TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông dân còn gì?

Ngày đăng: 03 | 06 | 2013

Khi người nông dân rời bỏ ruộng đồng, họ chỉ còn con đường bán mồ hôi để kiếm sống với mức giá không thể rẻ mạt hơn. Đó là con đường mà những thế hệ nông dân cha ông họ đã từ chối bằng cách vùng lên quá đà trong cuộc cải cách ruộng đất đầy đau thương hồi giữa thế kỷ trước.

Khi người nông dân ở Hải Dương làm đơn trả lại hàng trăm ha ruộng (xem bài “Nằng nặc xin trả ruộng” trong loạt bài “Mối lo làng quê” trên NNVN), ông Bí thư tỉnh này cho rằng đó là chuyện bình thường, rằng khi làm ruộng không mang lại hiệu quả, họ phải bỏ thôi, như một quy luật của thị trường. Song, bỏ ruộng rồi, người nông dân còn gì? Đây không phải câu chuyện thị trường nữa, không phải sự thường ở những làng quê ngàn năm lúa nước.
Nhiều làng quê, làm nông nghiệp chỉ còn người già
 
Người nông dân còn gì khi không còn ruộng đất? Đó là câu hỏi không giản đơn, vì ruộng đất là tất cả đối với người nông dân, là nền tảng để tạo ra mọi giá trị của họ. Để có ruộng đất, nhiều thế hệ người nông dân Việt Nam đã từng phải đánh đổi không chỉ công sức, mồ hôi, máu, mà cả lòng tự trọng.
Ruộng đồng là cuộc sống của người nông dân xưa kia, bây giờ, và mãi mãi sau này. Ruộng đất nuôi sống nông dân, làm nên văn hóa, lối sống của nông dân, và cũng tạo nên những bi kịch của người nông dân. Nhưng vụ án từ ruộng đồng như Nọc Nạn thời thực dân, như Tiên Lãng thời nay là những bi kịch của những người nông dân khi tình yêu với ruộng đồng của họ bị ngăn trở. 
Người nông dân sống, và chết vì ruộng đồng. Luôn là như thế, bởi khi không còn ruộng đồng, họ không còn là nông dân nữa.
Người nông dân còn gì khi trả lại ruộng đồng? Cái họ còn là sức lao động. Có thể, ông Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương cho rằng người nông dân bỏ ruộng là bình thường vì năm ngoái số lượng người Hải Dương đi xuất khẩu lao động tăng 16%. Nhưng, con số 3500 người nông dân Hải Dương đi xuất khẩu lao động chỉ là một phần rất nhỏ so với lượng lao động dôi dư do bỏ ruộng ở đây. 
Thậm chí, nếu như tất cả những người nông dân Hải Dương sau khi bỏ ruộng đều có thể sang Hàn Quốc, Đài Loan, hay chỉ lên Hà Nội làm thợ xây thì cũng không nghĩa việc trả ruộng là điều bình thường. Bởi, những đồng tiền ít ỏi có được từ việc bán sức nơi xứ  người chưa bao giờ là con đường bền lâu để mưu cầu hạnh phúc.  Khi người nông dân rời bỏ ruộng đồng, họ chỉ còn con đường bán mồ hôi để kiếm sống với mức giá không thể rẻ mạt hơn. Đó là cách thức mà sức lao động của họ không còn khả năng để tái tạo, để gia tăng năng lực. Đó là con đường mà những thế hệ nông dân cha ông họ đã từ chối bằng cách vùng lên quá đà trong cuộc cải cách ruộng đất đầy đau thương hồi giữa thế kỷ trước.
"Khi người nông dân bỏ ruộng đồng, cái họ còn là sự trống rỗng. Đó là những làng quê vắng vẻ bởi không có việc làm, là những mái đình không còn ngày hội, là những bà lão lưng còng nhóm lửa sớm khuya không tiếng nói, là mắt trẻ con tối dưới hiên chiều".
Người nông dân bỏ ruộng vì rất nhiều lý do, vì ruộng đồng không nuôi nổi họ, vì những hấp lực việc làm từ đô thị, từ những thị trường lao động xa xôi. Họ có lý khi trả lại ruộng đồng. Song, đó là cái lý bất đắc dĩ, cái lý của những điều vô lý. Bởi người nông dân không thể nói lý với cánh đồng của mình khi sau một vụ lúa dài gần nửa năm trời, hạt thóc thu về không đủ bù những chi phí mà họ đã bỏ ra, không đủ bù cho những khoản thu mà họ phải đóng góp trên mỗi đầu sào ruộng. Khi không còn ruộng đồng, người nông dân không còn là nông dân nữa. Vậy họ sẽ là ai? Họ sẽ là những công nhân ở các xóm trọ ngoại ô với bữa cơm thiếu chất và cuộc sống tù đọng về tinh thần. Họ buôn thúng bán bưng trên những vỉa hè bị xua đuổi. Họ đi trên những con đường không phải của mình, bởi bỏ ruộng đồng, họ vẫn là nông dân với đôi bàn tay trắng.
Ruộng đất là máu thịt, là tâm hồn của nông dân. Muôn đời là thế. Nhưng người nông dân đã làm đơn trả ruộng. Đó chắc chắn không phải một việc bình thường, đó là bi kịch lớn nhất của nông thôn. Bởi, khi giã từ ruộng đồng thì người nông dân còn gì? Câu hỏi này có lời đáp hay không?
Theo Nông nghịêp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/1/110812/Nong-dan-con-gi.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Trả ruộng là hiện tượng không bình thường

