TIN TỨC-SỰ KIỆN

Ai đứng ra tạm trữ lúa, gạo?

Ngày đăng: 03 | 06 | 2013

Có thể nói thị trường lúa gạo hiện nay đang gặp khó khăn ở hai mặt tiêu thụ lúa trong dân và vấn đề tạm trữ của Hiệp hội Lương thực VN (VFA). Đi tìm tiếng nói trong việc tạm trữ lúa gạo như thế nào?

VFA hay tỉnh?
Theo TS Võ Hùng Dũng, GĐ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Cần Thơ nhận xét: VFA thực hiện tạm trữ lúa gạo ở vụ ĐX vừa qua, họ không có bất kỳ khuyến cáo nào đối với nông dân cũng như ngành nông nghiệp. Đến khi thị trường diễn biến xấu, tạm trữ thất bại, giá lúa gạo xuống thấp kỷ lục, VFA giao trách nhiệm việc tạm trữ lúa gạo về cho địa phương để thu mua tạm trữ. Nông dân không hưởng được gì từ hoạt động này mà chỉ có những đối tượng lợi dụng kẽ hở của chính sách. Vai trò của nông dân trong chính sách tạm trữ hết sức mờ nhạt mặc dù trên lý thuyết họ là đối tượng thụ hưởng chính.
Nông dân là người trực tiếp làm ra sản phẩm, mà không quyết định được giá bán, khi bán phải phụ thuộc vào nhiều cấp. Chính vì lẽ đó chúng ta nên nhìn thẳng vấn đề này thật nghiêm túc, xem lại những sai lầm về mặt chính sách, cùng phân tích, mổ xẻ đến cùng từng vấn đề, qua đó đi đến hành động, kể cả loại bỏ chương trình tạm trữ lúa gạo hiện nay. Quan điểm của tôi, là không nên giao cho DN tạm trữ lúa gạo nữa. Nhà nước nên dùng ngân sách để mua lúa gạo trong dân rồi bỏ vào hệ thống kho dự trữ quốc gia. Điều này giúp giữ áp lực cung không bị căng thẳng. Sau đó, chọn thời điểm thích hợp Nhà nước sẽ cho các DN đấu thầu mua lại lúa gạo để bán ra thị trường thế giới.
Nông dân là người trực tiếp làm ra sản phẩm mà không quyết định được giá bán
 
