TIN TỨC-SỰ KIỆN

Định vị lại thị trường nông sản

Ngày đăng: 25 | 05 | 2017

Ngoài mục đích cung cấp thông tin, đưa ra dự báo về thị trường nông sản 2 - 3 năm tới, Hội thảo “Triển vọng nông nghiệp 2017” do Viện Chính sách chiến lược phát triển NNNT (IPSARD) tổ chức ngày 24/5 có thêm chủ đề mới: Định vị lại nền nông nghiệp trên thị trường nông nghiệp toàn cầu.

Trung Quốc vẫn là thị trường chủ lực

Trong bối cảnh một loạt mặt hàng nông sản xin “giải cứu”, hội thảo trên bàn thảo nhiều vấn đề nóng của thị trường. TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng IPSARD cho hay, ngoài mục đích cung cấp thông tin, đưa ra dự báo về thị trường nông sản 2 - 3 năm tới, Hội thảo Triển vọng nông nghiệp năm nay có thêm chủ đề mới: Định vị lại nền nông nghiệp trên thị trường nông nghiệp toàn cầu.

Dẫn lại một số cuộc giải cứu gần đây, ông Tuấn cho rằng, nông nghiệp Việt Nam có năng lực về cung khá tốt.  Mỗi khi có thay đổi nhu cầu thị trường, nhất là khi thị trường XK có dấu hiệu hút hàng thì nguồn cung trong nước bật lên rất nhanh. Từ thực tế này đặt ra nhiệm vụ cho các cơ quan nghiên cứu, hoạch định chính sách là phải đưa ra những thông tin chuẩn xác để khơi thông và đáp ứng nhu cầu thị trường. 

TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng IPSARD phát biểu khai mạc Hội nghị

Dù thời gian qua, ngành nông nghiệp đã nỗ lực tái cơ cấu ngành, khơi thông thị trường, cơ cấu lại sản phẩm nông nghiệp và tổ chức lại SX để đáp ứng nhu cầu thị trường; đồng thời hướng nông dân đến cách làm ăn chuyên nghiệp, bài bản hơn, lôi kéo DN tham gia chuỗi giá trị trong nước và toàn cầu, song ngành nông nghiệp có nhiều lúc thăng, lúc trầm.

Về dự báo thị trường nông sản quốc tế, IPSARD nhận định năm 2017 tiêu dùng nông sản toàn cầu tiếp tục mở rộng và phát triển theo hướng hàng hóa có giá trị cao hơn; Tăng trưởng tiêu dùng sẽ chậm lại. Đáng chú ý là, các nước Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực châu Phi sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Tuy nhiên, rất có thể giá nông sản thực tế có xu hướng giảm nhẹ trong dài hạn…

Với bối cảnh thị trường như vậy, TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho rằng, ngành nông nghiệp Việt Nam cần xác định lại động lực chính thúc đẩy đà tăng trưởng thông qua các giải pháp: Tăng năng suất, chất lượng; xác định vị thế của từng ngành hàng nông sản Việt Nam trên thị trường toàn cầu để ưu tiên nguồn lực phát triển; xác định lại cơ cấu thị trường cho từng ngành hàng nông sản.

Cũng theo nhận định của IPSARD, trong vài năm gần đây ngành rau quả nổi lên là ngôi sao sáng, giàu tiềm năng khi thành tích XK liên tục tăng mạnh qua từng năm, đặc biệt là các nhà XK Việt Nam đã mở cửa thành công một số thị trường phát triển, giá cao, qua đó tăng cơ hội đa dạng hóa và giảm thiểu rủi ro thị trường.

Ông Lê Văn Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế (Văn phòng Quốc hội) cho biết: “Kim ngạch XK ngành rau quả năm 2016 đạt 2,46 tỷ USD, tăng 33,6% so với năm 2015. Đây là mặt hàng tăng trưởng nổi bật  trong nhóm ngành nông sản và cũng là mặt hàng mà Việt Nam gặt hái được nhiều thành công trong công tác mở rộng thị trường”.

