TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ bền vững

Ngày đăng: 05 | 07 | 2017

Khi tâm lý sợ hãi đẩy người tiêu dùng đi tìm kiếm cho mình và gia đình nguồn thực phẩm sạch, thì cũng là lúc những sản phẩm mang tên gọi “hữu cơ” xuất hiện như nấm sau mưa.

Có cầu thì có cung

Những năm gần đây, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm hữu cơ ở Việt Nam tăng nhanh nên cho dù cấp chính phủ chưa có một bộ tiêu chuẩn chính thống cho thực phẩm hữu cơ, nhiều doanh nghiệp đã “nhanh chân” tìm đến sự chứng nhận của các tổ chức nước ngoài. Các chứng nhận hữu cơ được nhiều doanh nghiệp lựa chọn là chứng nhận của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và chứng nhận của Liên hiệp châu Âu (EU). Đây được xem là những bộ tiêu chuẩn khắt khe bậc nhất trên thế giới và dĩ nhiên, doanh nghiệp không dễ dàng đạt được, cũng như không phải ai cũng đủ năng lực tài chính để trả chi phí cho bên chứng nhận.

Do đó, sự xuất hiện của Hệ thống bảo đảm cùng tham gia (Participatory Guarantee System - PGS) được phát triển từ Dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ do Tổ chức phát triển nông nghiệp châu Á, Đan Mạch (ADDA) tài trợ đã thêm một sự lựa chọn nữa cho nhiều người làm nông ở Hà Nội, Hòa Bình... Tuy dự án đã kết thúc từ năm 2012 nhưng trên thực tế cho đến nay, PGS vẫn có chỗ đứng trên thị trường. Đây cũng là nhân tố để Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (VOAA) ra đời tại Hà Nội.

Ở TPHCM, năm ngoái, Viện Kinh tế nông nghiệp hữu cơ (VOAEI) ra đời mà nòng cốt là những người có công ty sản xuất sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam, mục đích không gì khác ngoài việc tìm kiếm “danh phận” cho những sản phẩm hữu cơ trên thị trường.

Những tổ chức nêu trên tuy danh chính nhưng ngôn chưa thuận vì chưa được cơ quan quản lý nhà nước công nhận tính hợp pháp của các tiêu chuẩn. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng đã biết “địa chỉ” cùng những sản phẩm mà họ đứng tên.

Trên thị trường hiện nay có không ít sản phẩm hữu cơ “tự phong” có giá bán “trên trời” nhưng trên bao bì sản phẩm lại không có gắn một biểu tượng (logo) của bên chứng nhận hữu cơ nào. Dĩ nhiên, nhiều sản phẩm loại này có thể bị người tiêu dùng bóc mẽ, nhưng hiện trạng này cũng khiến người ta phải đặt câu hỏi về sự chính danh của những sản phẩm hữu cơ đang được bày bán ngày càng nhiều trên thị trường.

Trong phiên trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ ba của Quốc hội vào ngày 13-6, ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), cho biết bộ này đang soạn thảo và dự kiến sẽ trình Chính phủ một dự thảo nghị quyết chuyên đề về sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhằm tạo hành lang pháp lý cho các sản phẩm hữu cơ.

Thế giới cũng có một rừng chứng nhận!

Hiện trên trang web của USDA có lưu giữ cơ sở dữ liệu về các sản phẩm đã được chứng nhận hữu cơ. Đây là nguồn dữ liệu được tập hợp khá đầy đủ những tiêu chuẩn, đơn vị chứng nhận cùng tên, địa chỉ các công ty ở khắp nơi trên thế giới đã được chứng nhận hữu cơ. Tại đây, người xem có thể thấy ngay ở Mỹ, người dân không nhất thiết phải áp dụng tiêu chuẩn của USDA mà các bang như New Mexico, Colorado, Iowa, Kentucky, Maryland... cũng có những tiêu chuẩn sản phẩm hữu cơ riêng và được công nhận có giá trị trên toàn nước Mỹ.

