TIN TỨC-SỰ KIỆN

Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp như “muối bỏ bể”

Ngày đăng: 29 | 05 | 2017

Số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, thủy sản từ đầu năm đến nay có tăng lên, hiện đạt gần 5.000 doanh nghiệp, tuy nhiên con số này vẫn như “muối bỏ bể” so với số doanh nghiệp tại Việt Nam.

Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường thăm vùng nguyên liệu của Công ty CP Thực phẩm và xuất khẩu Đồng Giao

Ngày 24/5, tại hội thảo về triển vọng thị trường ngành nông nghiệp năm 2017, TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển triển NNNT- Ipsard (Bộ NN&PTNT) cho biết, số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp có xu hướng tăng.

Tính đến hết năm 2016, cả nước có trên 4.300 doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng 400 doanh nghiệp so với cuối năm 2015. Chỉ riêng 4 tháng đầu năm 2017, có thêm 588 doanh nghiệp mới tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.

“Số lượng doanh nghiệp tăng lên, chứng tỏ với những chính sách mới, các doanh nghiệp nhìn thấy động lực, cơ hội khi đầu tư vào nông nghiệp”- ông Tuấn nói.

Tuy nhiên, theo Viện trưởng Ipsard, cùng với khoảng 6.000 doanh nghiệp liên quan đến cung cấp đầu vào, ra cho nông nghiệp, hiện số doanh nghiệp liên quan đến các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản mới chỉ lên con số khoảng 10.000. “Con số này, so với khoảng 600.000 tổng số doanh nghiệp cả nước, chẳng khác gì muối bỏ bể”- ông Tuấn nói.

Ông Tuấn cho rằng, nhằm thu hút nhiều hơn số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực vốn nhiều rủi ro như nông nghiệp, các chính sách cần tiếp tạo ra các cú hích. Trong đó, ít nhất đảm bảo môi trường kinh doanh, tiếp cận đất đai, vốn, thông tin… ít nhất bằng các doanh nghiệp bên ngoài, cũng như các doanh nghiệp FDI.

Theo TS Nguyễn Trung Kiên, Trưởng bộ môn nghiên cứu thị trường và ngành hàng của Ipsard, năm 2005, mức đầu tư chiếm hơn 7% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, nhưng đến năm 2015 mức đầu tư cho lĩnh vực này chỉ còn chưa đến 6%.

Sự kém hấp dẫn của lĩnh vực nông nghiệp còn thể hiện ở chỗ, năm 2016, tỷ trọng FDI dành cho nông lâm thuỷ sản vẫn rất nhỏ bé, chỉ chiếm 0,41% trong cơ cấu các ngành kinh tế.

Về dự báo triển vọng thị trường năm 2017, các chuyên gia cho rằng , Việt Nam tiếp tục có các triển vọng tích cực. Trong quý I/2017, xuất khẩu cà phê đã tăng tới 27% về giá trị; thuỷ sản cũng tăng 3%; cao su tăng 6% về lượng và tăng tới 90% về giá trị; rau quả cũng tăng tới 23%....Nếu có lo ngại về thị trường xuất khẩu nông sản thì chủ yếu nằm ở lĩnh vực lúa gạo.

Theo các chuyên gia, hiện tồn kho gạo thế giới nói chung và các nước xuất nhập khẩu gạo lớn còn cao, điều này duy trì giá gạo đi ngang chứ rất khó tăng đột biến.

Trong khi đó, gạo Việt Nam đang phải cạnh tranh khốc liệt với gạo Ấn Độ, Thái Lan và chiến lược đa dạng hoá nguồn cung của Trung Quốc, Philippines.

Khuynh hướng suy giảm tiếp diễn cả về lượng lẫn giá trị xuất khẩu gạo trong quý I/2017 đang báo hiệu một năm khó khăn nữa với xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Theo Tiền phong

NỘI DUNG KHÁC

Hội thảo tham vấn: Các nguyên tắc tự nguyện về đầu tư có trách nhiệm liên quan đến đất trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam.

23-5-2017

Ngày 23/5 tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin PTNNNT tổ chức hội thảo tham vấn “Các nguyên tắc tự nguyện về đầu tư có trách nhiệm liên quan đến đất trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam” nhằm thu thập ý kiến của đại diện các doanh nghiệp nông nghiệp, các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức nghiên cứu, các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai và đầu tư có trách nhiệm nhằm hoàn thiện khung nguyên tắc tự nguyện về đầu tư vào đất có trách nhiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Sửa đổi quy định về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

20-3-2017

Miễn thuế đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, công nhận đất để sản xuất nông nghiệp, nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp (bao gồm cả nhận thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp); hộ gia đình, cá nhân là thành viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, nông trường viên, lâm trường viên đã nhận đất giao khoán ổn định của hợp tác xã, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh và hộ gia đình, cá nhân nhận đất giao khoán ổn định của công ty nông, lâm nghiệp để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật.