Tuy vậy, ngành rau quả Việt Nam vẫn còn phân tán, chưa được tổ chức hiệu quả và còn non nớt trên các thị trường quốc tế. “Bên cạnh rau quả, hai ngành hàng chủ lực của Việt Nam là lúa gạo và thủy sản đang bị cạnh tranh gay gắt, đặt ra các thách thức cho Việt Nam trong cả ngắn và dài hạn, đòi hỏi hai ngành này cần xác định lại thị trường, nâng cao năng lực quản lý chuỗi giá trị và xây dựng thương hiệu”, ông Bình nhận định.  

“Tư duy lại cách phát triển nông nghiệp”

Theo TS Nguyễn Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, lâu nay, chỉ có nông dân và Nhà nước lọ mọ với nông nghiệp, tình trạng “giải cứu” liên tục xảy ra. Thế nhưng, hiện nhiều DN đã bắt đầu quan tâm đầu tư vào DN, đây chính là lực lượng “giải cứu” nông sản. Do đó, cần phải đẩy mạnh mối quan hệ DN - nông dân”.

“Cần tư duy lại cách phát triển nông nghiệp - nông thôn Việt Nam, không chỉ với lúa gạo mà với tất cả các sản phẩm khác: không chạy theo sản lượng và chỉ dựa vào “cặp” nhà nước - nông dân nữa. Phải nhìn nhận vấn đề thu hút DN vào nông nghiệp như thế nào, giải quyết vấn đề sở hữu đất đai, tích tụ, tập trung ruộng đất ra sao...”, ông Thiên nói.

Theo dự báo của IPSARD, năm 2017, ngành nông nghiệp Việt Nam tiếp tục đứng trước những khó khăn thách thức được dự báo vẫn chưa giảm hơn so với năm 2016.

Về phía cầu, XK nông sản phải đối mặt với các rào cản thương mại ngày càng phức tạp và khắt khe, cạnh tranh gay gắt với các nước đang đẩy mạnh SX và XK nông sản trên các thị trường, giá cả nhiều mặt hàng nông sản vẫn chưa phục hồi, trong khi các thị trường phát triển dần bão hòa và tăng bảo hộ.

Về phía cung, tình trạng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường biển được dự báo tiếp tục ảnh hưởng tới SX nông nghiệp. Đồng thời, năng lực SX dư thừa của một số ngành hàng như chăn nuôi khiến những ngành này gặp nhiều rủi ro từ thị trường XK.   

Về dự báo thị trường quốc tế, TS Sergio René Araujo - Ensciso (FAO) cho rằng, năm  2017 và các năm tới đưa ra 6 xu hướng: Thứ nhất, tiêu dùng nông sản toàn cầu tiếp tục mở rộng và phát triển theo hướng hàng hóa có giá trị cao hơn. Thứ hai, tăng trưởng tiêu dùng sẽ chậm lại so với thập kỷ trước. Thứ ba, Trung Quốc, Ấn Độ và châu Phi thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Thứ tư, giá nông sản thực tế có xu hướng giảm nhẹ trong dài hạn. Thứ năm, tăng trưởng năng suất sẽ là động lực chính cho SX cây lương thực và thức ăn chăn nuôi. Thứ sáu, tăng trưởng đa dạng theo hướng phát triển chăn nuôi và thủy sản.

Trong bối cảnh đó, các chuyên gia khuyến cáo, ngành nông nghiệp Việt Nam cần xác định lại động lực chính thúc đẩy ngành nông nghiệp đi lên: tăng năng suất, chất lượng và xác định cơ cấu thị trường cho từng ngành hàng để từng bước xác định vị thế của từng ngành hàng nông sản Việt Nam trên thị trường toàn cầu và ưu tiên nguồn lực phát triển.

