TIN TỨC-SỰ KIỆN

Thúc đẩy tích tụ đất đai, tạo điều kiện tái cơ cấu nông nghiệp

Ngày đăng: 29 | 05 | 2017

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo trong thời gian tới cần thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai, tạo điều kiện để tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, bảo đảm sử dụng hiệu quả tài nguyên, tài sản đất đai.

Về quan điểm thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, thứ nhất, thực hiện tích tụ, tập trung đất đai phải trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, của nhà đầu tư và đặc biệt là lợi ích của người nông dân; tích tụ, tập trung đất đai phải đi đôi với phát triển công nghiệp, dịch vụ nói chung, phát triển ngành nghề ở nông thôn nói riêng, tạo công ăn, việc làm để từng bước giảm lao động trong nông nghiệp, đồng thời đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và cơ giới hóa nhằm tăng năng suất trong sản xuất nông nghiệp.

Thứ hai, tích tụ, tập trung đất đai phải dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải gắn với việc cơ cấu các ngành kinh tế nói chung, tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói riêng; gắn với nhu cầu của thị trường và năng lực sản xuất.

Thứ ba, phải phù hợp với đặc điểm về đất đai, địa hình, khí hậu, văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng, từng khu vực, từng địa phương.

Trên cơ sở các mục tiêu và quan điểm đề ra, Phó Thủ tướng đề nghị trong thời gian tới các Bộ, ngành, cơ quan và địa phương cần tiếp tục nghiên cứu và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp.

Phổ biến rộng rãi các quy định của pháp luật về đất đai

Cụ thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương tiếp tục khảo sát, tổng hợp, đánh giá chính sách, pháp luật liên quan đến đất đai để xác định rõ các quy định hiện không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn về tích tụ, tập trung đất đai để báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương cùng với quá trình sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI;  trên cơ sở đó đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật đất đai năm 2013 cho phù hợp.

Nghiên cứu, đề xuất cơ chế khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người nông dân và doanh nghiệp; nghiên cứu, đề xuất quy trình thực hiện tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững; vấn đề đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các dự án nông nghiệp nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện thế chấp tài sản hợp pháp gắn liền với đất để huy động vốn đầu tư.

Đồng thời, chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức công bố công khai quỹ đất nông nghiệp, nhu cầu chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất. Trên cơ sở đó hình thành quỹ đất nhằm chủ động kêu gọi đầu tư, cùng với doanh nghiệp tổ chức xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp; phổ biến rộng rãi các quy định của pháp luật về đất đai, đặc biệt là quy định về các quyền, nghĩa vụ cho thuê, góp vốn, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Tổ chức lại các mô hình sản xuất nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo đẩy mạnh việc triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với thích ứng biến đổi khí hậu và nhu cầu của thị trường, trong đó lấy thị trường quốc tế làm mục tiêu, đồng thời coi trọng thị trường trong nước. Trên cơ sở Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các địa phương rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của các cấp cho phù hợp và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan và địa phương xây dựng chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức lại các mô hình sản xuất nông nghiệp (kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp,...) cho phù hợp với trình độ của nền kinh tế và tình hình thực tế của địa phương; trong đó cần chú ý vai trò chủ lực của doanh nghiệp để tạo ra những đột phá trong phát triển nông nghiệp.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

NỘI DUNG KHÁC

Làm rõ tiêu chí nguồn vốn trong việc xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

25-5-2017

Chiều 23/5, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đa số các đại biểu Quốc hội bày tỏ thống nhất với quy định trong Dự thảo Luật về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm 3 yếu tố là lao động, nguồn vốn và doanh thu. Tuy nhiên, một số đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn khi cho rằng tiêu chí xác định là nguồn vốn còn chưa phù hợp với thực tế, do đó, có ý kiến đề nghị bỏ tiêu chí này khi xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nhiều mặt hàng nông sản còn dư địa xuất khẩu lớn

26-5-2017

Tại Hội thảo Triển vọng thị trường nông nghiệp Việt Nam 2017 do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn phối hợp với Vụ Kinh tế (Văn phòng Quốc hội) tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng, dư địa xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản còn khá lớn, vấn đề còn lại là nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh để xâm nhập vào những thị trường khó tính.

