TIN TỨC-SỰ KIỆN

Những "sự thật" mới về thị trường nông thôn

Ngày đăng: 13 | 07 | 2017

22,5 triệu người đang sử dụng mạng xã hội Facebook; tăng trưởng của dòng sản phẩm cao cấp tới 38,5%... là hai trong những “sự thật” đáng chú ý về thị trường nông thôn vừa được một công ty nghiên cứu thị trường chỉ ra buộc các nhà sản xuất phải có cái nhìn khác về thị trường luôn được đánh giá là tiềm năng này.

Người tiêu dùng nông thôn đang được các nhà sản xuất cố gắng khai thác. Trong ảnh: Một hoạt động quảng bá sản phẩm thông qua chương trình cộng đồng của một doanh nghiệp sữa ở Vĩnh Long. Ảnh: Minh Tâm

Những “sự thật” này được rút ra từ báo cáo “Khám phá những sự thật về khu vực nông thôn Việt Nam (Rural Mythbusters)” vừa được Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam công bố hôm nay, 12-7. Theo Nielsen Việt Nam, đây là những điều hoàn toàn khác với những gì mà các doanh nghiệp vẫn thường được nghe, quan niệm thời gian qua và dẫn đến việc chưa khai thác hết mức tiềm năng của thị trường chiếm đến 68% dân số Việt Nam này.

Nghiên cứu của Nielsen Việt Nam ghi nhận, kênh truyền hình ở nông thôn đã bão hòa với hơn 90% hộ gia đình sở hữu một chiếc tivi ở nhà và 57% trong số đó kết nối thường xuyên với hơn 10 kênh truyền hình.

Điều đáng chú ý và mới hơn là 90% người tiêu dùng nông thôn sở hữu một chiếc điện thoại di động và 50% trong số đó là điện thoại thông minh.

Không chỉ vậy, có gần 24 triệu người sử dụng internet, xấp xỉ với số lượng ở các khu vực thành thị. Hiện tại, đã có 22,5 triệu người ở khu vực này sử dụng Facebook để liên lạc với người thân, bạn bè, chỉ kém 1 triệu so với con số 23,5 triệu ở các khu vực thành thị.

Việc tiếp xúc nhiều hơn với các phương tiện truyền thông được nhận định là khiến hành vi và thái độ của người tiêu dùng nông thôn sẽ không khác biệt so với khách hàng thành thị.

“Sự thật” đáng chú ý khác là người tiêu dùng nông thôn rất hứng thú với sản phẩm cao cấp. Theo Nielsen, tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) trong quí 1-2017 ở khu vực nông thôn là 12,4% (cao gần gấp đôi so với thành thị) và đóng góp chính vào tăng trưởng này chính là dòng sản phẩm phổ thông và cao cấp. Mức độ tăng trưởng của hai dòng sản phẩm này lần lượt là 40% và 38,5%.

Vì vậy, theo Nielsen, nếu các nhà sản xuất chỉ tập trung vào việc đẩy các sản phẩm phổ thông đến vùng nông thôn, thì họ đang bỏ lỡ cơ hội sinh lợi khổng lồ mà khu vực này mang lại.

Cũng theo nghiên cứu của Nielsen Việt Nam, 77% người tiêu dùng nông thôn muốn được thử các sản phẩm mới và 95% đánh giá cao việc có nhiều loại sản phẩm để lựa chọn. Điều này cũng đã được phản ánh qua việc các sản phẩm mới khi tung ra tại thị trường nông thôn tăng trưởng tốt hơn so với hiệu quả kinh doanh sản phẩm tương tự tại các thành phố chính. Vấn đề là với môi trường bán lẻ rất đa dạng thì các nhà sản xuất phải luôn đảm bảo sản phẩm có sẵn mới có thể thành công.

Báo cáo của Nielsen Việt Nam cũng ghi nhận, kênh thương mại truyền thống có hơn 1,1 triệu cửa hàng trải rộng khắp 58 tỉnh tại Việt Nam (không tính Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng), chứa đựng nhiều sự cạnh tranh và phức tạp và sẽ tiếp tục tồn tại trong thời gian dài. Vì vậy, nhà sản xuất phải biết "tập trung vào đâu" khi muốn mở rộng thị trường, tiến vào vùng nông thôn.

Lời khuyên là khi các doanh nghiệp tập trung đẩy hàng vào 400.000 cửa hàng ở các quận, huyện trọng điểm thì các cửa hàng này có thể mang đến 39% doanh thu bán lẻ. Với kết quả này, thông qua việc tập trung vào mục tiêu một cách hợp lý, thì việc đạt được phần lớn doanh số bán hàng là điều khả thi và không tốn kém quá nhiều nguồn lực cũng như chi phí như các nhà sản xuất đã nghĩ.

