TIN TỨC-SỰ KIỆN

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quả vải

Ngày đăng: 07 | 06 | 2017

Mặc dù đã mở rộng thị trường xuất khẩu nhưng theo đại diện của hai địa phương có sản lượng vải lớn nhất, nhì cả nước là Bắc Giang và Hải Dương thì Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quả vải, chiếm khoảng 50% tổng sản lượng.

Ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang cho biết, tổng diện tích trồng vải năm 2017 toàn tỉnh Bắc Giang xấp xỉ 30.000 ha, giảm không đáng kể so với năm 2016. Trong đó, có 6.000 ha vải sớm (thu hoạch từ 20-5 tới 15-6) và 24.000 ha vải chính vụ (thu hoạch từ 15-6 tới 15-7).

Cũng theo ông Tấn, tổng sản lượng vải của Bắc Giang năm nay ước đạt 100.000 tấn, giảm 42.000 tấn so với năm ngoái, do thời tiết không thuận lợi. Trong đó, có 26.000 tấn vải sớm (hiện nay đã thu hoạch được hơn 11.000 tấn) và 74.000 tấn vải chính vụ.

Mặc dù sản lượng giảm nhưng ông Tấn cho biết chất lượng vải tốt hơn năm ngoái, và quả vải thu hoạch sớm được giá hơn cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, ngày hôm nay (5-6), giá vải tại vườn bình quân là 35.000-40.000 đồng/kg, tăng 10.000-15.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái.

Về thị trường tiêu thụ, ông Tấn cho biết, 50% tổng sản lượng sẽ được tiêu thụ trong nước và 50% còn lại dành để xuất khẩu. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính, chiếm 40.000 tấn, các thị trường xuất khẩu khác chỉ khoảng 10.000 tấn.

“Tại hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2017 do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức cuối tháng 5 vừa qua, khoảng 100 doanh nghiệp, doanh nhân Trung Quốc tham dự để tìm hiểu thông tin về vải thiều Bắc Giang. Chất lượng vải được đánh giá là tốt hơn mọi năm", ông Tấn nói.

Ông Tấn cho biết thêm, để tạo thuận lợi cho việc thông quan trong năm 2017, các cơ quan sẽ tăng thêm thời gian phục vụ cho công tác thông quan quả vải vận chuyển vải từ Việt Nam sang Trung Quốc qua các cửa khẩu thuộc địa bàn Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai. Việc thông quan sẽ kéo dài tới 21-22 giờ, thay vì chỉ tới 18 giờ; và thời gian làm thủ tục mỗi chuyến hàng cũng sẽ được giảm tối thiểu, khoảng 15 phút/chuyến.

Đối với các thị trường xuất khẩu khác, năm nay, ngoài thị trường đã có là Úc, một số nước EU, Mỹ thì Bắc Giang có thêm ba thị trường mới gồm Thái Lan, Canada và Dubai. Các thị trường này vẫn chờ vải chính vụ.

Trong nước, tỉnh Bắc Giang cũng sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ. Ngoài các chợ đầu mối tại TPHCM, Hà Nội, quả vải của địa phương này cũng sẽ được bán nhiều hơn ở hệ thống các siêu thị lớn, các hệ thống bán lẻ hiện đại. Thị trường ở các tỉnh miền Trung cho sản phẩm này cũng sẽ được mở rộng.

“Điểm mới của vải Bắc Giang năm nay là được đóng gói bao bì, có tem nhãn truy xuất nguồn gốc khi khi tiêu thụ ở nhiều nơi”, ông Tấn cho biết thêm.

Về phía tỉnh Hải Dương, bà Lương Thị Kiểm, Trưởng phòng trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương cho biết, tổng diện tích vải của toàn tỉnh năm 2017 là 10.500 ha, tương đương năm 2016, trong đó diện tích vải thiều chiếm xấp xỉ 80%. Tổng sản lượng ước đạt 34.000-35.000 tấn, thấp hơn so với con số 38.000 tấn của năm ngoái.

Trong tổng 34.000-35.000 tấn vải, vải sớm là 24.000 tấn, trong khi vải thiều chỉ đạt 10.000 tấn. Giá vải sớm ở mức 20.000-30.000 đồng/kg tùy loại. Vải thiều khoảng nửa tháng nữa sẽ thu hoạch, bà Kiểm nói.

Bà Kiểm cho biết thêm, chăm sóc cây vải thiều rất khó vì để cây ra hoa, kết trái cần nhiệt độ dưới 15 độ C kéo dài tối thiểu trong khoảng 150-300 giờ. Tuy nhiên, năm nay thời tiết không như mong đợi nên sản lượng vải thiều giảm rõ rệt. Năm ngoái đạt 18.000 tấn.

Nói về thị trường xuất khẩu, bà Kiểm khẳng định, Trung Quốc vẫn là thị trường chính, chiếm 50% tổng sản lượng, 50% còn lại tiêu thụ trong nước. Ngoài thị trường Trung Quốc, vải Hải Dương vẫn đang được công ty Rồng Đỏ xúc tiến xuất khẩu sang thị trường Úc.

