TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông nghiệp đang có xu hướng tăng trưởng tốt hơn

Ngày đăng: 26 | 05 | 2017

Mục tiêu năm 2017 ngành Nông nghiệp phải đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng đã đề xuất với Chính phủ là 2,5-3%, xuất khẩu có thể tiếp tục duy trì từ 33-35 tỷ USD, đặc biệt phải thu hút doanh nghiệp, xây dựng được chuỗi giá trị, tăng quy mô sản xuất để đưa nông nghiệp Việt Nam lên một đẳng cấp mới.

TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn

Nhận định này được TS.Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) đưa ra khi trao đổi với PV TBTCVN tại Hội nghị Triển vọng ngành Nông nghiệp Việt Nam 2017 với 3 chủ đề chính: Lúa gạo, Thủy sản và Rau quả, do IPSARD tổ chức ngày 24/5/2017. 

PV: Ông đánh giá như thế nào về sự tăng trưởng của ngành Nông nghiệp Việt Nam hiện nay?

TS.Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Theo số liệu thống kê mới nhất, tăng trưởng của ngành Nông nghiệp trong quý I năm 2017 đạt mức 2,43%. Đây là một trong những mức kỷ lục so với các quý cùng kỳ từ năm 2011 đến nay. Với đà tăng trưởng này, cùng với xu hướng nguồn cung dồi dào trong sản xuất và xu hướng thị trường phát triển, năm nay ngành Nông nghiệp có thể đạt mục tiêu tăng trưởng đã đề ra trước Quốc hội và Chính phủ là từ 2,5%-3%.

Cùng với đó, hiện tại ngành Nông nghiệp cũng đã dần chuyển đổi được cấu trúc sản xuất và thích nghi với những bất thường về thiên tai; tăng trưởng khớp với sản xuất và nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời theo dự báo của các chuyên gia, thời gian tới nguồn cung trên toàn cầu và nhu cầu trên thế giới vẫn ổn định, điều này dẫn đến xu hướng giá sản phẩm nông nghiệp có thể ổn định hoặc suy giảm nhẹ chứ không tăng mạnh, đặc biệt đối với mặt hàng truyền thống như sản phẩm lương thực, sản phẩm thô và thậm chí sản phẩm có giá trị cao như chăn nuôi và thủy sản…

Điều đó có ngụ ý cho câu chuyện phát triển thị trường, hoạch định về cơ cấu sản xuất mà chúng ta phải lưu ý. Đó là cơ cấu sản xuất, những nhóm sản phẩm tiềm năng như trái cây, cây công nghiệp có tiềm năng sẽ có xu hướng tăng trở lại trong thời gian tới hoặc những sản phẩm qua chế biến.

PV: Ông có dự đoán gì về thị trường ngành Nông nghiệp 6 tháng cuối năm?

TS.Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Với sự vào cuộc của các cấp ngành, đặc biệt sự vào cuộc của các DN trong thời gian qua, ngành Nông nghiệp Việt Nam sẽ đi theo hướng bài bản hơn từ sản xuất, đảm bảo chất lượng, kết nối thị trường… và có những ngành trong năm nay có thể có xu hướng tăng trưởng tốt hơn như ngành trái cây, thủy sản, lúa gạo. Đây là những ngành còn nhiều tiềm năng, dư địa và có nhiều thị trường để có thể hấp thu lượng cung đưa ra.

PV: Vì sao ngành Nông nghiệp lựa chọn 3 ngành hàng lúa gạo, thủy sản, trái cây là ngành hàng chủ lực, triển vọng trong năm nay, thưa ông?

TS.Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Năm nay, chúng tôi chủ trương chọn một ngành có vai trò quan trọng của nền Nông nghiệp Việt Nam là ngành gạo làm ngành hàng quan trọng để phát triển, bởi ngành hàng hàng này liên quan đến phần lớn những người nông dân Việt Nam. Bên cạnh đó, ngành gạo vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông lâm ngư nghiệp nói chung. Hiện ngành gạo đang có những bước chuyển rất mạnh và chúng tôi rất muốn đưa ra để bàn bạc, thảo luận các giải pháp để đưa ngành gạo Việt Nam lên đẳng cấp mới.

Song song đó, chúng tôi chọn ngành có tiềm năng tăng trưởng rất mạnh về thị trường và khả năng cung ứng lớn của Việt Nam là trái cây và thủy sản. Ngành thủy sản đã có từ lâu nhưng trái cây là ngành mới nổi, phải bàn bạc, đưa ra giải pháp cụ thể để định vị những ngành hàng có lợi thế của Việt Nam trên thị trường thế giới.

PV: Một trong những định hướng của ngành Nông nghiệp là thu hút DN tham gia mạnh mẽ hơn, đặc biệt là DN đầu tư nước ngoài (FDI). Vậy đến thời điểm này chúng ta đã có những chính sách và kết quả gì, thưa ông?

TS.Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Theo số liệu mới nhất thì DN đầu tư vào ngành Nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng. Cuối năm 2016 có khoảng 4.300 DN, so với cuối năm 2015 đã tăng khoảng 400 DN; trong 4 tháng đầu năm 2017 có 588 DN mới tham gia đầu tư vào nông nghiệp.  Điều này chứng tỏ những chủ trương chính sách của Chính phủ đã bắt đầu đi vào thực tiễn. Phía DN cũng bắt đầu thấy có những động lực, cơ hội, lợi ích khi tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó thời gian qua, Nhà nước đã có một loạt chính sách thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp như Nghị định 210/2013/NĐ-CP khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, tạo cơ hội cho DN tiếp cận vốn tín dụng và nguồn hỗ trợ của Nhà nước. 

