TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông nghiệp quý I tăng 2,03%

Ngày đăng: 23 | 05 | 2017

Sáng 22/5, trình bày trước Quốc hội về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả phát triển kinh tế, xã hội năm 2016 và tình hình triển khai nhiệm vụ những tháng đầu năm 2017, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết, các ngành, lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế phục hồi tốt hơn cùng kỳ năm 2016.

Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, tổ chức nhiều hội nghị về phát triển nông nghiệp công nghệ cao; thu hút được nhiều dự án, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Tổ chức các hội nghị về lúa gạo và phát triển ngành tôm; chỉ đạo hỗ trợ, thúc đẩy tiêu thụ nông sản, trong đó nhiều cơ quan, tổ chức, người dân đã tích cực chia sẻ, chung tay hỗ trợ tiêu thụ dưa hấu, hành tím, thịt lợn...

Khu vực nông nghiệp tăng mạnh so với cùng kỳ, quý I tăng 2,03% (cùng kỳ giảm 1,31%); kim ngạch xuất khẩu nông sản 4 tháng đạt 10,76 tỷ USD, tăng 9,1%. Xuất khẩu gạo, thủy sản có xu hướng tốt, giá ổn định ở mức khá, có lợi cho người sản xuất. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; ban hành chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, các đề án cơ cấu lại ngành điện và đổi mới, hiện đại hóa ngành công nghiệp khai khoáng, cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 4 ước tăng 7,4%, cao hơn so với tháng 3 (5,5%) và quý I (4,1%). Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,6%. Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch; thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho công dân 40 nước, đến nay đã cấp gần 18 nghìn thị thực điện tử; khách quốc tế đến Việt Nam đạt 4,3 triệu lượt, tăng 30,3%.

Tuy nhiên, tăng trưởng GDP quý I đạt 5,1%, thấp hơn cùng kỳ (5,48%). Chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng tăng 5,1%, chủ yếu do lĩnh vực khai khoáng giảm 9,7%, trong đó dầu thô giảm đến 14,2%; ngành chế biến chế tạo, linh kiện điện tử tăng thấp hơn cùng kỳ. Việc phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư công chậm.

Thời gian tới, Chính phủ tập trung chỉ đạo các bộ ngành, địa phương thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng cao hơn trong các quý còn lại, quyết tâm phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng trưởng GDP cả năm 6,7% như Quốc hội đã đề ra

Đối với 12 dự án thất thoát, thua lỗ lớn, Phó Thủ tướng cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo do một Phó Thủ tướng làm Trưởng Ban, xác định, đánh giá, kiểm tra thực hiện. Đề ra nguyên tắc và xây dựng phương án xử lý đối với từng dự án cụ thể.

Theo báo cáo, tổng mức đầu tư ban đầu của 12 dự án là 43,6 nghìn tỷ đồng. Sau đó được phê duyệt điều chỉnh tăng lên 63,6 nghìn tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ ở hữu chiếm 22,56%, vốn vay chiếm 74,6%, còn lại 2,84% là từ các nguồn khác. Tổng tài sản của 12 dự án là 57,7 nghìn tỷ đồng; tổng nợ phải trả là 55 nghìn tỷ đồng. Tổng số vốn đã giải ngân của 3 dự án dở dang, đang bị dừng thị công là 8,6 nghìn tỷ đồng, trên tổng nguồn thanh toán dự kiến là 13 nghìn tỷ đồng.

Chính phủ khẳng định, đối với những dự án thất thoát, thua lỗ lớn, yêu cầu các bộ ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty liên quan thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

“Tập trung giải quyết các tồn đọng, vướng mắc, có giải pháp phù hợp xử lý về tài chính theo nguyên tắc thị trường và chia sẻ rủi ro đối với từng dự án, không sử dụng nguồn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước; tạo thuận lợi để chuyển nhượng cho các đối tác bên ngoài", Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh.

Theo Phó Thủ tướng, đối với các dự án phục hồi được, phải đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường quản trị doanh nghiệp và thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí để giảm lỗ và tiến tới có lãi. Đồng thời có cơ chế chính sách phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Xác định và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân liên quan.

Về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, Phó Thủ tướng cho hay, việc thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 đã đạt được kết quả bước đầu, giữ vững an toàn hệ thống.

Trong giai đoạn 2012 - 2016, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được trên 610 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó chủ yếu là do các tổ chức tín dụng tự xử lý (chiếm trên 56%), còn lại là bán nợ (bao gồm bán cho VAMC và tổ chức, cá nhân khác) chiếm gần 44%. Tính đến 31/3/2017, tổng nợ xấu nội bảng hệ thống các tổ chức tín dụng trên 160 nghìn tỷ đồng, tương đương 2,56% tổng dư nợ tín dụng.

Do đó, căn cứ Nghị quyết về xử lý nợ xấu được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này, Chính phủ sẽ chỉ đạo tập trung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách hỗ trợ cơ cấu lại các tổ chức tín dụng; hoàn thiện các phương án xử lý đối với các tổ chức tín dụng yếu kém theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Năm 2017 có ý nghĩa rất quan trọng; kết quả thực hiện nhiệm vụ năm nay mang tính quyết định đến sự thành công của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020. Phát huy truyền thống tốt đẹp, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết nhất trí, chung sức, đồng lòng, ra sức thi đua, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, tạo tiền đề vững chắc cho những năm tiếp theo”.

