TIN TỨC-SỰ KIỆN

Giá gạo xuất khẩu khó đột biến

Ngày đăng: 17 | 06 | 2017

Thời gian qua, ngành lúa gạo đã từng bước chuyển đổi các mặt hàng gạo xuất khẩu từ cấp thấp sang cao cấp hơn. Tuy nhiên, nhìn vào những diễn biến trên thị trường, giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam khó có những thay đổi đáng kể trong thời gian tới.

Hai tuần trước, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Lương thực Bangladesh đã ký gia hạn bản ghi nhớ về thương mại gạo có hiệu lực đến năm 2022. Theo đó, mỗi năm, tùy theo nhu cầu và giá cả thị trường thế giới, Việt Nam sẽ cung cấp cho Bangladesh số lượng gạo các loại lên đến 1 triệu tấn.

Đầu năm nay, Bộ Công Thương cũng đã đạt được thỏa thuận về gia hạn xuất khẩu gạo cấp chính phủ sang Philippines. Theo đó, từ nay đến hết ngày 31-12-2018, Philippines sẽ nhập khẩu tối đa 3 triệu tấn gạo của Việt Nam.

Với thị trường Trung Quốc, do vị trí địa lý, gạo Việt Nam xuất sang Trung Quốc cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch. Trong khoảng năm năm vừa qua, đây là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Hiện giữa chính phủ hai nước chưa có những động thái chính thức nào, nhưng theo ông Phạm Quang Diệu, một chuyên gia trong ngành hàng lúa gạo, để đảm bảo an ninh lương thực, ngoài việc nhập khẩu chính ngạch, Trung Quốc sẽ “làm ngơ” để cho gạo Việt Nam xuất khẩu tiểu ngạch sang nước họ.

Trong bốn tháng đầu năm nay, Trung Quốc vẫn là thị trường đứng đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm tới 47,5%, tương đương 815.400 tấn, trị giá 376,2 triệu đô la Mỹ, tăng hơn 16% về lượng và 16,2% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là thị trường Philippines, chiếm 11,4%, tương đương 236.600 tấn, thu về hơn 90 triệu đô la Mỹ, tăng 24% về lượng và gần 11% về giá trị. Những con số này cho thấy giá gạo xuất sang Trung Quốc tương đương cùng kỳ năm trước, còn giá gạo xuất sang Philippines giảm (so với cùng kỳ).

Về tổng thể, giá gạo bình quân trong bốn tháng của năm 2017 là 445 đô la Mỹ/tấn, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhìn chung, những số liệu thống kê về giá gạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) trong năm năm qua không cho thấy sự biến động nào đáng kể và luôn dao động quanh mức 430-460 đô la Mỹ/tấn.

Thị trường là mệnh lệnh của sản xuất

Sau khi Bộ Công Thương ký biên bản ghi nhớ với Bangladesh, cũng trong tháng 5-2017, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, trong buổi gặp các đại sứ Việt Nam trước khi họ đi nhận nhiệm vụ ở nước ngoài, đã “đặt hàng” các đại sứ tìm thị trường cho nông sản. Theo ông Cường, thị trường là mệnh lệnh của sản xuất, bây giờ mà không bán được hàng có nghĩa là sản xuất bị thụt lùi và ngành nông nghiệp cần sự hỗ trợ của các cơ quan ngoại giao trong việc tìm kiếm thị trường. Tuy nhiên trên thực tế, mong muốn của vị tư lệnh ngành cũng mới chỉ dừng lại ở sự “gửi gắm”. Châu Á vẫn là thị trường đầu ra cho hạt gạo Việt Nam.

Nhìn vào những diễn biến thực tế, có thể dự đoán phần nào cơ hội xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trong vài năm tới vẫn chủ yếu là những sản phẩm gạo cấp thấp cho một số thị trường châu Á cần gạo giá rẻ nhằm giải quyết bài toán an ninh lương thực của họ. Do đó, trong tương lai gần, việc tái cơ cấu ngành lúa gạo theo hướng giảm dần những giống lúa cấp thấp, tăng dần giống lúa chất lượng cao cũng khó có thể được như kỳ vọng của ngành nông nghiệp, ngoại trừ có những đột biến nào đó.

Làm sao mở rộng thị trường?

Nếu muốn thay đổi thực trạng gạo xuất khẩu Việt Nam vẫn chỉ gắn với thị trường châu Á, Việt Nam cần phải có một kế hoạch cho sự thay đổi.

Ông Nguyễn Thanh Lâm, nguyên là trưởng đại diện đầu tiên của tập đoàn Toepfer International - tập đoàn lớn thứ ba trên thế giới trong lĩnh vực mua bán nông sản, cho biết hiện nay, một mùa vụ ngắn ngày chỉ kéo dài 3-4 tháng nên có thể thay đổi giống lúa chất lượng thấp sang lúa chất lượng cao một cách dễ dàng. Vấn đề là phải hướng theo nhu cầu thị trường, theo đơn đặt hàng. Ví dụ thị trường Trung Đông vốn ưa chuộng gạo hạt tròn, còn thị trường Indonesia và các nước Tây Phi thì cần gạo đồ, để xuất khẩu, chúng ta cần có cơ cấu sản xuất tương ứng cho đơn đặt hàng từ những vùng này.