Ông Trần Quang Củi, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang thì quả quyết nên giao cho địa phương để chủ động. Việc thu mua tạm trữ lúa gạo nên giao cho địa phương. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh căn cứ vào chỉ tiêu được Bộ Công thương và VFA giao cho tỉnh để quyết định phân bổ cho các DN đóng trên địa bàn có đủ năng lực tạm trữ như về nhà máy, kho bãi, bao gồm cả DN thành viên của VFA. Trong đó, ưu tiên DN có hợp đồng tiêu thụ lúa trong chương trình cánh đồng mẫu lớn. Chỉ tiêu tạm trữ phải đủ lớn, tối thiểu cũng phải tương ứng với 20-30% sản lượng lúa hàng hóa của từng tỉnh thì mới đủ sức kích thích và giữ giá ổn định, nhằm giúp nông có lãi từ 30% trở lên. Kiên Giang hiện có 7 DN kinh doanh xuất khẩu lúa gạo, năng lực kho chứa 280.000 tấn, trong đó kho dự trữ là 159.000 tấn nên hoàn toàn đủ khả năng thu mua tạm trữ theo chỉ tiêu được giao. Chủ tịch UBND tỉnh cũng là người quyết định về thời điểm thu mua tạm trữ tại địa phương mình sao cho thích hợp nhất, đúng vào thời điểm thu hoạch rộ của mùa vụ nhưng phải nằm trong khung thời gian 60 ngày mà Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT đã ấn định. Bộ Công thương, VFA và các DN kinh doanh xuất khẩu lúa gạo sẽ xúc tiến tìm kiếm thị trường để lo đầu ra.
Cả hai
Giao cho địa phương chỉ tiêu tạm trữ có khả thi? Ông Lê Minh Đức, GĐ Sở NN-PTNT Long An, nói: Việc VFA giao tạm trữ lúa gạo cho địa phương đối với Long An là rất khó, đặc biệt ở vụ lúa HT hiện nay. Có 3 nguyên nhân khó khăn. Thứ nhất, là tỉnh không đủ kho tự chủ trong việc thu mua tạm trữ lúa gạo, đa phần kho bãi của DN chủ động. Thứ hai, tỉnh không thể chủ động đầu ra cho dân, khi xảy ra về sự cố giá cả tụt giảm thì phần bù lỗ cho dân tỉnh không kham nổi. Thứ ba, dù sao đi nữa VFA cũng là đơn vị chuyên thực hiện xúc tiến thương mại lúa gạo, định giá thu mua, tìm đối tác xuất khẩu… Chính vì vậy, địa phương nào có đủ DN mạnh nên tham gia tạm trữ. Còn đối với chúng tôi chỉ muốn giao chỉ tiêu những lần tạm trữ lúa gạo từ 30%/vụ trở lên trên tổng sản lượng của tỉnh. Ở mấy lần giao tạm trữ các vụ trước chưa tới 10% sản lượng trong tỉnh gây thiệt hại về phía nông dân.
Chúng tôi đề xuất, để đảm bảo công bằng giúp dân hưởng lợi trong những lần tạm trữ lúa gạo, cần phải hỗ trợ DN đẩy mạnh ký hợp đồng thu mua lúa của dân nằm trong cánh đồng mẫu lớn (CĐML), tiền hỗ trợ đến tay người dân, cho dù lúa tới mùa sớm hay muộn bán không bị mất giá. Nếu thực hiện tốt chính sách như vậy thì dân có lời. Nếu làm theo kiểu tạm trữ của VFA thì dân không được hưởng lợi. Về lâu dài chúng tôi đề xuất VFA nên kết hợp với các địa phương cùng với DN đóng trên địa bàn đẩy mạnh việc ký kết hợp đồng SX lúa trong CĐML là điều nên làm. Điển hình vụ lúa HT này Long An SX tổng số 220.000 ha, trong đó có trên 20.000 ha SX lúa chất lượng cao trong CĐML cần có DN bao tiêu đầu ra.
Theo ông Đoàn Ngọc Phả, PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh An Giang thì cần phối hợp giữa địa phương và VFA. Ông Phả nói: An Giang SX lúa mỗi năm với sản lượng 3,9 triệu tấn, có năng lực kho dự trữ 300.000 tấn.  Khi giao việc mua tạm trữ cho từng tỉnh sẽ có nhiều thuận lợi cho địa phương và việc thực hiện có hiệu quả hơn. Bởi DN đóng trên địa bàn nằm sát ngay vùng nguyên liệu nên mua dễ dàng, chi phí vận chuyển thấp, giá mua lúa sẽ khả quan hơn.
Mặt khác, ở ĐBSCL lịch thời vụ và thời điểm thu hoạch ở các vùng khác nhau, như Tiền Giang, Đồng Tháp. Trước kia VFA đưa ra thời điểm mua tạm trữ đôi lúc chưa phù hợp, có lúc ở An Giang, Kiên Giang là hai tỉnh có sản lượng lúa lớn nhất vùng chưa vào đợt thu hoạch, sau khi kết thúc mua tạm trữ mới vào thu hoạch rộ. Chính vì lẽ đó dân chẳng được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Vì vậy, để hạn chế rủi ro cho DN, Chính phủ cần tạo ra cơ chế phối hợp giữa UBND các địa phương và VFA để vừa đảm bảo người dân bán lúa có lãi đồng thời DN tự chủ kinh doanh có lời.
Ông Lê Văn Đời, PGĐ Sở NN-PTNT Hậu Giang: Địa phương gặp khó về vốn, kho bãi
Hiện nay việc để địa phương hay VFA thu mua tạm trữ lúa gạo vẫn phải chờ cấp trên. Tuy nhiên nếu giao cho cho địa phương thì có những cái lợi như chủ động về thời gian, triển khai đúng thời điểm nên sẽ có tác động mạnh đến giá cả thị trường. Tuy nhiên, khi phân bổ cho các hợp tác xã, nông hộ thì những đơn vị này sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận vốn vay ngân hàng, cũng như điều kiện về kho bãi tạm trữ không đảm bảo. Hơn nữa, cũng không gắn kết được giữa việc thu mua tạm trữ với tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
Ông Nguyễn Văn Tranh, PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau: Cần có sự canh tranh nâng giá lúa
Trên địa bàn Cà Mau những năm qua duy nhất chỉ có Cty CP XNK Nông sản Thực phẩm Cà Mau được giao chỉ tiêu thu mua tạm trữ lúa gạo. Năm 2012, VFA giao chỉ tiêu cho Cty này thu mua tạm trữ 8.000 tấn gạo, tuy nhiên đến khi kết thúc đợt thu mua Cty chỉ thu mua được 2.600 tấn gạo tại địa phương, số còn lại phải mua từ các tỉnh ngoài. Nguyên nhân không đạt so với kế hoạch là do nông dân không bán lúa cho Cty do giá thu mua thấp. Đây là DN thuộc thành viên VFA nhưng lại là DN duy nhất thực hiện việc thu mua lúa tạm trữ tại địa phương nên không có sự cạnh tranh, mua hay không mua là do DN quyết định, địa phương không thể tham gia. 
Ông Nguyễn Văn Ngưng, PGĐ Sở Công thương Sóc Trăng: VFA cần phối hợp chính quyền địa phương
Việc thu mua lúa gạo tạm trữ cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa VFA, DN được phân bổ chỉ tiêu và chính quyền địa phương để nông dân có thể hưởng lợi cao nhất từ hạt lúa mà mình một nắng hai sương làm ra. Thực tế các đợt thu mua tạm trữ trước đây giá lúa có tăng hơn so với trước đó khoảng 200 – 350 đồng/kg nhưng nông dân vẫn không được hưởng trọn vì phải bán lúa thông qua hệ thống thương lái. Về sản lượng thu mua tạm trữ trong vụ HT tới, tỉnh Sóc Trăng cũng như các địa phương khác, đề nghị các ngành chức năng xem xét thu mua tạm trữ là 1,5 triệu tấn cho toàn khu vực ĐBSCL vì sản lượng toàn vùng khá nhiều.
 
