TIN TỨC-SỰ KIỆN

Rào cản lớn nhất với kinh tế tư nhân hiện nay: Vốn tín dụng

Ngày đăng: 27 | 06 | 2017

Dù là lực lượng chủ lực trong kinh doanh, XK nông sản từ nhiều năm nay, nhưng khối kinh tế tư nhân trong nông nghiệp vẫn đang phải đối mặt mặt với nhiều rào cản lớn, hạn chế, kìm hãm đáng kể sự phát triển của khu vực này.

Trồng rau VietGAP theo hương công nghệ cao cần vốn lớn

Trong đó, một trong những rào cản lớn nhất hiện nay là vốn tín dụng.  

Khó tiếp cận vốn tín dụng

Vốn là một trong những trở ngại lớn nhất đối với khu vực kinh tế tư nhân, nhất là trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Tại Hội nghị Xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam (19/12/2016), nhiều ý kiến đã đề cập tới việc các DN ngành nông nghiệp, nhất là DN tư nhân, vẫn đang khó tiếp cận được với nguồn vốn vay. Ông Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, khẳng định, khó khăn nhất của DN là tiếp cận vốn tín dụng. DN lớn, có tiềm lực tài chính thì không làm nông nghiệp. Còn DN vừa và nhỏ tham gia làm nông nghiệp, vay vốn cực kỳ khó.

Khi đã tiếp cận được với ngân hàng, việc định giá tài sản thế chấp, nhất là định giá đất chưa hợp lý, cũng khiến cho nhiều DN tư nhân không thể vay được số vốn cần thiết. Ông Võ Quan Huy, GĐ Cty TNHH Huy Long An, cho biết, để đầu tư 1 ha bưởi da xanh từ khi bắt đầu đến lúc thu hoạch, cần số vốn khoảng 500 tỷ đồng. Vốn đầu tư lớn như vậy, nhưng khi cho thu hoạch, mỗi ha có thể đem lại doanh thu 1-1,5 tỷ đồng/năm, trừ chi phí còn lợi nhuận 500 triệu đồng.

Thế nhưng, do giá trị đất nông nghiệp, theo định của nhà nước chỉ là 200 triệu đồng/ha, nên số tiền vay không được nhiều và thấp hơn nhiều so với số vốn cần thiết để đầu tư trồng bưởi da xanh. Cũng theo ông Huy, một bất cập lớn hiện nay là khi DN, cá nhân đem đất đi thế chấp để vay vốn ngân hàng, lại chỉ được định giá trị đất mà không tính tới giá trị tài sản trên đất. Mà trên thực tế, sau nhiều năm làm nông nghiệp, nhiều DN, trang trại đã đầu tư cơ sở hạ tầng, kho tàng, nhà xưởng, máy móc, thiết bị trên đất với giá trị khá lớn.

Theo ông Nguyễn Huy Trinh, GĐ Agribank Chi nhánh tỉnh Đồng Nai, trong khu vực kinh tế tư nhân hiện nay còn có vai trò không nhỏ của cá nhân. Nhưng sự “vênh” nhau giữa các văn bản pháp luật, lại đang gây khó khăn cho cá nhân muốn vay vốn sản xuất nông nghiệp.

Theo Luật Dân sự 2015, về địa vị pháp lý, chỉ còn cá nhân và pháp nhân, không còn hộ gia đình. Nếu cần vay vốn sản xuất, kinh doanh, cá nhân sẽ đại diện cho hộ gia đình. Trong khi đó, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại đang cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình. Nếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho cá nhân thì cá nhân đó toàn quyền đem đi thế chấp vay vốn. Nhưng nếu là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình sẽ bao gồm chủ hộ (vợ hoặc chồng), các con đều có quyền ngang nhau, thì gây ra nhiều khó khăn cho cá nhân đứng ra thế chấp vay vốn, bởi cá nhân đó không có toàn quyền quyết định.  

