TIN TỨC-SỰ KIỆN

Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 thành tâm điểm Diễn đàn Kinh tế thế giới

Ngày đăng: 05 | 06 | 2017

CEO các tập đoàn toàn cầu đều cho rằng doanh nghiệp cần tỉnh táo trước sự phát triển của công nghệ, giúp lao động đảm bảo việc làm trước sự đe dọa của máy móc.

Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (kết hợp giữa thành quả của 3 cuộc Cách mạng Công nghiệp trước đó với thế giới kỹ thuật số) đang là xu thế lớn trên toàn cầu, với động lực là sự phát triển về khoa học - công nghệ. Giới phân tích đánh giá xu hướng này sẽ tác động lên mọi khía cạnh của nền kinh tế. Nó cũng đang vẽ lại bản đồ kinh tế thế giới, với sự suy giảm quyền lực của các quốc gia phát triển chủ yếu vào khai thác tài nguyên và sự đi lên của các nước dựa vào công nghệ - sáng tạo.

Đây cũng là một trong những chủ đề nóng tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) 2017 đang diễn ra tại Davos (Thụy Sĩ). Tại hội nghị, lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu trên thế giới như Infosys, Salesforce, General Motors… đã cùng bàn bạc về vấn đề: "Làm thế nào để vượt qua thời kỳ mà công nghệ trực tuyến, trí tuệ nhân tạo và tự động hóa đang ảnh hưởng sâu rộng đến mọi khía cạnh của đời sống".

Ông Vishal Sikka - CEO hãng phần mềm hàng đầu Ấn Độ - Infosys nhận xét: "Có thể nói, sự phát triển của công nghệ đã tác động lớn đến cuộc sống của con người. Hầu như tất cả biến động về chính trị, kinh tế, xã hội trong 10 năm qua đều gắn bó mật thiết với những đổi mới sáng tạo về công nghệ".

cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-4-thanh-tam-diem-dien-dan-kinh-te-the-gioi

Ông Vishal Sikka - CEO hãng phần mềm Ấn Độ - Infosys. Ảnh: Reuters

Ông Sikka cho rằng các doanh nghiệp cần phải rất thận trọng, tỉnh táo trước những thay đổi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trước nguy cơ máy móc và trí tuệ nhân tạo thay thế con người, ông nhận định các nước cần tăng đào tạo để giúp lao động duy trì việc làm.

CEO HP - Meg Whitman cũng cùng chung quan điểm công nghệ đang thay đổi mọi ngành nghề, với tốc độ ngày một lớn. Vì vậy, "lãnh đạo cần lắng nghe và có trách nhiệm trong doanh nghiệp. Tức là họ cần cung cấp cho nhân viên các kỹ năng cần thiết để ứng phó với làn sóng thay đổi sắp tới".

Bên cạnh đó, các lãnh đạo cũng nhận định dù phải trải qua quá trình chuyển dịch "đau đớn", Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 vẫn được kỳ vọng làm tăng số việc làm trên toàn cầu. Manpower - một trong những công ty nhân lực lớn nhất thế giới vừa công bố báo cáo Skills Revolution trong thời điểm diễn ra Davos. Họ đã khảo sát 18.000 lãnh đạo doanh  nghiệp tại 43 quốc gia. Theo đó, 82% người tham gia dự báo số việc làm sẽ vẫn được duy trì, hoặc tăng lên, nhờ tự động hóa.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng được coi là cơ hội của những nước đi sau như Việt Nam. Năm 2015, các khoản đầu tư vào công ty khởi nghiệp tại Việt Nam đã tăng gấp 2,3 lần so với 2014.

"Cả thế giới, các tập đoàn công nghệ, công nghiệp công nghệ,.. đều đang nói về Internet of Things, chuyển đổi số,trí tuệ nhân tạo", Chủ tịch FPT - Trương Gia Bình cho biết bên lề WEF năm nay. Đây là lần thứ 5 tập đoàn này góp mặt tại Davos.

cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-4-thanh-tam-diem-dien-dan-kinh-te-the-gioi-1

Ông Trương Gia Bình và ông Jerome Pecresse - CEO GE Renewable Energy.

"WEF là diễn đàn có giá trị thực sự đối với các doanh nghiệp tham gia như FPT. Tại đây, chúng tôi được gặp gỡ, tiếp xúc và tìm kiếm cơ hội hợp tác với những người đang dẫn dắt những cuộc chơi công nghệ và kinh doanh. Sau WEF, FPT cũng đã có những hợp tác thực sự với những đại gia lớn trên thế giới", ông Bình cho biết.