Theo Nông nghịêp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/15/110736/Ai-dung-ra-tam-tru-lua-gao.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Loay hoay điện mía

3-6-2013

Có tiềm năng lớn, có ý nghĩa quan trọng cho phát triển ngành mía đường nói riêng và phát triển nông thôn nói chung, và đã được rục rịch khởi động từ lâu, nhưng đến nay, số nhà máy phát điện từ bã mía vẫn còn đếm trên đầu ngón tay, với công suất khá khiêm tốn. Nguyên nhân chính vẫn ở chuyện giá bán điện cho Tập đoàn Điện lực VN (EVN).

IPhone hay “Ai lúa”?

13-5-2013

TS. Đặng Kim Sơn: "Nhìn vào thắng lợi của nông nghiệp, lại càng thấy đau thêm cho bà con nông dân"... Người Mỹ chỉ cần bán một chiếc điện thoại iPhone cũng đủ mua một tấn gạo của nông dân Việt Nam. Nước ta nên tập trung đầu tư vào công nghiệp hay nông nghiệp?

“Trụ đỡ” nền kinh tế đang lung lay?

7-5-2013

Gạo liên tục giảm giá, cá tra mất thị trường, cà phê gặp hạn nặng… những thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam đang yếu đi rõ rệt.

XK nông thủy sản, cạnh tranh gay gắt!

7-5-2013

Trong những tháng đầu năm, các mặt hàng nông thủy sản XK chủ lực của VN tiếp tục chịu ảnh hưởng của “cơn bão” khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới khi sức mua tại nhiều thị trường trọng điểm suy giảm. Tuy nhiên, bằng những nỗ lực và lối đi riêng, nhiều ngành hàng đã hạn chế tối đa những yếu tố bất lợi, tìm kiếm thêm thị trường mới…

Tiêu thụ lúa hè thu, nỗi lo lại tiếp diễn

7-5-2013

Vụ lúa hè thu ở ĐBSCL vẫn đang trong quá trình xuống giống, nhưng đã bắt đầu cho thu hoạch trên những trà lúa sớm. Dù diện tích thu hoạch chưa nhiều nhung nỗi lo tiêu thụ lúa đã bắt đầu hiển hiện.

Chính sách phải đi trước một bước

7-5-2013

Theo TS. Trần Hoàng Ngân, mặc dù tín dụng cho tam nông tăng trưởng tốt nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân khu vực nông thôn. Điều đó cho thấy, Nhà nước phải có cơ chế ưu đãi hơn nữa về vốn, hạ tầng để hệ thống ngân hàng có thể phát triển các chi nhánh đến vùng sâu, vùng xa.

Lãi suất mua tạm trữ thóc gạo không quá 11%/năm

7-5-2013

Đây là một trong những nội dung được quy định tại Thông tư số 50/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng để mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân năm 2012-2013.

Giảm tổn thất sau thu hoạch thủy sản: Chậm vào cuộc sống

7-5-2013

Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định 63/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ cho vay đầu tư trang thiết bị nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông-thủy sản, đến nay, mới chỉ có 15% đối tượng được vay vốn. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Vũ Văn Tám đã lý giải xung quanh vấn đề này. Ông Tám cho biết:

PPP, nhân tố chiến lược của ngành nông nghiệp

7-5-2013

Trong bối cảnh ngân sách Nhà nước không thể kham hết mọi khoản đầu tư cho nông nghiệp về hạ tầng giao thông, thủy lợi, đào tạo kỹ thuật… thì đối tác công - tư (PPP) đang là một trong những nhân tố chiến lược trong chương trình phát triển nông nghiệp của Việt Nam hiện nay.

Dự báo kém nên giá xuất khẩu rớt

4-5-2013

Theo chuyên gia Nguyễn Đình Bích thuộc Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương), trong năm 2013 và nhiều năm tới, giá mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực không thể tăng thêm nữa.

Giá xuất khẩu giảm bởi nâng lượng quên chất

3-5-2013

Mải lo đặt mục tiêu năm sau cao hơn năm trước nên các ngành xuất khẩu đã quên giải quyết bài toán đầu ra khiến giá xuất khẩu rớt thê thảm.

Chính sách tạm trữ “lạc điệu”

3-5-2013

Theo phân tích của một số chuyên gia ngành cà phê, để tăng hiệu quả trong việc hỗ trợ vốn ưu đãi, các cơ quan, chính quyền cần tham mưu cho Chính phủ để thay đổi cách tạm trữ. Thay vì hỗ trợ cho DN như hiện nay, ông Vũ Trọng Bình - Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp và phát triển nông thôn cho rằng, cần hỗ trợ trực tiếp cho nông dân...