Tạo cơ chế vay vốn dễ dàng hơn

Đề cập đến chuyện vay vốn tín dụng cho sản xuất nông nghiệp, kinh doanh nông sản, ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT Cty CP Hùng Vương cho rằng nông nghiệp vốn mang tính rủi ro cao, trong khi hoạt động tín dụng của ngân hàng lại đặt nặng tính an toàn. Đó là một trong những lý do quan trọng khiến doanh nghiệp tư nhân trong nông nghiệp và ngân hàng nhiều còn khó “gặp” được nhau. Do đó, cần phải có cơ chế, chính sách để các ngân hàng khi cho vay nông nghiệp, nông thôn, cũng dám chấp nhận rủi ro hơn.

Ông Nguyễn Huy Trinh cho hay, quan điểm trong hoạt động ngân hàng hiện nay là đề cao sự an toàn, nhất là những vấn đề liên quan tới pháp lý. Bởi trong các rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải, rủi ro pháp lý là nguy hiểm nhất.

Hiện nay, chính sách cho vay không tài sản đảm bảo trong nông nghiệp, nông thôn là rất rõ ràng. Đối với nông dân, khi cho họ vay không cần tài sản đảm bảo, ngân hàng không sợ mất vốn vì nông dân gắn bó với làng xóm, với mảnh đất đó. Nếu năm nay làm ăn thua lỗ không trả được, năm sau họ sẽ trả. Dư nợ nông dân ở Agribank Chi nhánh tỉnh Đồng Nai hiện khoảng 9.000 tỷ thì 3.000 tỷ không phải thế chấp.

Từ thực tế cho vay không tài sản đảm bảo, ông Trinh cho rằng, cho vay không tài sản đảm mà dựa vào phương án kinh doanh trên cơ sở sản xuất thực của người ta, là cơ chế cho vay tốt nhất để kinh tế tư nhân trong nông nghiệp phát triển.

Hiện nay, cho nông dân vay không tài sản đảm bảo (dưới 100 triệu đồng theo Nghị định 55), ngân hàng có thể yên tâm vì nếu nông dân bị mất vốn, thì sẽ có đảm bảo từ nhà nước và ngân hàng có cách này cách khác để nông dân hoàn lại vốn vay. Nhưng để cho vay không tài sản đảm bảo với các đối tượng khác trong khu vực kinh tế tư nhân, thì rất cần có một cơ chế để đảm bảo tính pháp lý cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

PGS.TS Vũ Trọng Khải, chuyên gia độc lập về kinh tế NN- PTNT, lý giải rằng việc ngân hàng phải đòi hỏi thế chấp khi cho vay vốn trong nông nghiệp, nông thôn, có nguyên nhân quan trọng là do nông nghiệp của ta đa số vẫn là nhỏ lẻ, công nghệ sản xuất lạc hậu, không đảm bảo làm ăn có hiệu quả để ngân hàng mạnh dạn cho vay không cần tài sản đảm bảo.

Vì vậy, nếu hình thành được các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ với doanh nghiệp là đầu tàu thì sẽ tạo được sự tin tưởng hơn cho ngân hàng, qua đó góp phần quan trọng giải quyết vấn đề tín dụng.

Ngoài ra, để nông dân, DN khi đem đất đi thế chấp có thể vay vốn được nhiều hơn, ông Võ Quan Huy, cho rằng Nhà nước cần có cơ chế để định giá đất theo giá trị làm ra của nông sản hay giá trị lợi nhuận nông sản và định giá cả tài sản trên đất.

Để giải quyết bài toán vốn tín dụng cho DN, nhất là các DN tư nhân, DN nông nghiệp, TP HCM đã đi đầu trong việc thực hiện Chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp.

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, PGĐ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP HCM, Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp, được TP triển khai từ năm 2012. Lúc đầu, đối tượng chính là các DN vừa và nhỏ, DN nông nghiệp. Sau đó mở rộng ra đối tượng khách hàng cá nhân, tiểu thương … Đến nay, đã có gần 500.000 tỷ đồng vốn được các ngân hàng hỗ trợ cho khoảng 200.000 lượt doanh nghiệp.

