TIN TỨC-SỰ KIỆN

Ngành nông nghiệp Việt Nam cần tập trung vào mục tiêu chính

Ngày đăng: 06 | 07 | 2017

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Việt Nam Nguyễn Xuân Cường, ngàn hnông nghiệp sẽ phải tăng cường nỗ lực trong nhiều lĩnh vực để đạt 3 mục tiêu chính đặt ra cho năm 2017. Phát biểu tại một cuộc hội thảo tổ chức hồi tuần trước tại Hà Nội, ông Cường đã công bố tổng quan tình hình hoạt động ngành nông nghiệp trong nửa đầu năm 2017 và đặt ra các định hướng cho nửa cuối năm 2017.

Ba mục tiêu chính mà Bộ trưởng đề cập bao gồm: tăng trưởng 3,05%; doanh thu xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 33 tỷ USD; và 31% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới. Ông Cường cho biết các mục tiêu cơ bản mà chính phủ đề ra đã đạt được, nhưng ngành nông nghiệp vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn liên quan đến thị trường và thời tiết. Ông cũng nhắc lại những điểm yếu tiếp diễn trong ngành, bao gồm chuỗi giá trị yếu, kém bền vững; đầu tư thấp, thiếu các dây chuyền sản xuất khép kín, thiếu nguồn nhân lực có kỹ năng và hợp tác lỏng lẻo giữa các tác nhân trong ngành.

Nhấn mạnh các thách thức trong nửa cuối năm 2017, ông Cường cho biết ngành nông nghiệp phải chuẩn bị cho các khó khăn trên cả thị trường nội địa và quốc tế, và giải quyết các vấn đề yếu kém trong chế biến và marketing.

Theo ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, tăng trưởng ngành chăn nuôi còn có nhiều yếu kém, đặc biệt là trong chăn nuôi lợn. Ông đề xuất các địa phương hợp tác để hỗ trợ nông dân thúc đẩy hiệu quả trong chăn nuôi.

Ông Cường cho rằng cần tổ chức thêm nhiều hội thảo để thúc đẩy xuất khẩu thịt gà và thịt lợn, không chỉ sang thị trường Trung Quốc, mà còn sang các thị trường khác. Ông nhấn mạnh nhu cầu tái cơ cấu ngành chăn nuôi, và tất cả các tác nhân cần rà soát kế hoạch, có tính đến các yếu tố liên quan đến thị trường và tác động của biến đổi khí hậu.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam tăng mạnh trong nửa đầu năm 2017

Trong nửa đầu năm 2017, theo số liệu Bộ NN, giá trị xuất khẩu ngành nông lâm thủy sản Việt Nam đạt 17,1 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, xuất khẩu nông sản tăng 15,4% trong cùng kỳ so sánh lên 9,1 tỷ USD, với xuất khẩu gạo, cao su và chè ghi nhận tăng cả về lượng và giá trị. Việt Nam đã xuất khẩu 2,8 triệu tấn gạo, thu về 1,2 tỷ USD, tăng 6,3% về lượng và 5% về giá trị trong cùng kỳ so sánh. Trung Quốc tiếp tục là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.

Xuất khẩu cao su Việt Nam trong nửa đầu năm 2017 đạt 460.000 tấn, thu về 867 triệu USD, tăng 5% về lượng và 59% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Xuất khẩu chè cũng ghi nhận tăng lần lượt 17% về lượng và 15% về giá trị trong cùng kỳ so sánh, lên 63.000 tấn và giá trị đạt 98 triệu USD.

Trong khi đó, bất chấp lượng xuất khẩu suy giảm, giá trị xuất khẩu cà phê và hạt điều tiếp tục ghi nhận tăng trong 6 tháng đầu năm 2017, Bộ NN nhấn mạnh. Xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu năm 2017 của Việt Nam đạt 817.000 tấn, giá trị 1,86 tỷ USD, giảm 16,7% về lượng nhưng tăng 10% về giá trị so với 6 tháng đầu năm 2016. Xuất khẩu hạt điều giảm 4,5% về lượng xuống còn 149.000 tấn nhưng giá trị tăng 21% lên 1,5 tỷ USD.

Theo số liệu Bộ NN, xuất khẩu thủy sản đạt 3,5 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2017, tăng 14,1% về giá trị. Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc tiếp tục là các thị trường thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm tổng cộng 54,6% tổng giá trị xuất khẩu.

Xuất khẩu các sản phẩm lâm sản đạt 3,8 tỷ USD, tăng 13% trong cùng kỳ so sánh. Trong đó, xuất khẩu các sản phẩm nội thất gỗ đạt 3,6 tỷ USD, tăng 13,2% so với nửa đầu năm 2016. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản.