Ở nhiều quốc gia khác cũng đang tồn tại nhiều hệ tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ khác nhau. Tại Úc, chính phủ nước này có một tiêu chuẩn hữu cơ với tên gọi ACO (Australian certified organic). Ngoài ra, chứng nhận OFC (Organic food chain) cũng được Chính phủ Úc công nhận. Dưới cấp chính phủ còn có chứng nhận AUS-QUAL của Bộ Nông nghiệp Úc. Cấp thấp hơn nữa là chứng nhận BDRI của Viện Nghiên cứu sinh học sạch (Bio-Dynamic Research Institute).

Ở châu Âu, ngoài chứng nhận của EU thì hầu như tất cả các nước thành viên cũng có chứng nhận hữu cơ của họ. Nhưng dù có nhiều chứng nhận ở các cấp độ khác nhau, một quy định bắt buộc đối với các bộ tiêu chuẩn này là sản phẩm phải chứa ít nhất 70% thành phần là hữu cơ mới được chứng nhận và treo “logo organic”.

Tiêu chuẩn nào cho Việt Nam?

Trong khi chờ ban hành một tiêu chuẩn Việt Nam về sản xuất hữu cơ, các tổ chức có thể học theo cách làm của các nước bằng cách đưa ra những tiêu chuẩn sản xuất một sản phẩm hữu cơ của chính mình. Bộ tiêu chuẩn này có thể dựa trên bộ tiêu chuẩn của USDA, EU hay Úc, như cách Việt Nam đã lấy tiêu chuẩn GlobalGAP làm nền tảng cho VietGAP ở thị trường nội địa.

Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam có thể lấy tiêu chuẩn PGS. Các địa phương mạnh về nông nghiệp như Lâm Đồng, TPHCM... cũng có thể đưa ra bộ tiêu chuẩn hữu cơ riêng. Thậm chí, một hệ thống phân phối cũng có thể nghĩ đến một bộ tiêu chuẩn hữu cơ của mình. Đi liền với đó, các tổ chức này phải cam kết bộ tiêu chuẩn do mình đưa ra phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản của một sản phẩm hữu cơ. Cách tốt nhất là có bên thứ ba giám sát bộ tiêu chuẩn bên cạnh hệ thống giám sát nội bộ, như cách mà hệ thống thực phẩm hữu cơ Organica đã thuê Công ty TNHH Peterson Services giám sát thêm các trang trại hữu cơ của mình, dù họ đã đạt chứng nhận của USDA, EU.

Về phần cơ quan quản lý nhà nước, Bộ NN&PTNT phải đảm bảo các tổ chức có bộ tiêu chuẩn hữu cơ phải chắc chắn sản xuất ra được sản phẩm hữu cơ đạt tiêu chuẩn cơ bản nhằm đảm bảo tính công bằng cho người tiêu dùng. 

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

NỘI DUNG KHÁC

Lấy lại đà tăng trưởng: Ngành nông nghiệp vững bước tới mục tiêu

7-7-2017

Những tháng đầu năm 2016, lần đầu tiên ghi nhận ngành nông nghiệp tăng trưởng âm, sau đó, nhờ những giải pháp chủ động, sáng tạo, tăng trưởng được phục hồi. Và trong 6 tháng đầu năm 2017, ngành nông nghiệp đã lấy lại đà tăng trưởng. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức sáng ngày 30/6, tại Hà Nội.

Ngành nông nghiệp Việt Nam cần tập trung vào mục tiêu chính

6-7-2017

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Việt Nam Nguyễn Xuân Cường, ngàn hnông nghiệp sẽ phải tăng cường nỗ lực trong nhiều lĩnh vực để đạt 3 mục tiêu chính đặt ra cho năm 2017. Phát biểu tại một cuộc hội thảo tổ chức hồi tuần trước tại Hà Nội, ông Cường đã công bố tổng quan tình hình hoạt động ngành nông nghiệp trong nửa đầu năm 2017 và đặt ra các định hướng cho nửa cuối năm 2017.