Trong đó, dư nợ cho vay các DN, HTX, cá nhân … hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là khoảng 73.000 tỷ đồng. Đây là con số không lớn nếu tính trên tổng dư nợ cho vay của Chương trình, nhưng so với dư nợ cho vay ở các địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp, thì lại rất ý nghĩa. Trong năm 2017, các Chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp của TP HCM sẽ tập trung vào DN làm nông nghiệp công nghệ cao, DN thành lập mới, DN chuyển đổi từ hộ sản xuất, kinh doanh thành DN …

Để giúp các DN có thể vay được vốn trong điều kiện thiếu tài sản thế chấp, Chương trình đã tiến hành cho vay theo 3 hướng: Cho vay không cần tài sản đảm bảo; cho vay co sự bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ; cho vay thế chấp bằng các công nợ phải thu.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

NỘI DUNG KHÁC

Hỗ trợ DN khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

27-6-2017

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa xây dựng dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích DN đầu từ vào nông nghiệp, nông thôn.

Để tiếp tục nâng cao giá trị XK các mặt hàng nông sản chủ lực: Cần làm tốt những việc ta chủ động

23-6-2017

Đều là “con cưng” trên mặt trận xuất khẩu khi đem về kim ngạch trên 1 tỷ USD nhưng các mặt hàng: thủy sản, rau quả, cà phê… đều có thể sụt giảm phong độ nếu chúng ta không nhận định đúng thị trường cũng như hiểu rõ tiềm năng đang có. Gia tăng giá trị xuất khẩu luôn là con dao 2 lưỡi, chính vì vậy, để duy trì con số tỷ đô, có khá nhiều việc phải làm.

FTA Việt Nam-EAEU "mở cửa" thị trường Belarus cho doanh nghiệp Việt

27-6-2017

Các thỏa thuận ký kết được kỳ vọng sẽ tạo bước chuyển mạnh mẽ trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Belarus.

Thư mời tham gia chào giá cạnh tranh cung cấp, sửa chữa, lắp đặt điều hòa

26-5-2017

Thư mời tham gia chào giá cạnh tranh cung cấp, sửa chữa, lắp đặt điều hòa

Phát triển chuỗi sản phẩm chăn nuôi: Phải bắt đầu từ thay đổi thói quen tiêu dùng

22-6-2017

Phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị được xem là giải pháp cứu ngành chăn nuôi khỏi những khó khăn hiện nay, tuy nhiên, giá thành sản xuất cao, nhiều bất cập trong quy định về triển khai đầu tư, sự liên kết lỏng lẻo giữa các mắt xích,… đang là những rào cản để thực hiện được mục tiêu này.

Vải thiều Lục Ngạn có mã vạch truy nguồn gốc “hút” khách Thủ đô

19-6-2017

Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) tại Hà Nội năm 2017 khai mạc sáng 16/6 tại Siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội) đã thu hút khá nhiều người dân sống và làm việc tại Hà Nội tham dự và mua sản phẩm.

Đã giải ngân được 30.000 tỷ đồng cho nông nghiệp công nghệ cao

13-6-2017

Sáng 13/6, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ NN – PTNT Nguyễn Xuân Cường. ĐB Tôn Ngọc Hạnh (Bình Phước) là người bấm nút chất vấn đầu tiên.

Thực hiện nông nghiệp công nghệ cao vẫn còn khó khăn

12-6-2017

Dù Chính phủ đã chủ động thực hiện bấm nút khởi động dự án khu nông nghiệp công nghệ cao tại Hà Nam hồi đầu năm nhưng đến nay vẫn đang gặp nhiều khó khăn.

Mô hình tăng trưởng nông nghiệp đang bộc lộ nhiều điều đáng lo ngại

9-6-2017

Hôm nay (9/6), Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017.

Chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường

13-6-2017

Sáng nay (13/6), Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 bắt đầu chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường.

“Mổ xẻ” những vấn đề nóng của ngành nông nghiệp

13-6-2017

Sáng nay (13/6), Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 bắt đầu chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường. Nhiều vấn đề nóng của ngành được “mổ xẻ”.

Phát triển nông nghiệp bền vững: Cần sự đầu tư có trách nhiệm trong lĩnh vực đất đai

9-6-2017

Với trên 70% dân số gắn bó với nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, đất đai là một nguồn lực tự nhiên quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp và là phương tiện chủ yếu tạo ra sinh kế cho người dân ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, mức tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong những năm gần đây đang suy giảm mạnh mẽ.