Cùng với đó, gói tín dụng hỗ trợ cho DN đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao và bắt đầu đang trong quá trình triển khai. Các thông tư, quy định hướng dẫn về công nghệ cao và quy định của Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ DN công nghệ cao đã có văn bản cụ thể và bắt đầu áp dụng vào thực tiễn.

Đồng thời, Chính phủ cũng đã chỉ đạo chiến lược bài bản để thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp nông thôn trong thời gian tới, bao gồm DN FDI và DN trong nước, DN khởi nghiệp trong nội bộ ngành nông nghiệp để thổi bùng lên làn sóng đầu tư mới, biến họ không chỉ từ DN đơn lẻ mà thành lực lượng DN đầu tư vào nông nghiệp theo chuỗi giá trị gắn với thị trường trong nước, thế giới và ưu tiên gắn với hệ thống quản lý nhà nước và các hệ thống dịch vụ công…

PV: Thưa ông, thời gian qua có rất nhiều ngành hàng cần giải cứu. Vậy những định hướng của ngành Nông nghiệp Việt Nam đã thực sự ổn định chưa?

TS.Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Định hướng thị trường là việc làm thường xuyên của ngành Nông nghiệp và có những ngành hàng đã từng được cảnh báo nhưng để biến thành hành động rất cần thời gian. Nhiều học giả hôm nay cũng cho rằng, vấn đề căn bản không phải là giải cứu mà căn bản là kéo được DN đầu tư vào chuỗi giá trị cụ thể thì chúng ta sẽ tránh được những cú giải cứu đó.

PV: Xin cảm ơn ông!

Theo Thời báo Tài chính

NỘI DUNG KHÁC

Định vị lại thị trường nông sản

25-5-2017

Ngoài mục đích cung cấp thông tin, đưa ra dự báo về thị trường nông sản 2 - 3 năm tới, Hội thảo “Triển vọng nông nghiệp 2017” do Viện Chính sách chiến lược phát triển NNNT (IPSARD) tổ chức ngày 24/5 có thêm chủ đề mới: Định vị lại nền nông nghiệp trên thị trường nông nghiệp toàn cầu.

Sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp 4 tháng đầu năm: Tăng trưởng nhưng bấp bênh

12-5-2017

Tuy xuất khẩu nông sản 4 tháng đầu năm đạt kim ngạch 10,8 tỷ USD, nhưng theo đánh giá của Bộ Công Thương, nhiều mặt hàng thuộc nhóm nông, thủy sản vẫn bấp bênh do biến động cả về giá và lượng.

Xây dựng thương hiệu nông sản: Giải pháp nâng sức cạnh tranh và tăng giá trị

16-5-2017

Việt Nam có nhiều loại nông sản đặc trưng của các vùng miền, tuy nhiên, do chưa xây dựng được thương hiệu nên nhiều sản phẩm chưa được người tiêu dùng biết đến, hoặc phải xuất khẩu dưới dạng thô và thông qua các thương hiệu nước ngoài, thậm chí nhiều nhãn hiệu đã bị “cướp tay trên”. Vì vậy, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực đang là một đòi hỏi tất yếu.

VPBank được chọn là ngân hàng nhận ủy thác cho vay doanh nghiệp nhỏ

12-5-2017

Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEDF), Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ký kết thỏa thuận khung ngày 5/5 về ủy thác cho vay nhằm mở thêm kênh tiếp cận mới cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ.

Cách mạng 4.0 và bài toán lao động

11-5-2017

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, giúp tăng năng suất lao động, tạo ra việc làm mới, cải tiến sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh… Tuy nhiên, cuộc cách mạng này cũng đặt ra bài toán lớn đối với thị trường lao động tại các nước, trong đó có Việt Nam, vì nó sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu công việc trong thời gian sắp tới.

Bộ NN&PTNN muốn Grow Asia giúp tái cơ cấu nông nghiệp

12-5-2017

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường đã đề nghị Grow Asia đồng hành cùng bộ để giúp đạt các mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

Xuất khẩu thực phẩm vào Hoa Kỳ sẽ khó hơn

8-5-2017

Từ tháng 6/2017, muốn XK vào thị trường Hoa Kỳ, các DN XK hàng hoá thực phẩm sẽ phải đạt chuẩn theo Đạo luật mới FSMA (Hiện đại hóa an toàn thực phẩm).

Nông dân và doanh nghiệp cần đi “cùng thuyền” trong xuất khẩu gạo

11-5-2017

ĐBSCL là vựa lúa gạo chủ yếu của cả nước và cả khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu lúa gạo của vùng này trong nhiều năm nay vẫn còn nhiều bất ổn.

Tìm đường xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc

9-5-2017

Trung Quốc đang dần trở thành thị trường đứng đầu về nhập khẩu cho nhiều mặt hàng của Việt Nam.

Tạo thuận lợi nhất để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

29-4-2017

Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp về Dự thảo Nghị định chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Thay đổi cách tiếp cận khi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

19-4-2017

“Không chỉ thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn mà phải phát triển DN trong khu vực nông nghiệp, nông thôn”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đặt vấn đề này trong cuộc họp bàn về dự thảo Nghị định của Chính phủ liên quan đến chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Ứng dụng công nghệ sau thu hoạch: Lối ra cho nông sản Việt

18-4-2017

Ứng dụng công nghệ sau thu hoạch ở nước ta còn yếu dẫn đến tình trạng nông sản “được mùa - mất giá” cứ lặp đi lặp lại.