FPT hiện là đối tác khu vực của GE trong lĩnh vực công nghiệp IoT (Industrial Internet of Things). Tập đoàn này cũng sở hữu chứng nhận đặc biệt từ Amazon Web Services (AWS).

WEF Davos là hội nghị thường niên lớn nhất của WEF, quy tụ lãnh đạo cấp cao các nước, tổ chức quốc tế lớn và các tập đoàn hàng đầu thế giới. Sự kiện năm nay có hơn 3.000 đại biểu, trong đó có hơn 40 nguyên thủ quốc gia. Hội nghị có khoảng hơn 400 phiên thảo luận với chủ đề "Lãnh đạo trách nhiệm và hành động".

Hà Thu

NỘI DUNG KHÁC

Ông Philipp Rosler: Start-up Việt phải sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp lần thứ 4

5-6-2017

Sau máy hơi nước, sản xuất lớn và tự động hóa, Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới cho rằng, sự hợp nhất giữa kỹ thuật số với các ngành sản xuất sẽ tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, mở ra cơ hội cho tất cả các nước.

Thứ trưởng Bộ Khoa học: 'Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động lao động phổ thông'

5-6-2017

Theo ông Trần Văn Tùng, người lao động sẽ có cơ hội học tập, nâng cao trình độ để thích nghi với trình độ công nghệ tiên tiến khi bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương tiếp cận cuộc cách mạng 4.0

5-6-2017

Khẳng định cách mạng 4.0 tác động mạnh mẽ tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, Thủ tướng chỉ đạo từ nay đến năm 2020 phải tập trung phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ... để tận dụng tối đa lợi thế.

Lao động rẻ không còn là lợi thế của Việt Nam trong Cách mạng công nghiệp 4.0

5-6-2017

Trước thách thức mất đi lợi thế truyền thống, các chuyên gia cho rằng Việt Nam càng cần phải nắm bắt sớm những cơ hội mới khi Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang ở giai đoạn khởi phát.

Phó thủ tướng: Cách mạng công nghiệp luôn tạo ra nhiều việc làm hơn

5-6-2017

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 sẽ mang lại nhiều cơ hội mới và lực lượng lao động cần thay đổi để thích nghi.

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH BẰNG ÔTÔ

20-4-2017

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH BẰNG ÔTÔ

Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp như “muối bỏ bể”

29-5-2017

Số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, thủy sản từ đầu năm đến nay có tăng lên, hiện đạt gần 5.000 doanh nghiệp, tuy nhiên con số này vẫn như “muối bỏ bể” so với số doanh nghiệp tại Việt Nam.

Hội thảo tham vấn: Các nguyên tắc tự nguyện về đầu tư có trách nhiệm liên quan đến đất trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam.

23-5-2017

Ngày 23/5 tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin PTNNNT tổ chức hội thảo tham vấn “Các nguyên tắc tự nguyện về đầu tư có trách nhiệm liên quan đến đất trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam” nhằm thu thập ý kiến của đại diện các doanh nghiệp nông nghiệp, các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức nghiên cứu, các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai và đầu tư có trách nhiệm nhằm hoàn thiện khung nguyên tắc tự nguyện về đầu tư vào đất có trách nhiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Sửa đổi quy định về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

20-3-2017

Miễn thuế đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, công nhận đất để sản xuất nông nghiệp, nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp (bao gồm cả nhận thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp); hộ gia đình, cá nhân là thành viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, nông trường viên, lâm trường viên đã nhận đất giao khoán ổn định của hợp tác xã, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh và hộ gia đình, cá nhân nhận đất giao khoán ổn định của công ty nông, lâm nghiệp để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật.

Thực hiện chính sách giảm nghèo đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số: Cần giải pháp linh hoạt

19-5-2017

Những năm qua, Đảng, Nhà nước và Chính phủ luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn.

2017 là năm giảm phí cho doanh nghiệp

21-5-2017

Song song với những kiến nghị, bức xúc của các doanh nghiệp, lãnh đạo các bộ, tỉnh, thành phố cũng chia sẻ những khó khăn và cùng nhau tìm cách giải quyết.

Thúc đẩy tích tụ đất đai, tạo điều kiện tái cơ cấu nông nghiệp

29-5-2017

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo trong thời gian tới cần thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai, tạo điều kiện để tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, bảo đảm sử dụng hiệu quả tài nguyên, tài sản đất đai.