TIN TỨC-SỰ KIỆN

Lao động rẻ không còn là lợi thế của Việt Nam trong Cách mạng công nghiệp 4.0

Ngày đăng: 05 | 06 | 2017

Trước thách thức mất đi lợi thế truyền thống, các chuyên gia cho rằng Việt Nam càng cần phải nắm bắt sớm những cơ hội mới khi Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang ở giai đoạn khởi phát.

Tại Diễn đàn Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0) do Bộ Công Thương vừa chủ trì tổ chức, một trong những nội dung được nhiều diễn giả, chuyên gia quan tâm là cơ hội cũng như thách thức của Việt Nam trước vận hội mới là gì?

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là sự kết hợp giữa thành quả của 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước đó với thế giới kỹ thuật số, đang là xu thế lớn trên toàn cầu, tạo động lực phát triển khoa học, công nghệ.

TS Trần Đình Thiên  - Viện Kinh tế cho rằng, trước khi diễn ra cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam có lợi thế địa kinh tế và nguồn lao động trẻ, dồi dào, tham gia vào nhiều chuỗi giá trị toàn cầu ở khâu lắp ráp, trở thành công xưởng mới của nền kinh tế thế giới. Cùng với đó, thế giới cũng có sự dịch chuyển trung tâm trọng lực kinh tế toàn cầu từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam. 

Tuy nhiên, khi cách mạng công nghiệp 4.0 đổ bộ thì theo ông Thiên, những điều trên sẽ thay đổi, làm suy giảm lợi thế lao động giá rẻ, cũng như lợi thế địa kinh tế khi đưa công nghiệp chế tạo quay lại các nước phát triển để gần thị trường tiêu thụ và các trung tâm R&D. 

lao-dong-re-khong-con-la-loi-the-cua-viet-nam-trong-cach-mang-cong-nghiep-40

Lợi thế lao động giá rẻ của Việt Nam có thể sẽ suy giảm cùng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. 

“Bằng chứng là số liệu của Liên Hợp Quốc dự báo 75% lao động trên thế giới sẽ mất việc làm trong vài thập niên tới. Hon Hai (Foxconn) sử dụng 45.000 robot để thay thế toàn bộ lao động ‘thông thường’. Amazon trong mùa hè 2016 chỉ có 10.000 robot, hiện tại đã triển khai hơn 15.000 robot”, ông Thiên dẫn chứng. 

Chuyên gia này cũng cho biết, hiện ở Trung Quốc, ngành công nghiệp chế tạo robot đang phát triển "quá đà" và dư thừa năng lực sản xuất. Cụ thể quốc gia này có hơn 800 doanh nghiệp sản xuất robot, chế tạo 72.400 robot công nghiệp trong năm 2016, tăng 34,3% so 2015.

Với tình thế đó, theo ông Thiên, Việt Nam sẽ chịu áp lực tụt hậu nhưng vẫn phải hội nhập vào thế giới công nghệ cao và cạnh tranh trong đó. 

Thứ trưởng Bộ Công Thương - Hồ Thị Kim Thoa cũng cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội như công nghiệp, nông nghiệp, tài chính ngân hàng, lao động, việc làm, giao thông vận tải, dệt may, du lịch, y tế, giáo dục đào tạo, đến doanh nghiệp và các địa phương… Tuy nhiên, cuộc cách mạng này vẫn đang trong giai đoạn khởi phát nên sẽ là cơ hội quý báu mà Việt Nam phải nhanh chóng đón bắt để tranh thủ đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, nếu không định hướng được rõ ràng mục tiêu, cách thức tiếp cận và tham gia thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới giáo dục, phát triển khoa học và công nghệ phù hợp thì sức ép đặt ra cho Việt Nam bởi cuộc cách mạng này là rất lớn.

Tại diễn đàn, một trong những nội dung nhận được sự quan tâm lớn của các diễn giả là mô hình kinh tế chia sẻ đã đổ bộ vào Việt Nam từ vài năm nay như Uber, Grab, Airbnb, Triip.me, Travelmob, Grabr, Ahamove. Airbnb… 

Bà Lại Việt Anh - Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử & Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) cho rằng, hiện kinh tế chia sẻ chưa thực sự phát triển, mặc dù việc cho thuê những tài sản ít sử dụng đã và đang tồn tại. 

“Tuy nhiên, một khảo sát mới công bố của Công ty Nielsen cho thấy kinh tế chia sẻ có tiềm năng lớn để phát triển tại Việt Nam. Theo khảo sát, cứ 4 người Việt được hỏi thì có 3 người cho biết thích ý tưởng kinh doanh về mô hình này, chiếm 75%”, bà Việt Anh nói.  