NỘI DUNG KHÁC

Hộ kinh doanh ngại lên doanh nghiệp

13-7-2017

Lý do các hộ kinh doanh chưa thực sự muốn chuyển đổi lên doanh nghiệp là vì ngại phát sinh chi phí nhiều hơn, thủ tục kế toán, báo cáo thuế.

Hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ bền vững

5-7-2017

Khi tâm lý sợ hãi đẩy người tiêu dùng đi tìm kiếm cho mình và gia đình nguồn thực phẩm sạch, thì cũng là lúc những sản phẩm mang tên gọi “hữu cơ” xuất hiện như nấm sau mưa.

Lấy lại đà tăng trưởng: Ngành nông nghiệp vững bước tới mục tiêu

7-7-2017

Những tháng đầu năm 2016, lần đầu tiên ghi nhận ngành nông nghiệp tăng trưởng âm, sau đó, nhờ những giải pháp chủ động, sáng tạo, tăng trưởng được phục hồi. Và trong 6 tháng đầu năm 2017, ngành nông nghiệp đã lấy lại đà tăng trưởng. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức sáng ngày 30/6, tại Hà Nội.

Ngành nông nghiệp Việt Nam cần tập trung vào mục tiêu chính

6-7-2017

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Việt Nam Nguyễn Xuân Cường, ngàn hnông nghiệp sẽ phải tăng cường nỗ lực trong nhiều lĩnh vực để đạt 3 mục tiêu chính đặt ra cho năm 2017. Phát biểu tại một cuộc hội thảo tổ chức hồi tuần trước tại Hà Nội, ông Cường đã công bố tổng quan tình hình hoạt động ngành nông nghiệp trong nửa đầu năm 2017 và đặt ra các định hướng cho nửa cuối năm 2017.

Bốn tháng xin 1 giấy phép: Còn thời gian đâu làm ăn?

7-7-2017

Luật An toàn thực phẩm (ATTP) quy định một kiểu, Nghị định lại yêu cầu làm một kiểu khác với quy trình và thủ tục rườm rà, phức tạp khiến các DN trong ngành chật vật xin đủ các loại giấy phép. Quy định trong Nghị định chưa rõ ràng khiến cán bộ làm việc theo “cảm tính”, gây ra tình trạng nhũng nhiễu DN.

Chi 8.500 tỷ nhập trái cây: Mua về không ăn, tái xuất đi Trung Quốc

7-7-2017

“Hầu hết các mặt hàng trái cây mà Việt Nam nhập từ các nước khác, đặc biệt từ Thái Lan gần như không tiêu thụ trong nước mà chúng ta xuất đi nước thứ ba, bởi nhu cầu sử dụng trái cây các nước khác rất lớn trong khi cung của chúng ta chưa đủ để đáp ứng”.

Lúa chưa gặt giá đã tăng, gạo xuất khẩu hút hàng

7-7-2017

Các DN kinh doanh lúa gạo ở ĐBSCL cho biết, từ sau vụ lúa ĐX 2016 - 2017 đến nay lúa tăng giá ở mức cao. Thời điểm này lúa HT sớm trong vùng vừa thu hoạch ở Hậu Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ nhưng theo dự báo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) giá lúa có thể còn duy trì mức cao đến tháng 9/2017.

Ưu tiên hỗ trợ DN phát triển nông nghiệp

5-7-2017

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhằm tăng nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy sản xuất, hàng hóa khu vực này, phát triển kinh tế xã hội bền vững trên địa bàn nông thôn.

Ngành nông nghiệp phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 33 tỷ USD trong năm 2017

5-7-2017

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong 6 tháng đầu năm 2017, GDP toàn ngành nông nghiệp tăng 2,65%, đồng thời nhiều mặt hàng xuất khẩu tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao. Những tháng cuối năm 2017, ngành nông nghiệp phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt tối thiểu 33 tỷ USD.

Thúc đẩy cơ cấu lại nông nghiệp gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm

4-7-2017

Trong hai ngày 03-04/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2017.

Những nút thắt nào cần tháo gỡ để tăng trưởng?

5-7-2017

Thủ tục hành chính, vay vốn, giải phóng mặt bằng…là một số nút thắt được Thủ tướng chỉ ra cần được tháo gỡ để tăng trưởng, mà “chỉ cần lơi là một chút, tăng trưởng sụt giảm ngay”.

Nông nghiệp công nghệ cao đối mặt nhiều rào cản

5-7-2017

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, theo nhiều chuyên gia, là một hướng đi đúng của ngành nông nghiệp nhưng phát triển lĩnh vực này còn gặp nhiều rào cản, trong đó có việc tiếp cận thị trường và vướng mắc về tài sản đảm bảo.