“Năm ngoái vải Hải Dương, ngoài thị trường Úc còn xuất khẩu đi Mỹ, châu Âu nhưng năm nay ở thị trường Mỹ quả vải Việt Nam phải cạnh tranh với quả vải của Trung Quốc, Thái Lan và Mexico nên chưa thấy doanh nghiệp nào thông báo sẽ xuất sang các thị trường này. Với thị trường Úc, từ đầu vụ tới nay công ty Rồng Đỏ đã xuất được hai chuyến, mỗi chuyến 1,2 tấn. Công ty cho biết vẫn đang xúc tiến xuất khẩu. Hy vọng vải chính vụ sẽ xuất được nhiều”, bà Kiểm cho biết thêm.

Theo ghi nhận tại TPHCM, quả vải thu hoạch sớm năm nay đã được bán tại các chợ, cửa hàng, trong các siêu thị, trên các xe đẩy dọc đường với mức giá dao động khoảng 36.000-70.000 đồng/kg

NỘI DUNG KHÁC

Bộ NN&PTNT sẽ quảng bá mạnh cá tra, thủy sản

7-6-2017

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) sẽ tổ chức hội chợ cá tra và sản phẩm thủy sản Việt Nam tại Hà Nội nhằm mục đích quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm cho thị trường phía Bắc nói riêng cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu, trong đó chú trọng đến thị trường Trung Quốc.

Để làm ăn hiệu quả với Trung Quốc

7-6-2017

Lâu nay, trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, nhất là trong buôn bán nông, thủy sản, Việt Nam luôn rơi vào thế bị động. Tại buổi tọa đàm “Làm thế nào kinh doanh hiệu quả với thị trường Trung Quốc?” diễn ra ở Cần Thơ cách đây chưa lâu, chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng, giảng viên Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, nguyên Giám đốc Công ty Cholimex, đã có những ý kiến trao đổi về vấn đề này.

Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 thành tâm điểm Diễn đàn Kinh tế thế giới

5-6-2017

CEO các tập đoàn toàn cầu đều cho rằng doanh nghiệp cần tỉnh táo trước sự phát triển của công nghệ, giúp lao động đảm bảo việc làm trước sự đe dọa của máy móc.

Ông Philipp Rosler: Start-up Việt phải sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp lần thứ 4

5-6-2017

Sau máy hơi nước, sản xuất lớn và tự động hóa, Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới cho rằng, sự hợp nhất giữa kỹ thuật số với các ngành sản xuất sẽ tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, mở ra cơ hội cho tất cả các nước.

Thứ trưởng Bộ Khoa học: 'Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động lao động phổ thông'

5-6-2017

Theo ông Trần Văn Tùng, người lao động sẽ có cơ hội học tập, nâng cao trình độ để thích nghi với trình độ công nghệ tiên tiến khi bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương tiếp cận cuộc cách mạng 4.0

5-6-2017

Khẳng định cách mạng 4.0 tác động mạnh mẽ tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, Thủ tướng chỉ đạo từ nay đến năm 2020 phải tập trung phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ... để tận dụng tối đa lợi thế.

Lao động rẻ không còn là lợi thế của Việt Nam trong Cách mạng công nghiệp 4.0

5-6-2017

Trước thách thức mất đi lợi thế truyền thống, các chuyên gia cho rằng Việt Nam càng cần phải nắm bắt sớm những cơ hội mới khi Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang ở giai đoạn khởi phát.

Phó thủ tướng: Cách mạng công nghiệp luôn tạo ra nhiều việc làm hơn

5-6-2017

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 sẽ mang lại nhiều cơ hội mới và lực lượng lao động cần thay đổi để thích nghi.

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH BẰNG ÔTÔ

20-4-2017

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH BẰNG ÔTÔ

Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp như “muối bỏ bể”

29-5-2017

Số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, thủy sản từ đầu năm đến nay có tăng lên, hiện đạt gần 5.000 doanh nghiệp, tuy nhiên con số này vẫn như “muối bỏ bể” so với số doanh nghiệp tại Việt Nam.

Hội thảo tham vấn: Các nguyên tắc tự nguyện về đầu tư có trách nhiệm liên quan đến đất trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam.

23-5-2017

Ngày 23/5 tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin PTNNNT tổ chức hội thảo tham vấn “Các nguyên tắc tự nguyện về đầu tư có trách nhiệm liên quan đến đất trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam” nhằm thu thập ý kiến của đại diện các doanh nghiệp nông nghiệp, các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức nghiên cứu, các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai và đầu tư có trách nhiệm nhằm hoàn thiện khung nguyên tắc tự nguyện về đầu tư vào đất có trách nhiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Sửa đổi quy định về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

20-3-2017

Miễn thuế đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, công nhận đất để sản xuất nông nghiệp, nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp (bao gồm cả nhận thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp); hộ gia đình, cá nhân là thành viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, nông trường viên, lâm trường viên đã nhận đất giao khoán ổn định của hợp tác xã, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh và hộ gia đình, cá nhân nhận đất giao khoán ổn định của công ty nông, lâm nghiệp để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật.