TIN TỨC-SỰ KIỆN

Sửa đổi Luật Doanh nghiệp và tính tôn nghiêm của pháp luật

Ngày đăng: 12 | 06 | 2013

Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về dự án sửa đổi điều 170 Luật doanh nghiệp, tính đến ngày 1/7/2011 là thời hạn cuối cùng thực hiện đăng ký lại, trong số 6.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì còn khoảng 3.000 doanh nghiệp không đăng ký lại. Các doanh nghiệp này có tổng số vốn đăng ký là 18,5 tỉ USD, số lao động sử dụng là 446.000 người.

Thực trạng tồn tại gần 3.000 doanh nghiệp chưa thực hiện thủ tục đăng ký lại, gây nên rất nhiều hệ lụy là điều không ai mong muốn và chắc chắn không ai muốn hiện tượng này sẽ lặp lại. Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Thanh Hải (đoàn Hòa Bình), “Trong Tờ trình của Chính phủ phần nêu các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng trên lại hết sức chung chung không rõ ràng, chẳng biết lỗi chính tại đâu, tại cơ quan nào, tại cơ chế nào”.
Việc để tồn đọng 2.916 doanh nghiệp chưa làm thủ tục đăng ký khiến Quốc hội lại phải lần thứ 2 sửa luật cho phù hợp với thực tiễn này. Nếu thông qua tờ trình của Chính phủ thì khó nhận biết nguyên nhân chính là tại đâu. Chẳng biết là do ý thức chấp hành luật của doanh nghiệp này chưa cao, hay do các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, hay là do chính Quốc hội đã thông qua một dự án luật chưa có sự phù hợp tốt với thực tế.
Theo đại biểu Thanh Hải, nội dung của Tờ trình của Chính phủ mới chỉ giới hạn ở việc phân tích những mặt tích cực mà không hề nhắc tới những khó khăn hay những tác động không mong muốn có thể xảy ra khi luật được thông qua. Chẳng hạn như việc sửa đổi luật có khả năng sẽ ảnh hưởng tới tính tôn nghiêm của pháp luật hay không. 
Có thể nói đây là một dự án luật hết sức đặc biệt vì chỉ có duy nhất một điều trong luật được sửa đổi tới 2 lần kể từ khi luật ra đời năm 2005. Vì vậy, đại biểu Thanh Hải đề nghị, tờ trình Chính phủ cần phải làm rõ tại sao chỉ duy nhất điều này cần chỉnh sửa và tần suất sửa đổi lại cao so với các điều khác trong luật như vậy. 
Có nhiều điểm tương đồng trong ý kiến của đại biểu Hoàng Thanh Tùng (Sóc Trăng) và đại biểu Nguyễn Thanh Hải. Đại biểu Thanh Tùng cho rằng, gần 4 năm sau khi điều khoản này được sửa đổi lần đầu năm 2009, cho thấy những vấn đề bất cập trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật cần được nghiêm túc xem xét và rút kinh nghiệm. 
Thứ nhất, đại biểu Thanh Tùng phân tích: Điều này cho thấy các cơ quan hữu quan chưa nghiên cứu, đánh giá đầy đủ về tác động của chính sách, cụ thể ở đây là sự cần thiết, tính hợp lý và tác động của việc quy định thời hạn đăng ký lại của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi xây dựng Luật doanh nghiệp năm 2005 làm cho chính sách thiếu ổn định, phải thay đổi thường xuyên khiến doanh nghiệp bị động. “Điều này ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của pháp luật và hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước” – đại biểu nhấn mạnh.
Thứ hai, các cơ quan quản lý nhà nước được giao trách nhiệm thi hành Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư chưa làm tròn trách nhiệm trong việc tổ chức, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp; thiếu đôn đốc kiểm tra, theo dõi, đánh giá hoạt động đầu tư của doanh nghiệp để kịp thời kiến nghị biện pháp xử lý những vướng mắc và vi phạm pháp luật trong hoạt động của doanh nghiệp. Ở đây có phần trách nhiệm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đại biểu Thanh Tùng cho rằng, việc quy trách nhiệm chủ yếu cho doanh nghiệp không thực hiện thủ tục đăng ký lại như nêu trong tờ trình là chưa thực sự thoả đáng. Thời hạn 5 năm để các doanh nghiệp đăng ký lại đã kết thúc vào ngày 1/7/2011 nhưng đến nay sau gần 2 năm Chính phủ mới trình Quốc hội xem xét lại vấn đề này là quá chậm trễ và làm phát sinh những hệ luỵ pháp lý phức tạp.