3-6-2013

Sau khi NNVN đăng bài “Nằng nặc xin trả ruộng” (trong loạt bài “Mối lo làng quê”) phản ánh việc người dân xin trả ruộng 03 (ruộng phân theo khẩu cho nông dân, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) ở xã Lam Sơn (Thanh Miện, Hải Dương), Đài Truyền hình Việt Nam đã phỏng vấn TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Bộ NN-PTNT), về vấn đề này. NNVN xin giới thiệu ý kiến của TS. Đặng Kim Sơn.

Ai đứng ra tạm trữ lúa, gạo?

3-6-2013

Có thể nói thị trường lúa gạo hiện nay đang gặp khó khăn ở hai mặt tiêu thụ lúa trong dân và vấn đề tạm trữ của Hiệp hội Lương thực VN (VFA). Đi tìm tiếng nói trong việc tạm trữ lúa gạo như thế nào?

Loay hoay điện mía

3-6-2013

Có tiềm năng lớn, có ý nghĩa quan trọng cho phát triển ngành mía đường nói riêng và phát triển nông thôn nói chung, và đã được rục rịch khởi động từ lâu, nhưng đến nay, số nhà máy phát điện từ bã mía vẫn còn đếm trên đầu ngón tay, với công suất khá khiêm tốn. Nguyên nhân chính vẫn ở chuyện giá bán điện cho Tập đoàn Điện lực VN (EVN).

IPhone hay “Ai lúa”?

13-5-2013

TS. Đặng Kim Sơn: "Nhìn vào thắng lợi của nông nghiệp, lại càng thấy đau thêm cho bà con nông dân"... Người Mỹ chỉ cần bán một chiếc điện thoại iPhone cũng đủ mua một tấn gạo của nông dân Việt Nam. Nước ta nên tập trung đầu tư vào công nghiệp hay nông nghiệp?

“Trụ đỡ” nền kinh tế đang lung lay?

7-5-2013

Gạo liên tục giảm giá, cá tra mất thị trường, cà phê gặp hạn nặng… những thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam đang yếu đi rõ rệt.

XK nông thủy sản, cạnh tranh gay gắt!

7-5-2013

Trong những tháng đầu năm, các mặt hàng nông thủy sản XK chủ lực của VN tiếp tục chịu ảnh hưởng của “cơn bão” khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới khi sức mua tại nhiều thị trường trọng điểm suy giảm. Tuy nhiên, bằng những nỗ lực và lối đi riêng, nhiều ngành hàng đã hạn chế tối đa những yếu tố bất lợi, tìm kiếm thêm thị trường mới…

Tiêu thụ lúa hè thu, nỗi lo lại tiếp diễn

7-5-2013

Vụ lúa hè thu ở ĐBSCL vẫn đang trong quá trình xuống giống, nhưng đã bắt đầu cho thu hoạch trên những trà lúa sớm. Dù diện tích thu hoạch chưa nhiều nhung nỗi lo tiêu thụ lúa đã bắt đầu hiển hiện.

Chính sách phải đi trước một bước

7-5-2013

Theo TS. Trần Hoàng Ngân, mặc dù tín dụng cho tam nông tăng trưởng tốt nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân khu vực nông thôn. Điều đó cho thấy, Nhà nước phải có cơ chế ưu đãi hơn nữa về vốn, hạ tầng để hệ thống ngân hàng có thể phát triển các chi nhánh đến vùng sâu, vùng xa.

Lãi suất mua tạm trữ thóc gạo không quá 11%/năm

7-5-2013

Đây là một trong những nội dung được quy định tại Thông tư số 50/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng để mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân năm 2012-2013.

Giảm tổn thất sau thu hoạch thủy sản: Chậm vào cuộc sống

7-5-2013

Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định 63/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ cho vay đầu tư trang thiết bị nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông-thủy sản, đến nay, mới chỉ có 15% đối tượng được vay vốn. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Vũ Văn Tám đã lý giải xung quanh vấn đề này. Ông Tám cho biết:

PPP, nhân tố chiến lược của ngành nông nghiệp

7-5-2013

Trong bối cảnh ngân sách Nhà nước không thể kham hết mọi khoản đầu tư cho nông nghiệp về hạ tầng giao thông, thủy lợi, đào tạo kỹ thuật… thì đối tác công - tư (PPP) đang là một trong những nhân tố chiến lược trong chương trình phát triển nông nghiệp của Việt Nam hiện nay.

Dự báo kém nên giá xuất khẩu rớt

4-5-2013

Theo chuyên gia Nguyễn Đình Bích thuộc Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương), trong năm 2013 và nhiều năm tới, giá mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực không thể tăng thêm nữa.