Bộ NN cũng cho biết Việt Nam đã chi 14,6 tỷ USD cho nhập khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản trong nửa đầu năm 2017, tăng 25,4% so với nửa đầu năm 2016.

Theo Vietnamnet

 

NỘI DUNG KHÁC

Bốn tháng xin 1 giấy phép: Còn thời gian đâu làm ăn?

7-7-2017

Luật An toàn thực phẩm (ATTP) quy định một kiểu, Nghị định lại yêu cầu làm một kiểu khác với quy trình và thủ tục rườm rà, phức tạp khiến các DN trong ngành chật vật xin đủ các loại giấy phép. Quy định trong Nghị định chưa rõ ràng khiến cán bộ làm việc theo “cảm tính”, gây ra tình trạng nhũng nhiễu DN.

Chi 8.500 tỷ nhập trái cây: Mua về không ăn, tái xuất đi Trung Quốc

7-7-2017

“Hầu hết các mặt hàng trái cây mà Việt Nam nhập từ các nước khác, đặc biệt từ Thái Lan gần như không tiêu thụ trong nước mà chúng ta xuất đi nước thứ ba, bởi nhu cầu sử dụng trái cây các nước khác rất lớn trong khi cung của chúng ta chưa đủ để đáp ứng”.

Lúa chưa gặt giá đã tăng, gạo xuất khẩu hút hàng

7-7-2017

Các DN kinh doanh lúa gạo ở ĐBSCL cho biết, từ sau vụ lúa ĐX 2016 - 2017 đến nay lúa tăng giá ở mức cao. Thời điểm này lúa HT sớm trong vùng vừa thu hoạch ở Hậu Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ nhưng theo dự báo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) giá lúa có thể còn duy trì mức cao đến tháng 9/2017.

Ưu tiên hỗ trợ DN phát triển nông nghiệp

5-7-2017

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhằm tăng nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy sản xuất, hàng hóa khu vực này, phát triển kinh tế xã hội bền vững trên địa bàn nông thôn.

Ngành nông nghiệp phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 33 tỷ USD trong năm 2017

5-7-2017

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong 6 tháng đầu năm 2017, GDP toàn ngành nông nghiệp tăng 2,65%, đồng thời nhiều mặt hàng xuất khẩu tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao. Những tháng cuối năm 2017, ngành nông nghiệp phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt tối thiểu 33 tỷ USD.

Thúc đẩy cơ cấu lại nông nghiệp gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm

4-7-2017

Trong hai ngày 03-04/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2017.

Những nút thắt nào cần tháo gỡ để tăng trưởng?

5-7-2017

Thủ tục hành chính, vay vốn, giải phóng mặt bằng…là một số nút thắt được Thủ tướng chỉ ra cần được tháo gỡ để tăng trưởng, mà “chỉ cần lơi là một chút, tăng trưởng sụt giảm ngay”.

Nông nghiệp công nghệ cao đối mặt nhiều rào cản

5-7-2017

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, theo nhiều chuyên gia, là một hướng đi đúng của ngành nông nghiệp nhưng phát triển lĩnh vực này còn gặp nhiều rào cản, trong đó có việc tiếp cận thị trường và vướng mắc về tài sản đảm bảo.

Ngay tại nông thôn, chợ cũng mất thị phần

4-7-2017

Ngay tại thị trường nông thôn, người tiêu dùng cũng đã chuyển sang mua sắm nhiều hơn ở các cửa hàng bách hóa tiện nghi khiến chợ truyền thống ngày càng mất thị phần.

Không nên "ép" hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành DN

4-7-2017

Mặc dù, nhiều hộ kinh doanh cá thể đã hiểu rõ những lợi ích có được khi chuyển đổi sang doanh nghiệp. Tuy nhiên, họ cần có thời gian để chuẩn bị cho quá trình này. Vì vậy, không thể dùng mệnh lệnh hành chính để “ép buộc”.

Điều kiện kinh doanh đang “giết chết” doanh nghiệp như thế nào?

4-7-2017

Hiện nay, mỗi ngành nghề kinh doanh có hàng trăm điều kiện con khác nhau. Chúng phức tạp và không rõ ràng nhưng lại can thiệp rất sâu vào quyền tự do kinh doanh giống như quả bom nổ chậm âm thầm “giết chết” doanh nghiệp (DN). Ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam cho biết: "Tôi tham gia cuộc chiến chống giấy phép con từ khi mái tóc còn xanh, nay tóc bạc mà vẫn phải tiếp tục cuộc chiến này vì vẫn chưa biết bao giờ đến hồi kết".

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH BẰNG ÔTÔ

25-4-2017

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH BẰNG ÔTÔ