Theo Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

Rau quả còn nhiều dư địa tăng tốc xuất khẩu: Vẫn phụ thuộc nhiều vào thanh long và thị trường Trung Quốc

26-5-2017

Ngành rau quả của Việt Nam đang phát triển nhanh, song còn phụ thuộc vào một số thị trường. Nhu cầu tiêu thụ rau quả tươi và chế biến trên thị trường thế giới dự báo sẽ tăng, là cơ hội tốt cho rau quả Việt Nam đi vào các thị trường khó tính. Đây là nhận định của nhiều chuyên gia tại hội thảo “Ngành hàng rau quả - xúc tiến đầu tư và xây dựng thương hiệu”, chiều 24/5.

Xuất khẩu tăng nhưng sản xuất giảm: Ngày càng gia tăng nhập khẩu nông sản nguyên liệu

26-5-2017

Ngày 24/5/2017, Viện Chính sách chiến lược nông nghiệp nông thôn (Ipsard) phối hợp với Vụ Kinh tế của Văn phòng Quốc hội tổ chức chuỗi hội thảo thường niên: Triển vọng thị trường ngành nông nghiệp năm 2017. Cùng với phiên chung, tại đây diễn ra nhiều phiên chuyên đề về riêng cho những ngành hàng nông sản: lúa gạo, thủy sản, rau quả.

Nông nghiệp đang có xu hướng tăng trưởng tốt hơn

26-5-2017

Mục tiêu năm 2017 ngành Nông nghiệp phải đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng đã đề xuất với Chính phủ là 2,5-3%, xuất khẩu có thể tiếp tục duy trì từ 33-35 tỷ USD, đặc biệt phải thu hút doanh nghiệp, xây dựng được chuỗi giá trị, tăng quy mô sản xuất để đưa nông nghiệp Việt Nam lên một đẳng cấp mới.

Định vị lại thị trường nông sản

25-5-2017

Ngoài mục đích cung cấp thông tin, đưa ra dự báo về thị trường nông sản 2 - 3 năm tới, Hội thảo “Triển vọng nông nghiệp 2017” do Viện Chính sách chiến lược phát triển NNNT (IPSARD) tổ chức ngày 24/5 có thêm chủ đề mới: Định vị lại nền nông nghiệp trên thị trường nông nghiệp toàn cầu.

Sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp 4 tháng đầu năm: Tăng trưởng nhưng bấp bênh

12-5-2017

Tuy xuất khẩu nông sản 4 tháng đầu năm đạt kim ngạch 10,8 tỷ USD, nhưng theo đánh giá của Bộ Công Thương, nhiều mặt hàng thuộc nhóm nông, thủy sản vẫn bấp bênh do biến động cả về giá và lượng.

Xây dựng thương hiệu nông sản: Giải pháp nâng sức cạnh tranh và tăng giá trị

16-5-2017

Việt Nam có nhiều loại nông sản đặc trưng của các vùng miền, tuy nhiên, do chưa xây dựng được thương hiệu nên nhiều sản phẩm chưa được người tiêu dùng biết đến, hoặc phải xuất khẩu dưới dạng thô và thông qua các thương hiệu nước ngoài, thậm chí nhiều nhãn hiệu đã bị “cướp tay trên”. Vì vậy, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực đang là một đòi hỏi tất yếu.

VPBank được chọn là ngân hàng nhận ủy thác cho vay doanh nghiệp nhỏ

12-5-2017

Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEDF), Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ký kết thỏa thuận khung ngày 5/5 về ủy thác cho vay nhằm mở thêm kênh tiếp cận mới cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ.

Cách mạng 4.0 và bài toán lao động

11-5-2017

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, giúp tăng năng suất lao động, tạo ra việc làm mới, cải tiến sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh… Tuy nhiên, cuộc cách mạng này cũng đặt ra bài toán lớn đối với thị trường lao động tại các nước, trong đó có Việt Nam, vì nó sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu công việc trong thời gian sắp tới.

Bộ NN&PTNN muốn Grow Asia giúp tái cơ cấu nông nghiệp

12-5-2017

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường đã đề nghị Grow Asia đồng hành cùng bộ để giúp đạt các mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

Xuất khẩu thực phẩm vào Hoa Kỳ sẽ khó hơn

8-5-2017

Từ tháng 6/2017, muốn XK vào thị trường Hoa Kỳ, các DN XK hàng hoá thực phẩm sẽ phải đạt chuẩn theo Đạo luật mới FSMA (Hiện đại hóa an toàn thực phẩm).

Nông dân và doanh nghiệp cần đi “cùng thuyền” trong xuất khẩu gạo

11-5-2017

ĐBSCL là vựa lúa gạo chủ yếu của cả nước và cả khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu lúa gạo của vùng này trong nhiều năm nay vẫn còn nhiều bất ổn.

Tìm đường xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc

9-5-2017

Trung Quốc đang dần trở thành thị trường đứng đầu về nhập khẩu cho nhiều mặt hàng của Việt Nam.