TIN TỨC-SỰ KIỆN

TTCK phái sinh đã sẵn sàng

Ngày đăng: 24 | 07 | 2017

Dự kiến đầu tháng 8 tới đây, thị trường chứng khoán (TTCK) phái sinh sẽ chính thức đi vào hoạt động. Trải qua một chặng đường khá dài chuẩn bị về cơ sở vật chất, điều kiện thị trường cũng như trình độ nhân lực, đến thời điểm này, có thể thấy tất cả mọi thứ đã đạt đến điểm chín muồi cho sự ra đời của TTCK phái sinh.

Nấc thang phát triển tiếp theo của TTCK

Là sản phẩm gắn liền với chứng khoán và TTCK, TTCK phái sinh đã hình thành và phát triển từ hàng trăm năm nay trên thế giới. Đến nay ước tính đã có trên 70 sở giao dịch chứng khoán phái sinh khác nhau trên thế giới. Dù Việt Nam hiện mới chỉ được xếp ở nhóm thị trường cận biên (frontier market) nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không được phép cho ra đời và vận hành những công cụ tài chính hiện đại.

TTCK Việt Nam đến nay đã ra đời được hơn 16 năm với những bước phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Thống kê cho thấy, trong những năm qua, quy mô TTCK đã tăng trưởng không ngừng. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu từ 43,2% GDP năm 2016 đã tăng lên 50,3% GDP vào tháng 3-2017, gấp hơn ba lần so với năm 2010 và trên 2.000 lần so với năm 2000. Trong khi đó, thị trường trái phiếu Chính phủ cũng có tốc độ tăng trưởng bình quân ở mức rất cao (31%/năm).

TTCK (bao gồm cả kênh cổ phiếu và trái phiếu) đã giúp huy động một nguồn vốn không nhỏ cho nền kinh tế với tổng giá trị vốn huy động được kể từ khi đi vào hoạt động đến nay đạt khoảng hai triệu tỉ đồng từ nhà đầu tư trong nước và khoảng 15 tỉ đô la Mỹ vốn đầu tư gián tiếp. Số lượng tài khoản giao dịch tính đến 31-12-2016 đạt 1,71 triệu tài khoản, trong đó có 9.942 tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư tổ chức.

Trên cơ sở đó, sự ra đời TTCK phái sinh được coi là bước tiếp theo để hoàn chỉnh cấu trúc thị trường tài chính, bao gồm thị trường huy động vốn và thị trường phân tán rủi ro. Ngoài những điều kiện vật chất liên quan đến hệ thống bù trừ thanh toán, khả năng đáp ứng quy định về vốn và trình độ nhân lực của các thành viên tham gia thị trường thì khung pháp lý cho thị trường vận hành cũng đã hoàn tất.

Cụ thể, Chính phủ đã ban hành Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh với các quy định khung rất cơ bản về thiết kế, niêm yết sản phẩm, tổ chức giao dịch và thanh toán, công bố thông tin và quản lý giám sát trên TTCK phái sinh. Dưới Nghị định, Bộ Tài chính cũng đã ban hành các thông tư hướng dẫn. Đó là Thông tư 11/2016/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh và Thông tư 23/2017/TT-BTC sửa đổi một số điều của Thông tư 11/2016/TT-BTC tháo gỡ một số vướng mắc trong quá trình chuẩn bị triển khai TTCK phái sinh.

Tác động tích cực tới thanh khoản thị trường

Sự ra đời của TTCK phái sinh được đánh giá sẽ mở ra một cánh cửa mới cho TTCK nói riêng và thị trường tài chính Việt Nam nói chung ở khía cạnh hoàn thiện thể chế, cấu trúc thị trường và là tiền đề để cho ra đời các sản phẩm và công cụ đầu tư mới, hấp dẫn, phức tạp và đa dạng. Dễ thấy nhất chính là cơ hội gia tăng thanh khoản cho thị trường nhờ tăng tính hấp dẫn đối với cả nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài. Chứng khoán phái sinh là phân khúc thị trường nhằm mục tiêu phòng vệ rủi ro, cho nên các sản phẩm phái sinh sẽ trở thành công cụ quản trị rủi ro không thể thiếu đối với các danh mục đầu tư có quy mô vốn lớn tại Việt Nam, đặc biệt từ các công ty quản lý quỹ nước ngoài. Ngoài ra, với đặc tính sử dụng đòn bẩy tài chính cao, nhà đầu tư sẽ có khả năng thu được mức lợi nhuận rất lớn một khi đoán định đúng xu hướng thị trường. Yếu tố này được đánh giá là đặc biệt hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong nước.

Hiện Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đã hoàn tất việc thiết kế ba sản phẩm chứng khoán phái sinh để giao dịch lần đầu trên TTCK phái sinh Việt Nam. Đó là hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ và hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu (áp dụng cho hai chỉ số VN30 và HNX30). Trong đó, hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index dự kiến sẽ được đưa vào giao dịch trên TTCK phái sinh ngay khi mở cửa thị trường. Mẫu hợp đồng đối với các sản phẩm này cũng đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Đáng lưu ý, chứng khoán phái sinh là sản phẩm giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro song nó cũng ẩn chứa những rủi ro mang tính hệ thống. Trong lịch sử, TTCK thế giới đã nhiều lần chứng kiến rủi ro từ các sản phẩm chứng khoán phái sinh, gần nhất là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 xuất phát từ loại chứng khoán được đảm bảo bằng các khoản nợ dưới chuẩn. Do vậy, các cơ quan quản lý cần nhận định rõ những trường hợp rủi ro có thể xảy ra, đồng thời phải liên tục giám sát, rút kinh nghiệm, chỉnh sửa các quy định khi TTCK phái sinh chính thức đi vào hoạt động.