Thực hiện chính sách giảm nghèo đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số: Cần giải pháp linh hoạt

19-5-2017

Những năm qua, Đảng, Nhà nước và Chính phủ luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn.

2017 là năm giảm phí cho doanh nghiệp

21-5-2017

Song song với những kiến nghị, bức xúc của các doanh nghiệp, lãnh đạo các bộ, tỉnh, thành phố cũng chia sẻ những khó khăn và cùng nhau tìm cách giải quyết.

Thúc đẩy tích tụ đất đai, tạo điều kiện tái cơ cấu nông nghiệp

29-5-2017

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo trong thời gian tới cần thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai, tạo điều kiện để tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, bảo đảm sử dụng hiệu quả tài nguyên, tài sản đất đai.

Làm rõ tiêu chí nguồn vốn trong việc xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

25-5-2017

Chiều 23/5, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đa số các đại biểu Quốc hội bày tỏ thống nhất với quy định trong Dự thảo Luật về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm 3 yếu tố là lao động, nguồn vốn và doanh thu. Tuy nhiên, một số đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn khi cho rằng tiêu chí xác định là nguồn vốn còn chưa phù hợp với thực tế, do đó, có ý kiến đề nghị bỏ tiêu chí này khi xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nhiều mặt hàng nông sản còn dư địa xuất khẩu lớn

26-5-2017

Tại Hội thảo Triển vọng thị trường nông nghiệp Việt Nam 2017 do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn phối hợp với Vụ Kinh tế (Văn phòng Quốc hội) tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng, dư địa xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản còn khá lớn, vấn đề còn lại là nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh để xâm nhập vào những thị trường khó tính.

Nông nghiệp quý I tăng 2,03%

23-5-2017

Sáng 22/5, trình bày trước Quốc hội về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả phát triển kinh tế, xã hội năm 2016 và tình hình triển khai nhiệm vụ những tháng đầu năm 2017, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết, các ngành, lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế phục hồi tốt hơn cùng kỳ năm 2016.

Rau quả còn nhiều dư địa tăng tốc xuất khẩu: Vẫn phụ thuộc nhiều vào thanh long và thị trường Trung Quốc

26-5-2017

Ngành rau quả của Việt Nam đang phát triển nhanh, song còn phụ thuộc vào một số thị trường. Nhu cầu tiêu thụ rau quả tươi và chế biến trên thị trường thế giới dự báo sẽ tăng, là cơ hội tốt cho rau quả Việt Nam đi vào các thị trường khó tính. Đây là nhận định của nhiều chuyên gia tại hội thảo “Ngành hàng rau quả - xúc tiến đầu tư và xây dựng thương hiệu”, chiều 24/5.

Xuất khẩu tăng nhưng sản xuất giảm: Ngày càng gia tăng nhập khẩu nông sản nguyên liệu

26-5-2017

Ngày 24/5/2017, Viện Chính sách chiến lược nông nghiệp nông thôn (Ipsard) phối hợp với Vụ Kinh tế của Văn phòng Quốc hội tổ chức chuỗi hội thảo thường niên: Triển vọng thị trường ngành nông nghiệp năm 2017. Cùng với phiên chung, tại đây diễn ra nhiều phiên chuyên đề về riêng cho những ngành hàng nông sản: lúa gạo, thủy sản, rau quả.

Nông nghiệp đang có xu hướng tăng trưởng tốt hơn

26-5-2017

Mục tiêu năm 2017 ngành Nông nghiệp phải đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng đã đề xuất với Chính phủ là 2,5-3%, xuất khẩu có thể tiếp tục duy trì từ 33-35 tỷ USD, đặc biệt phải thu hút doanh nghiệp, xây dựng được chuỗi giá trị, tăng quy mô sản xuất để đưa nông nghiệp Việt Nam lên một đẳng cấp mới.

Định vị lại thị trường nông sản

25-5-2017

Ngoài mục đích cung cấp thông tin, đưa ra dự báo về thị trường nông sản 2 - 3 năm tới, Hội thảo “Triển vọng nông nghiệp 2017” do Viện Chính sách chiến lược phát triển NNNT (IPSARD) tổ chức ngày 24/5 có thêm chủ đề mới: Định vị lại nền nông nghiệp trên thị trường nông nghiệp toàn cầu.