Tuy nhiên, bà cũng cho rằng, kinh tế chia sẻ hiện cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các nhà quản lý chính sách tại Việt Nam, bao gồm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, đảm bảo hài hòa lợi ích đối với các mô hình kinh doanh dịch vụ truyền thống, quản lý giao dịch điện tử, quản lý chất lượng dịch vụ, sản phẩm, chống thất thoát thuế và một số vấn đề xã hội khác nảy sinh như lao động, việc làm và an sinh xã hội…

TS. Phạm Đình Thưởng - Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương) cũng cho rằng, để giải quyết những khó khăn này, rõ ràng các Chính phủ phải sử dụng công nghệ số (chính quyền số). Tuy nhiên, cũng theo ông, nếu như những thách thức trong hoạch định chính sách trước những tác động của một cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với các nước phát triển là một thì đối với những nước đang phát triển như Việt Nam sẽ là 10.  

Ngọc Tuyên

 

NỘI DUNG KHÁC

Phó thủ tướng: Cách mạng công nghiệp luôn tạo ra nhiều việc làm hơn

5-6-2017

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 sẽ mang lại nhiều cơ hội mới và lực lượng lao động cần thay đổi để thích nghi.

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH BẰNG ÔTÔ

20-4-2017

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH BẰNG ÔTÔ

Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp như “muối bỏ bể”

29-5-2017

Số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, thủy sản từ đầu năm đến nay có tăng lên, hiện đạt gần 5.000 doanh nghiệp, tuy nhiên con số này vẫn như “muối bỏ bể” so với số doanh nghiệp tại Việt Nam.

Hội thảo tham vấn: Các nguyên tắc tự nguyện về đầu tư có trách nhiệm liên quan đến đất trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam.

23-5-2017

Ngày 23/5 tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin PTNNNT tổ chức hội thảo tham vấn “Các nguyên tắc tự nguyện về đầu tư có trách nhiệm liên quan đến đất trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam” nhằm thu thập ý kiến của đại diện các doanh nghiệp nông nghiệp, các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức nghiên cứu, các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai và đầu tư có trách nhiệm nhằm hoàn thiện khung nguyên tắc tự nguyện về đầu tư vào đất có trách nhiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Sửa đổi quy định về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

20-3-2017

Miễn thuế đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, công nhận đất để sản xuất nông nghiệp, nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp (bao gồm cả nhận thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp); hộ gia đình, cá nhân là thành viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, nông trường viên, lâm trường viên đã nhận đất giao khoán ổn định của hợp tác xã, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh và hộ gia đình, cá nhân nhận đất giao khoán ổn định của công ty nông, lâm nghiệp để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật.

Thực hiện chính sách giảm nghèo đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số: Cần giải pháp linh hoạt

19-5-2017

Những năm qua, Đảng, Nhà nước và Chính phủ luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn.

2017 là năm giảm phí cho doanh nghiệp

21-5-2017

Song song với những kiến nghị, bức xúc của các doanh nghiệp, lãnh đạo các bộ, tỉnh, thành phố cũng chia sẻ những khó khăn và cùng nhau tìm cách giải quyết.

Thúc đẩy tích tụ đất đai, tạo điều kiện tái cơ cấu nông nghiệp

29-5-2017

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo trong thời gian tới cần thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai, tạo điều kiện để tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, bảo đảm sử dụng hiệu quả tài nguyên, tài sản đất đai.

Làm rõ tiêu chí nguồn vốn trong việc xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

25-5-2017

Chiều 23/5, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đa số các đại biểu Quốc hội bày tỏ thống nhất với quy định trong Dự thảo Luật về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm 3 yếu tố là lao động, nguồn vốn và doanh thu. Tuy nhiên, một số đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn khi cho rằng tiêu chí xác định là nguồn vốn còn chưa phù hợp với thực tế, do đó, có ý kiến đề nghị bỏ tiêu chí này khi xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nhiều mặt hàng nông sản còn dư địa xuất khẩu lớn

26-5-2017

Tại Hội thảo Triển vọng thị trường nông nghiệp Việt Nam 2017 do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn phối hợp với Vụ Kinh tế (Văn phòng Quốc hội) tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng, dư địa xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản còn khá lớn, vấn đề còn lại là nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh để xâm nhập vào những thị trường khó tính.

Nông nghiệp quý I tăng 2,03%

23-5-2017

Sáng 22/5, trình bày trước Quốc hội về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả phát triển kinh tế, xã hội năm 2016 và tình hình triển khai nhiệm vụ những tháng đầu năm 2017, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết, các ngành, lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế phục hồi tốt hơn cùng kỳ năm 2016.

Rau quả còn nhiều dư địa tăng tốc xuất khẩu: Vẫn phụ thuộc nhiều vào thanh long và thị trường Trung Quốc

26-5-2017

Ngành rau quả của Việt Nam đang phát triển nhanh, song còn phụ thuộc vào một số thị trường. Nhu cầu tiêu thụ rau quả tươi và chế biến trên thị trường thế giới dự báo sẽ tăng, là cơ hội tốt cho rau quả Việt Nam đi vào các thị trường khó tính. Đây là nhận định của nhiều chuyên gia tại hội thảo “Ngành hàng rau quả - xúc tiến đầu tư và xây dựng thương hiệu”, chiều 24/5.