Về dài hạn, TTCK phái sinh được kỳ vọng sẽ phát triển đa dạng về sản phẩm giao dịch, bao gồm các hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn đối với cả chứng khoán, tiền tệ và hàng hóa. Xa hơn nữa, bên cạnh một TTCK phái sinh tập trung, có thể cho phép tồn tại một TTCK phái sinh phi tập trung (OTC) có quản lý. Thực tế cho thấy, một số loại sản phẩm phái sinh tiền tệ phù hợp với giao dịch trên thị trường OTC, một số sản phẩm khác lại phù hợp với giao dịch trên thị trường tập trung.

http://mobile.thesaigontimes.vn

NỘI DUNG KHÁC

Mục tiêu 250 triệu USD và 10.000 tỷ đồng của ngành chè

14-7-2017

Mục tiêu ngành chè Việt Nam năm 2017 là xuất khẩu chính ngạch đạt trên 150.000 tấn với kim ngạch trên 250 triệu USD, đồng thời chiếm lĩnh được thị trường trong nước với sản lượng khoảng 50.000 tấn và doanh thu khoảng 10.000 tỷ đồng.

Cải cách kiểm tra chuyên ngành: còn khoảng cách rất lớn với yêu cầu của Chính phủ

14-7-2017

TS Nguyễn Đình Cung cho rằng “danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành quá nhiều, thông thường cứ dài ra, nhiều lên”.

VCCI đề nghị tiếp tục giảm quy định về xuất khẩu gạo

13-7-2017

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị thay đổi nhiều điểm trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo và đang đưa ra lấy ý kiến.

Những "sự thật" mới về thị trường nông thôn

13-7-2017

22,5 triệu người đang sử dụng mạng xã hội Facebook; tăng trưởng của dòng sản phẩm cao cấp tới 38,5%... là hai trong những “sự thật” đáng chú ý về thị trường nông thôn vừa được một công ty nghiên cứu thị trường chỉ ra buộc các nhà sản xuất phải có cái nhìn khác về thị trường luôn được đánh giá là tiềm năng này.

Hộ kinh doanh ngại lên doanh nghiệp

13-7-2017

Lý do các hộ kinh doanh chưa thực sự muốn chuyển đổi lên doanh nghiệp là vì ngại phát sinh chi phí nhiều hơn, thủ tục kế toán, báo cáo thuế.

Hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ bền vững

5-7-2017

Khi tâm lý sợ hãi đẩy người tiêu dùng đi tìm kiếm cho mình và gia đình nguồn thực phẩm sạch, thì cũng là lúc những sản phẩm mang tên gọi “hữu cơ” xuất hiện như nấm sau mưa.

Lấy lại đà tăng trưởng: Ngành nông nghiệp vững bước tới mục tiêu

7-7-2017

Những tháng đầu năm 2016, lần đầu tiên ghi nhận ngành nông nghiệp tăng trưởng âm, sau đó, nhờ những giải pháp chủ động, sáng tạo, tăng trưởng được phục hồi. Và trong 6 tháng đầu năm 2017, ngành nông nghiệp đã lấy lại đà tăng trưởng. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức sáng ngày 30/6, tại Hà Nội.

Ngành nông nghiệp Việt Nam cần tập trung vào mục tiêu chính

6-7-2017

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Việt Nam Nguyễn Xuân Cường, ngàn hnông nghiệp sẽ phải tăng cường nỗ lực trong nhiều lĩnh vực để đạt 3 mục tiêu chính đặt ra cho năm 2017. Phát biểu tại một cuộc hội thảo tổ chức hồi tuần trước tại Hà Nội, ông Cường đã công bố tổng quan tình hình hoạt động ngành nông nghiệp trong nửa đầu năm 2017 và đặt ra các định hướng cho nửa cuối năm 2017.

Bốn tháng xin 1 giấy phép: Còn thời gian đâu làm ăn?

7-7-2017

Luật An toàn thực phẩm (ATTP) quy định một kiểu, Nghị định lại yêu cầu làm một kiểu khác với quy trình và thủ tục rườm rà, phức tạp khiến các DN trong ngành chật vật xin đủ các loại giấy phép. Quy định trong Nghị định chưa rõ ràng khiến cán bộ làm việc theo “cảm tính”, gây ra tình trạng nhũng nhiễu DN.

Chi 8.500 tỷ nhập trái cây: Mua về không ăn, tái xuất đi Trung Quốc

7-7-2017

“Hầu hết các mặt hàng trái cây mà Việt Nam nhập từ các nước khác, đặc biệt từ Thái Lan gần như không tiêu thụ trong nước mà chúng ta xuất đi nước thứ ba, bởi nhu cầu sử dụng trái cây các nước khác rất lớn trong khi cung của chúng ta chưa đủ để đáp ứng”.

Lúa chưa gặt giá đã tăng, gạo xuất khẩu hút hàng

7-7-2017

Các DN kinh doanh lúa gạo ở ĐBSCL cho biết, từ sau vụ lúa ĐX 2016 - 2017 đến nay lúa tăng giá ở mức cao. Thời điểm này lúa HT sớm trong vùng vừa thu hoạch ở Hậu Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ nhưng theo dự báo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) giá lúa có thể còn duy trì mức cao đến tháng 9/2017.

Ưu tiên hỗ trợ DN phát triển nông nghiệp

5-7-2017

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhằm tăng nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy sản xuất, hàng hóa khu vực này, phát triển kinh tế xã hội bền vững trên địa bàn nông thôn.