Thứ ba, việc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không chấp hành nghiêm quy định về thời hạn đăng ký lại, thậm chí một số doanh nghiệp đã hết thời hạn hoạt động theo giấy phép đầu tư nhưng vẫn tiếp tục tuyển dụng lao động, vẫn ký kết hợp đồng, vẫn nộp thuế. Việc các DN được châm trước bỏ qua vi phạm, cho đăng ký lại để tiếp tục hoạt động trong chừng mực nào đó sẽ tạo ra một tiền lệ xấu về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật. Điều này cũng đánh đồng các doanh nghiệp chấp hành nghiêm pháp luật trong việc đăng ký lại với các doanh nghiệp không chấp hành, tạo sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp đã đăng ký lại để hoạt động theo Luật doanh nghiệp năm 2005 với các doanh nghiệp không đăng ký lại. Vấn đề này nếu không được làm rõ và chấn chỉnh sẽ dẫn đến tình trạng không ít doanh nghiệp cho rằng có thể bất chấp pháp luật, dùng sức ép để thu hút đầu tư về công ăn việc làm của người lao động để bắt nhà nước phải chiều theo ý mình.
Còn đại biểu Ngô Văn Minh (đoàn Quảng Nam) thì cho rằng: “Dự thảo mang tính đối phó, thử sức đại biểu Quốc hội: từ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, hồ sơ đăng ký... có đến 24 điều, trong khi dự thảo luật chỉ sửa một khoản”.
Trở lại với nội dung sửa đổi, Đại biểu Thanh Tùng đề nghị khi sửa đổi điều 170 cần xem xét rất thận trọng, tránh tâm lý cực đoan, chuyển từ thái cực này sang thái cực khác, từ chỗ quy định rất chặt chẽ về thời hạn đăng ký lại sang quá thoáng, bỏ mọi giới hạn có thể tạo ra kẽ hở pháp luật dẫn đến bị lạm dụng để vi phạm pháp luật. 
Với tinh thần đó, Điểm a, Khoản 2, đại biểu Thanh Tùng tán thành việc quy định thời hạn đăng ký lại 5 năm nhưng đề nghị bổ sung quy định "việc đăng ký lại phải được thực hiện trước khi kết thúc thời hạn hoạt động của doanh nghiệp theo giấy phép đầu tư". Việc bổ sung này là cần thiết nhằm khắc phục thời hạn doanh nghiệp hoạt động “chui” sau khi hết thời hạn hoạt động sau đó mới xin đăng ký lại, vừa là sự coi thường pháp luật, vừa làm phát sinh những rủi ro về pháp lý mà chính luật này đang phải giải quyết.
Trước Quốc hội, Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư Bùi Quang Vinh nhận trách nhiệm về những yếu kém trong quản lý Nhà nước. “Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cấp phép đăng ký kinh doanh và quản lý doanh nghiệp, kể cả đổi giấy phép. Nhưng từ đó đến nay các địa phương cũng không hề báo cáo với Bộ KH-ĐT về việc có DN muốn đăng ký. Thực ra địa phương cũng không nắm được ông nào muốn đăng ký…”.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cũng bày tỏ cái “khó” khi phải sửa điều 170: Nếu không sửa, không cho phép thì sẽ gây tổn hại rất lớn, đóng cửa tới gần 3 nghìn doanh nghiệp, gây hậu quả rất lớn. Nhưng nếu gia hạn cho họ thì thượng tôn pháp luật lại không nghiêm”.
Chính phủ đề nghị sửa đổi khoản 2 điều 170 Luật doanh nghiệp theo hướng bãi bỏ thời hạn đăng ký lại của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cho phép các doanh nghiệp được lựa chọn không đăng ký lại hoặc đăng ký lại tại thời điểm thích hợp đối với doanh nghiệp. 
Ngoài ra, cho phép doanh nghiệp không đăng ký lại tiếp tục hoạt động theo giấy phép đầu tư, điều lệ doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước ngày 1/7/2006, đã hết thời hạn hoạt động theo quy định tại giấy phép đầu tư sau ngày 1/7/2006 và chưa thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp được thực hiện thủ tục đăng ký lại để tiếp tục hoạt động. Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trước pháp luật các vấn đề phát sinh kể từ ngày hết hạn hoạt động theo quy định tại giấy phép đầu tư cho đến thời điểm đăng ký lại doanh nghiệp.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2013/6/41460.html

NỘI DUNG KHÁC

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Cần liên kết hỗ trợ lẫn nhau

12-6-2013

Nông nghiệp Việt Nam những năm qua đã có bước phát triển đột phá, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước… Tuy nhiên, vẫn còn đó những hạn chế, tồn tại, cản trở sự phát triển của ngành như năng suất lao động thấp, khả năng cạnh tranh sản phẩm chưa cao, thiếu tính bền vững và xu thế phát triển đang có phần chậm lại… Những tồn tại này đòi hỏi cần có giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Bất cập đất đai ngày càng đậm nét

3-6-2013

Trình bày trước Quốc hội ngày 29/5 về kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015), Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết, cả nước đang còn 2,46 triệu ha đất chưa sử dụng.

Sử dụng đất - quá bất cập

3-6-2013

Dư luận đang nóng lên việc góp ý sửa đổi Luật đất đai nhưng các ý kiến chỉ tập trung vào mục 4 chương 2 - Thu hồi đất mà chưa quan tâm đến mục 2 chương 2 - Quy hoạch sử dụng đất, mục mà việc thực thi luật còn nhiều bất cập, gây nên nhiều lãng phí “khủng”.

Nông dân còn gì?

3-6-2013

Khi người nông dân rời bỏ ruộng đồng, họ chỉ còn con đường bán mồ hôi để kiếm sống với mức giá không thể rẻ mạt hơn. Đó là con đường mà những thế hệ nông dân cha ông họ đã từ chối bằng cách vùng lên quá đà trong cuộc cải cách ruộng đất đầy đau thương hồi giữa thế kỷ trước.

Trả ruộng là hiện tượng không bình thường

3-6-2013

Sau khi NNVN đăng bài “Nằng nặc xin trả ruộng” (trong loạt bài “Mối lo làng quê”) phản ánh việc người dân xin trả ruộng 03 (ruộng phân theo khẩu cho nông dân, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) ở xã Lam Sơn (Thanh Miện, Hải Dương), Đài Truyền hình Việt Nam đã phỏng vấn TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Bộ NN-PTNT), về vấn đề này. NNVN xin giới thiệu ý kiến của TS. Đặng Kim Sơn.

Ai đứng ra tạm trữ lúa, gạo?

3-6-2013

Có thể nói thị trường lúa gạo hiện nay đang gặp khó khăn ở hai mặt tiêu thụ lúa trong dân và vấn đề tạm trữ của Hiệp hội Lương thực VN (VFA). Đi tìm tiếng nói trong việc tạm trữ lúa gạo như thế nào?

Loay hoay điện mía

3-6-2013

Có tiềm năng lớn, có ý nghĩa quan trọng cho phát triển ngành mía đường nói riêng và phát triển nông thôn nói chung, và đã được rục rịch khởi động từ lâu, nhưng đến nay, số nhà máy phát điện từ bã mía vẫn còn đếm trên đầu ngón tay, với công suất khá khiêm tốn. Nguyên nhân chính vẫn ở chuyện giá bán điện cho Tập đoàn Điện lực VN (EVN).

IPhone hay “Ai lúa”?

13-5-2013

TS. Đặng Kim Sơn: "Nhìn vào thắng lợi của nông nghiệp, lại càng thấy đau thêm cho bà con nông dân"... Người Mỹ chỉ cần bán một chiếc điện thoại iPhone cũng đủ mua một tấn gạo của nông dân Việt Nam. Nước ta nên tập trung đầu tư vào công nghiệp hay nông nghiệp?

“Trụ đỡ” nền kinh tế đang lung lay?

7-5-2013

Gạo liên tục giảm giá, cá tra mất thị trường, cà phê gặp hạn nặng… những thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam đang yếu đi rõ rệt.

XK nông thủy sản, cạnh tranh gay gắt!

7-5-2013

Trong những tháng đầu năm, các mặt hàng nông thủy sản XK chủ lực của VN tiếp tục chịu ảnh hưởng của “cơn bão” khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới khi sức mua tại nhiều thị trường trọng điểm suy giảm. Tuy nhiên, bằng những nỗ lực và lối đi riêng, nhiều ngành hàng đã hạn chế tối đa những yếu tố bất lợi, tìm kiếm thêm thị trường mới…

Tiêu thụ lúa hè thu, nỗi lo lại tiếp diễn

7-5-2013

Vụ lúa hè thu ở ĐBSCL vẫn đang trong quá trình xuống giống, nhưng đã bắt đầu cho thu hoạch trên những trà lúa sớm. Dù diện tích thu hoạch chưa nhiều nhung nỗi lo tiêu thụ lúa đã bắt đầu hiển hiện.

Chính sách phải đi trước một bước

7-5-2013

Theo TS. Trần Hoàng Ngân, mặc dù tín dụng cho tam nông tăng trưởng tốt nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân khu vực nông thôn. Điều đó cho thấy, Nhà nước phải có cơ chế ưu đãi hơn nữa về vốn, hạ tầng để hệ thống ngân hàng có thể phát triển các chi nhánh đến vùng sâu, vùng xa.