Bốn tháng xin 1 giấy phép: Còn thời gian đâu làm ăn?

7-7-2017

Luật An toàn thực phẩm (ATTP) quy định một kiểu, Nghị định lại yêu cầu làm một kiểu khác với quy trình và thủ tục rườm rà, phức tạp khiến các DN trong ngành chật vật xin đủ các loại giấy phép. Quy định trong Nghị định chưa rõ ràng khiến cán bộ làm việc theo “cảm tính”, gây ra tình trạng nhũng nhiễu DN.

Chi 8.500 tỷ nhập trái cây: Mua về không ăn, tái xuất đi Trung Quốc

7-7-2017

“Hầu hết các mặt hàng trái cây mà Việt Nam nhập từ các nước khác, đặc biệt từ Thái Lan gần như không tiêu thụ trong nước mà chúng ta xuất đi nước thứ ba, bởi nhu cầu sử dụng trái cây các nước khác rất lớn trong khi cung của chúng ta chưa đủ để đáp ứng”.

Lúa chưa gặt giá đã tăng, gạo xuất khẩu hút hàng

7-7-2017

Các DN kinh doanh lúa gạo ở ĐBSCL cho biết, từ sau vụ lúa ĐX 2016 - 2017 đến nay lúa tăng giá ở mức cao. Thời điểm này lúa HT sớm trong vùng vừa thu hoạch ở Hậu Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ nhưng theo dự báo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) giá lúa có thể còn duy trì mức cao đến tháng 9/2017.

Ưu tiên hỗ trợ DN phát triển nông nghiệp

5-7-2017

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhằm tăng nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy sản xuất, hàng hóa khu vực này, phát triển kinh tế xã hội bền vững trên địa bàn nông thôn.

Ngành nông nghiệp phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 33 tỷ USD trong năm 2017

5-7-2017

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong 6 tháng đầu năm 2017, GDP toàn ngành nông nghiệp tăng 2,65%, đồng thời nhiều mặt hàng xuất khẩu tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao. Những tháng cuối năm 2017, ngành nông nghiệp phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt tối thiểu 33 tỷ USD.

Thúc đẩy cơ cấu lại nông nghiệp gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm

4-7-2017

Trong hai ngày 03-04/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2017.

Những nút thắt nào cần tháo gỡ để tăng trưởng?

5-7-2017

Thủ tục hành chính, vay vốn, giải phóng mặt bằng…là một số nút thắt được Thủ tướng chỉ ra cần được tháo gỡ để tăng trưởng, mà “chỉ cần lơi là một chút, tăng trưởng sụt giảm ngay”.

Nông nghiệp công nghệ cao đối mặt nhiều rào cản

5-7-2017

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, theo nhiều chuyên gia, là một hướng đi đúng của ngành nông nghiệp nhưng phát triển lĩnh vực này còn gặp nhiều rào cản, trong đó có việc tiếp cận thị trường và vướng mắc về tài sản đảm bảo.

Ngay tại nông thôn, chợ cũng mất thị phần

4-7-2017

Ngay tại thị trường nông thôn, người tiêu dùng cũng đã chuyển sang mua sắm nhiều hơn ở các cửa hàng bách hóa tiện nghi khiến chợ truyền thống ngày càng mất thị phần.

Không nên "ép" hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành DN

4-7-2017

Mặc dù, nhiều hộ kinh doanh cá thể đã hiểu rõ những lợi ích có được khi chuyển đổi sang doanh nghiệp. Tuy nhiên, họ cần có thời gian để chuẩn bị cho quá trình này. Vì vậy, không thể dùng mệnh lệnh hành chính để “ép buộc”.