Nông nghiệp quý I tăng 2,03%

23-5-2017

Sáng 22/5, trình bày trước Quốc hội về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả phát triển kinh tế, xã hội năm 2016 và tình hình triển khai nhiệm vụ những tháng đầu năm 2017, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết, các ngành, lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế phục hồi tốt hơn cùng kỳ năm 2016.

Rau quả còn nhiều dư địa tăng tốc xuất khẩu: Vẫn phụ thuộc nhiều vào thanh long và thị trường Trung Quốc

26-5-2017

Ngành rau quả của Việt Nam đang phát triển nhanh, song còn phụ thuộc vào một số thị trường. Nhu cầu tiêu thụ rau quả tươi và chế biến trên thị trường thế giới dự báo sẽ tăng, là cơ hội tốt cho rau quả Việt Nam đi vào các thị trường khó tính. Đây là nhận định của nhiều chuyên gia tại hội thảo “Ngành hàng rau quả - xúc tiến đầu tư và xây dựng thương hiệu”, chiều 24/5.

Xuất khẩu tăng nhưng sản xuất giảm: Ngày càng gia tăng nhập khẩu nông sản nguyên liệu

26-5-2017

Ngày 24/5/2017, Viện Chính sách chiến lược nông nghiệp nông thôn (Ipsard) phối hợp với Vụ Kinh tế của Văn phòng Quốc hội tổ chức chuỗi hội thảo thường niên: Triển vọng thị trường ngành nông nghiệp năm 2017. Cùng với phiên chung, tại đây diễn ra nhiều phiên chuyên đề về riêng cho những ngành hàng nông sản: lúa gạo, thủy sản, rau quả.

Nông nghiệp đang có xu hướng tăng trưởng tốt hơn

26-5-2017

Mục tiêu năm 2017 ngành Nông nghiệp phải đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng đã đề xuất với Chính phủ là 2,5-3%, xuất khẩu có thể tiếp tục duy trì từ 33-35 tỷ USD, đặc biệt phải thu hút doanh nghiệp, xây dựng được chuỗi giá trị, tăng quy mô sản xuất để đưa nông nghiệp Việt Nam lên một đẳng cấp mới.

Định vị lại thị trường nông sản

25-5-2017

Ngoài mục đích cung cấp thông tin, đưa ra dự báo về thị trường nông sản 2 - 3 năm tới, Hội thảo “Triển vọng nông nghiệp 2017” do Viện Chính sách chiến lược phát triển NNNT (IPSARD) tổ chức ngày 24/5 có thêm chủ đề mới: Định vị lại nền nông nghiệp trên thị trường nông nghiệp toàn cầu.

Sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp 4 tháng đầu năm: Tăng trưởng nhưng bấp bênh

12-5-2017

Tuy xuất khẩu nông sản 4 tháng đầu năm đạt kim ngạch 10,8 tỷ USD, nhưng theo đánh giá của Bộ Công Thương, nhiều mặt hàng thuộc nhóm nông, thủy sản vẫn bấp bênh do biến động cả về giá và lượng.

Xây dựng thương hiệu nông sản: Giải pháp nâng sức cạnh tranh và tăng giá trị

16-5-2017

Việt Nam có nhiều loại nông sản đặc trưng của các vùng miền, tuy nhiên, do chưa xây dựng được thương hiệu nên nhiều sản phẩm chưa được người tiêu dùng biết đến, hoặc phải xuất khẩu dưới dạng thô và thông qua các thương hiệu nước ngoài, thậm chí nhiều nhãn hiệu đã bị “cướp tay trên”. Vì vậy, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực đang là một đòi hỏi tất yếu.

VPBank được chọn là ngân hàng nhận ủy thác cho vay doanh nghiệp nhỏ

12-5-2017

Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEDF), Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ký kết thỏa thuận khung ngày 5/5 về ủy thác cho vay nhằm mở thêm kênh tiếp cận mới cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ.

Cách mạng 4.0 và bài toán lao động

11-5-2017

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, giúp tăng năng suất lao động, tạo ra việc làm mới, cải tiến sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh… Tuy nhiên, cuộc cách mạng này cũng đặt ra bài toán lớn đối với thị trường lao động tại các nước, trong đó có Việt Nam, vì nó sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu công việc trong thời gian sắp tới.

Bộ NN&PTNN muốn Grow Asia giúp tái cơ cấu nông nghiệp

12-5-2017

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường đã đề nghị Grow Asia đồng hành cùng bộ để giúp đạt các mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.