, đơn giản hóa các thủ tục gia nhập thị trường, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp bằng cách tinh giản các thủ tục hành chính; xóa bỏ các rào cản thương mại, cùng rất nhiều những thách thức đối với quyền tự do kinh doanh của người dân và DN.
Bên cạnh đó, thông điệp mà ông muốn truyền tải đó là quá trình rà soát và đơn giản hoá điều kiện kinh doanh phải là quá trình thường xuyên chứ không phải bãi bỏ được 10 điều kiện kinh doanh lại khôi phục lại 7 hoặc hơn 10 thì điều đó không nhiều tác dụng. “Vấn đề quan trọng là phải có cơ chế kiểm soát đúng, kiểm soát độc lập việc đặt ra nghị quyết về điều kiện kinh doanh mới, giấy phép kinh doanh mới. Nếu các bộ ngành đều dễ dàng đặt ra ở địa vị cơ quan nhà nước mà không cân nhắc lợi ích chung quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp thì đó là thất bại của quá trình cải cách”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Đại diện cho phía DN, bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết -  Giám đốc Công ty cổ phần dự án công nghệ Nhật Hải kiến nghị, nên chăng mỗi khi các cơ quan chức năng ban hành hay thực thi luật cùng các quy định mới thì cần có những văn bản cụ thể để hướng dẫn và công bố công khai cho DN. Điều đó sẽ giúp các doanh nghiệp có cảm giác được đối xử bình đẳng trước pháp luật; chấp nhận việc cạnh tranh bình đẳng trên thị trường và sẽ dễ dàng hơn cho DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

 

http://tinmoi24.vn

NỘI DUNG KHÁC

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH BẰNG ÔTÔ

25-4-2017

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH BẰNG ÔTÔ

61.276 doanh nghiệp khai sinh, 1,45 triệu tỷ đồng vốn đăng ký trong 6 tháng

30-6-2017

Báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay, cả nước có 61.276 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng vốn đăng ký là 596.200 tỷ đồng, tăng 12,4% về số doanh nghiệp và tăng 39,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ.

Toàn cảnh kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2017

30-6-2017

Cùng VnEconomy nhìn lại bức tranh kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2017

Tập trung vào quản lý đất đai để phát triển nông nghiệp

29-6-2017

Tại Hội nghị toàn quốc học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII) của Đảng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, nhấn mạnh: Tập trung hoàn thiện pháp luật về đất đai, tạo thuận lợi hỗ trợ tích tụ tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Đổi mới công tác xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển, đầu tư công và phân bổ các nguồn lực…

Kiến nghị “cởi trói” thị trường đất, vốn gỡ nút thắt cho nông nghiệp

30-6-2017

"Chúng ta có hàng loạt "nút thắt" phải xử lý để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao", ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho hay.

Thu hút đầu tư vào nông nghiệp: “Kích hoạt” các dự án PPP thế hệ mới

29-6-2017

Trong 8 nhóm ngành hàng hoạt động theo mô hình đối tác công - tư (PPP) trong lĩnh vực nông nghiệp, sau 6 năm hoạt động chỉ có ngành chè và cà phê được coi là có hiệu quả, số còn lại hoạt động rất yếu, thậm chí có nhóm hàng đối tác đã chủ động xin rút lui.

Doanh nghiệp thủy sản “tố” bị văn bản làm khó

22-6-2017

Trả lời câu hỏi “văn bản pháp luật nào gây vướng mắc, bức xúc nhất cho doanh nghiệp”, các doanh nghiệp thủy sản đều cho hay, đó chính là Nghị định 38/2012/ND-CP hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Tránh lãng phí quỹ đất nông nghiệp

27-6-2017

Theo khảo sát của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình trạng nông dân bỏ ruộng chuyển sang làm công nhân đang diễn ra ở nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội. Làm công việc khác có mức thu nhập ổn định hơn so với làm ruộng, nhưng nhiều hộ vẫn giữ ruộng để “phòng thân”. Trong khi đó, có nhiều nông dân khác hoặc chủ doanh nghiệp lại mong muốn có đất để mở rộng quy mô sản xuất.

Phía sau hào quang xuất khẩu rau quả

17-6-2017

Với kim ngạch 375 triệu đô la Mỹ trong tháng 5, xuất khẩu rau quả của nước ta tiếp tục là một điểm sáng. Nhưng, trong thời gian này, chúng ta cũng nhập khẩu tới 183 triệu đô la Mỹ rau quả...

Giá gạo xuất khẩu khó đột biến

17-6-2017

Thời gian qua, ngành lúa gạo đã từng bước chuyển đổi các mặt hàng gạo xuất khẩu từ cấp thấp sang cao cấp hơn. Tuy nhiên, nhìn vào những diễn biến trên thị trường, giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam khó có những thay đổi đáng kể trong thời gian tới.

Doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm vào Mỹ đối diện đợt kiểm tra

19-6-2017

Đó là cảnh báo của các chuyên gia tại hội thảo “Những yêu cầu mới về tiêu chuẩn chất lượng để nông sản, thực phẩm Việt hội nhập” được tổ chức hôm 16-6 tại Cần Thơ.

Rào cản lớn nhất với kinh tế tư nhân hiện nay: Vốn tín dụng

27-6-2017

Dù là lực lượng chủ lực trong kinh doanh, XK nông sản từ nhiều năm nay, nhưng khối kinh tế tư nhân trong nông nghiệp vẫn đang phải đối mặt mặt với nhiều rào cản lớn, hạn chế, kìm hãm đáng kể sự phát triển của khu vực này.