Ông Lê Văn Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Văn phòng Quốc hội nhìn nhận các hiệp định thương mại (FTA) sẽ giúp Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng thị trường XK nông sản nhưng cũng phải đối mặt với những khó khăn cao hơn về rào cản kỹ thuật, sự cạnh tranh gay gắt của nông sản các nước…

Về triển vọng thị trường nông sản, ông Bình cho rằng thời gian tới, giá nông sản sẽ tương đối ổn định, không có cú sốc nào về giá. Do đó, Việt Nam nên tập trung vào nâng cao chất lượng, chế biến theo chiều sâu, chú trọng phát triển thị trường tiềm năng là rau quả…

Theo Nông nghiệp Việt Nam

NỘI DUNG KHÁC

Sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp 4 tháng đầu năm: Tăng trưởng nhưng bấp bênh

12-5-2017

Tuy xuất khẩu nông sản 4 tháng đầu năm đạt kim ngạch 10,8 tỷ USD, nhưng theo đánh giá của Bộ Công Thương, nhiều mặt hàng thuộc nhóm nông, thủy sản vẫn bấp bênh do biến động cả về giá và lượng.

Xây dựng thương hiệu nông sản: Giải pháp nâng sức cạnh tranh và tăng giá trị

16-5-2017

Việt Nam có nhiều loại nông sản đặc trưng của các vùng miền, tuy nhiên, do chưa xây dựng được thương hiệu nên nhiều sản phẩm chưa được người tiêu dùng biết đến, hoặc phải xuất khẩu dưới dạng thô và thông qua các thương hiệu nước ngoài, thậm chí nhiều nhãn hiệu đã bị “cướp tay trên”. Vì vậy, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực đang là một đòi hỏi tất yếu.

VPBank được chọn là ngân hàng nhận ủy thác cho vay doanh nghiệp nhỏ

12-5-2017

Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEDF), Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ký kết thỏa thuận khung ngày 5/5 về ủy thác cho vay nhằm mở thêm kênh tiếp cận mới cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ.

Cách mạng 4.0 và bài toán lao động

11-5-2017

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, giúp tăng năng suất lao động, tạo ra việc làm mới, cải tiến sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh… Tuy nhiên, cuộc cách mạng này cũng đặt ra bài toán lớn đối với thị trường lao động tại các nước, trong đó có Việt Nam, vì nó sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu công việc trong thời gian sắp tới.

Bộ NN&PTNN muốn Grow Asia giúp tái cơ cấu nông nghiệp

12-5-2017

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường đã đề nghị Grow Asia đồng hành cùng bộ để giúp đạt các mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

Xuất khẩu thực phẩm vào Hoa Kỳ sẽ khó hơn

8-5-2017

Từ tháng 6/2017, muốn XK vào thị trường Hoa Kỳ, các DN XK hàng hoá thực phẩm sẽ phải đạt chuẩn theo Đạo luật mới FSMA (Hiện đại hóa an toàn thực phẩm).

Nông dân và doanh nghiệp cần đi “cùng thuyền” trong xuất khẩu gạo

11-5-2017

ĐBSCL là vựa lúa gạo chủ yếu của cả nước và cả khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu lúa gạo của vùng này trong nhiều năm nay vẫn còn nhiều bất ổn.

Tìm đường xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc

9-5-2017

Trung Quốc đang dần trở thành thị trường đứng đầu về nhập khẩu cho nhiều mặt hàng của Việt Nam.

Tạo thuận lợi nhất để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

29-4-2017

Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp về Dự thảo Nghị định chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Thay đổi cách tiếp cận khi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

19-4-2017

“Không chỉ thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn mà phải phát triển DN trong khu vực nông nghiệp, nông thôn”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đặt vấn đề này trong cuộc họp bàn về dự thảo Nghị định của Chính phủ liên quan đến chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Ứng dụng công nghệ sau thu hoạch: Lối ra cho nông sản Việt

18-4-2017

Ứng dụng công nghệ sau thu hoạch ở nước ta còn yếu dẫn đến tình trạng nông sản “được mùa - mất giá” cứ lặp đi lặp lại.

Hoàn tất bộ tiêu chí cho vay nông nghiệp công nghệ cao

28-3-2017

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa ban hành bộ tiêu chí về cho vay nông nghiệp công nghệ cao. Đây là cơ sở để các ngân hàng rót vốn vào các dự án nông nghiệp công nghệ cao.