Một ví dụ khác, Trung Quốc rất ưa chuộng gạo và nếp ở vùng đồng bằng sông Hồng, như Tám Xoan, Hải Hậu, Nàng Hương..., vì thế, ta nên quy hoạch và tranh thủ những đơn hàng dài hạn từ thị trường này.

Một điều nữa, theo ông Lâm, là để thâm nhập thị trường Nhật, Mỹ hay các nước châu Âu, các công ty trong nước nên tính tới việc kết hợp với các công ty nước ngoài ở những thị trường này lập ra công ty cổ phần.

Như vậy, phía Việt Nam có thể tận dụng ưu thế của đối tác về sự am hiểu thị trường, mối quan hệ với các hệ thống phân phối ở nước sở tại để sản xuất những sản phẩm mà thị trường đang cần.

Còn như hiện nay, với việc ký những bản ghi nhớ với các nước trong khu vực châu Á và mức giá gạo xuất khẩu trên dưới 450 đô la Mỹ/tấn, doanh nghiệp không thể mua lúa với giá quá cao, và dĩ nhiên, người nông dân sẽ chọn những giống lúa như IR 50404 - giống lúa cho nông dân mức lợi nhuận cao nhất. Điều đó là không thể khác được! 

thesaigontimes

NỘI DUNG KHÁC

Doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm vào Mỹ đối diện đợt kiểm tra

19-6-2017

Đó là cảnh báo của các chuyên gia tại hội thảo “Những yêu cầu mới về tiêu chuẩn chất lượng để nông sản, thực phẩm Việt hội nhập” được tổ chức hôm 16-6 tại Cần Thơ.

Rào cản lớn nhất với kinh tế tư nhân hiện nay: Vốn tín dụng

27-6-2017

Dù là lực lượng chủ lực trong kinh doanh, XK nông sản từ nhiều năm nay, nhưng khối kinh tế tư nhân trong nông nghiệp vẫn đang phải đối mặt mặt với nhiều rào cản lớn, hạn chế, kìm hãm đáng kể sự phát triển của khu vực này.

Hỗ trợ DN khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

27-6-2017

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa xây dựng dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích DN đầu từ vào nông nghiệp, nông thôn.

Để tiếp tục nâng cao giá trị XK các mặt hàng nông sản chủ lực: Cần làm tốt những việc ta chủ động

23-6-2017

Đều là “con cưng” trên mặt trận xuất khẩu khi đem về kim ngạch trên 1 tỷ USD nhưng các mặt hàng: thủy sản, rau quả, cà phê… đều có thể sụt giảm phong độ nếu chúng ta không nhận định đúng thị trường cũng như hiểu rõ tiềm năng đang có. Gia tăng giá trị xuất khẩu luôn là con dao 2 lưỡi, chính vì vậy, để duy trì con số tỷ đô, có khá nhiều việc phải làm.

FTA Việt Nam-EAEU "mở cửa" thị trường Belarus cho doanh nghiệp Việt

27-6-2017

Các thỏa thuận ký kết được kỳ vọng sẽ tạo bước chuyển mạnh mẽ trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Belarus.

Thư mời tham gia chào giá cạnh tranh cung cấp, sửa chữa, lắp đặt điều hòa

26-5-2017

Thư mời tham gia chào giá cạnh tranh cung cấp, sửa chữa, lắp đặt điều hòa

Phát triển chuỗi sản phẩm chăn nuôi: Phải bắt đầu từ thay đổi thói quen tiêu dùng

22-6-2017

Phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị được xem là giải pháp cứu ngành chăn nuôi khỏi những khó khăn hiện nay, tuy nhiên, giá thành sản xuất cao, nhiều bất cập trong quy định về triển khai đầu tư, sự liên kết lỏng lẻo giữa các mắt xích,… đang là những rào cản để thực hiện được mục tiêu này.

Vải thiều Lục Ngạn có mã vạch truy nguồn gốc “hút” khách Thủ đô

19-6-2017

Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) tại Hà Nội năm 2017 khai mạc sáng 16/6 tại Siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội) đã thu hút khá nhiều người dân sống và làm việc tại Hà Nội tham dự và mua sản phẩm.

Đã giải ngân được 30.000 tỷ đồng cho nông nghiệp công nghệ cao

13-6-2017

Sáng 13/6, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ NN – PTNT Nguyễn Xuân Cường. ĐB Tôn Ngọc Hạnh (Bình Phước) là người bấm nút chất vấn đầu tiên.

Thực hiện nông nghiệp công nghệ cao vẫn còn khó khăn

12-6-2017

Dù Chính phủ đã chủ động thực hiện bấm nút khởi động dự án khu nông nghiệp công nghệ cao tại Hà Nam hồi đầu năm nhưng đến nay vẫn đang gặp nhiều khó khăn.

Mô hình tăng trưởng nông nghiệp đang bộc lộ nhiều điều đáng lo ngại

9-6-2017

Hôm nay (9/6), Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017.

Chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường

13-6-2017

Sáng nay (13/6), Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 bắt đầu chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường.