TIN TỨC-SỰ KIỆN

Thực hiện nông nghiệp công nghệ cao vẫn còn khó khăn

Ngày đăng: 12 | 06 | 2017

Dù Chính phủ đã chủ động thực hiện bấm nút khởi động dự án khu nông nghiệp công nghệ cao tại Hà Nam hồi đầu năm nhưng đến nay vẫn đang gặp nhiều khó khăn.

Làm nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nam

Đánh giá và phân tích về vấn đề này, tại phiên thảo luận ở hội trường Kỳ họp thứ 3, Quốc hội XIV về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017, đại biểu Quốc hội Hà Thị Minh Tâm (Hà Nam) cho biết:

Năm 2016 và những tháng đầu năm 2017 nông nghiệp nước ta gặp nhiều khó khăn từ thiên tai dịch bệnh, biến đổi khí hậu tác động, kèm theo đó cuối năm 2016 tăng trưởng nông nghiệp là âm. Tuy nhiên, khi bước sang năm 2017 với nhiều giải pháp đột phá của Chính phủ và bộ, ngành chức năng, nông nghiệp đã có chuyển biến khá tốt, đây là tín hiệu tiến bộ.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, tiềm năng và sức sản xuất vô cùng lớn, Chính phủ đã chủ động thực hiện bấm nút khởi động dự án khu nông nghiệp công nghệ cao tại Hà Nam, tổ chức đối thoại với 2.000 doanh nghiệp và thực hiện triển khai 100.000 tỷ vốn đầu tư phục vụ cho quy trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công thương có nhiều giải pháp như tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút sự tham gia của các đại sứ ở nhiều quốc gia, thu hút nhà đầu tư để nâng cao chất lượng cũng như tham gia vào mở rộng thị trường về phát triển nông sản… Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn một số khó khăn.

Thứ nhất, việc xây dựng, quản lý quy hoạch gắn với triển khai kế hoạch chiến lược phát triển nông nghiệp công nghệ cao chưa được quan tâm đồng bộ và chưa có sự gắn kết trong tổ chức thực hiện. Việc ban hành sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh một số chính sách chưa đủ mạnh để hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao và còn chậm so với yêu cầu. Cụ thể như chính sách tích tụ ruộng đất hiện nay vẫn chưa xác định được cơ sở pháp lý và chưa chỉ đạo cụ thể trên địa bàn cả nước, mới dừng lại ở việc thí điểm ở một số địa phương, nên còn gặp lúng túng khi thực hiện. Hà Nam là một địa phương đang thực hiện thí điểm chính sách này đã gặp một số khó khăn nhất định về diện tích trung bình trên hộ manh mún, chất lượng đất, nước ô nhiễm. Thực hiện cam kết ký hợp đồng giữa các doanh nghiệp với địa phương, cũng như với các chủ hộ còn vướng về mặt pháp lý trong việc thực hiện Luật đất đai.

Việc thực hiện chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp đạt hiệu quả chưa cao. Một số doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp còn khiêm tốn. Theo thống kê của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam thì số lượng doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp hiện nay chiếm khoảng 1% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn toàn quốc. Có trên 55% các doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 5 tỷ đồng, chủ yếu dựa vào khai thác nguồn lực tài nguyên thiên nhiên như đất đai nhà nước chưa có sự hỗ trợ, quan tâm đầu tư một cách bài bản, căn cơ về ứng dụng khoa học, công nghệ.

Việc chuyển giao công nghệ và quy trình sản xuất giống, quy trình canh tác, nuôi trồng còn hạn chế, chưa phát huy tối đa khả năng ứng dụng, chưa quan tâm nghiên cứu, dự báo và dự báo nguồn thông tin thị trường về sản phẩm, vẫn để tình trạng cung vượt quá cầu. Thời gian vừa qua, tình trạng giá thịt lợi giảm tận đáy, người dân khốn đốn, có địa phương tình trạng lợn giống thả ra đường làng, thôn xóm, bán không ai mua, cho không có người lấy, người dân chán nản trong việc chăn nuôi…

Do đó, Quốc hội, Chính phủ cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách về đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích tụ tập trung ruộng đất và mở rộng hạn điền. Ban hành các hướng dẫn cụ thể về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất nông nghiệp và chỉ đạo chính quyền địa phương đứng ra làm trung gian, thuê lại đất của nông dân và cho doanh nghiệp thuê lại.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh liên kết bốn nhà, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao và đặc biệt là công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp và gắn liền giữa nghiên cứu và chuyển giao ứng dụng vào thực tiễn, ban hành các chính sách điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp.

Theo Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

Mô hình tăng trưởng nông nghiệp đang bộc lộ nhiều điều đáng lo ngại

9-6-2017

Hôm nay (9/6), Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017.

Chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường

13-6-2017

Sáng nay (13/6), Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 bắt đầu chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường.

“Mổ xẻ” những vấn đề nóng của ngành nông nghiệp

13-6-2017

Sáng nay (13/6), Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 bắt đầu chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường. Nhiều vấn đề nóng của ngành được “mổ xẻ”.

Phát triển nông nghiệp bền vững: Cần sự đầu tư có trách nhiệm trong lĩnh vực đất đai

9-6-2017

Với trên 70% dân số gắn bó với nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, đất đai là một nguồn lực tự nhiên quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp và là phương tiện chủ yếu tạo ra sinh kế cho người dân ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, mức tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong những năm gần đây đang suy giảm mạnh mẽ.

Thủ tướng chỉ thị tiếp tục hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp

8-6-2017

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 26/CT-TTg về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 theo tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp.

Công tác thủy lợi rất cần chế tài mới

8-6-2017

Sáng nay (8/6), Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật thủy lợi.

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quả vải

7-6-2017

Mặc dù đã mở rộng thị trường xuất khẩu nhưng theo đại diện của hai địa phương có sản lượng vải lớn nhất, nhì cả nước là Bắc Giang và Hải Dương thì Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quả vải, chiếm khoảng 50% tổng sản lượng.

Bộ NN&PTNT sẽ quảng bá mạnh cá tra, thủy sản

7-6-2017

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) sẽ tổ chức hội chợ cá tra và sản phẩm thủy sản Việt Nam tại Hà Nội nhằm mục đích quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm cho thị trường phía Bắc nói riêng cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu, trong đó chú trọng đến thị trường Trung Quốc.

Để làm ăn hiệu quả với Trung Quốc

7-6-2017

Lâu nay, trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, nhất là trong buôn bán nông, thủy sản, Việt Nam luôn rơi vào thế bị động. Tại buổi tọa đàm “Làm thế nào kinh doanh hiệu quả với thị trường Trung Quốc?” diễn ra ở Cần Thơ cách đây chưa lâu, chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng, giảng viên Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, nguyên Giám đốc Công ty Cholimex, đã có những ý kiến trao đổi về vấn đề này.

Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 thành tâm điểm Diễn đàn Kinh tế thế giới

5-6-2017

CEO các tập đoàn toàn cầu đều cho rằng doanh nghiệp cần tỉnh táo trước sự phát triển của công nghệ, giúp lao động đảm bảo việc làm trước sự đe dọa của máy móc.

Ông Philipp Rosler: Start-up Việt phải sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp lần thứ 4

5-6-2017

Sau máy hơi nước, sản xuất lớn và tự động hóa, Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới cho rằng, sự hợp nhất giữa kỹ thuật số với các ngành sản xuất sẽ tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, mở ra cơ hội cho tất cả các nước.

Thứ trưởng Bộ Khoa học: 'Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động lao động phổ thông'

5-6-2017

Theo ông Trần Văn Tùng, người lao động sẽ có cơ hội học tập, nâng cao trình độ để thích nghi với trình độ công nghệ tiên tiến khi bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.