TIN TỨC-SỰ KIỆN

Chính sách phải đi trước một bước

Ngày đăng: 07 | 05 | 2013

Theo TS. Trần Hoàng Ngân, mặc dù tín dụng cho tam nông tăng trưởng tốt nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân khu vực nông thôn. Điều đó cho thấy, Nhà nước phải có cơ chế ưu đãi hơn nữa về vốn, hạ tầng để hệ thống ngân hàng có thể phát triển các chi nhánh đến vùng sâu, vùng xa.

Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, TS. Trần Hoàng Ngân – Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, sở dĩ việc đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chưa xứng tầm là do vẫn còn tồn tại một khoảng cách giữa chính sách và thực tế.
Theo ông Ngân, mặc dù đóng góp cho GDP khoảng 20%, tạo ra nguồn cung lương thực, thực phẩm giá rẻ để hỗ trợ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nhưng tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp của Việt Nam còn khá thấp. Cách đây 10 năm, con số này là khoảng 13,85%, nhưng chỉ còn 6,45% vào năm 2010, còn năm 2011 và 2012 chỉ khoảng hơn 6%.
Mặc dù trong giai đoạn 2009 - 2011, số vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn 286.212 tỷ đồng, chiếm đến 52,3% tổng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ, góp phần giải quyết được nhiều vấn đề cho tam nông, nhưng vẫn chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu thực tế.
Theo đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn 2006 - 2011, nguồn lực và phân bổ đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn mới đáp ứng được 55 - 60% nhu cầu.
Bên cạnh đó, nguồn ngân sách đầu tư cho khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chỉ khoảng 2% trong tổng số vốn đầu tư hàng năm so với nguồn lợi nhuận thu được là quá nhỏ. Lẽ ra, Nhà nước phải ưu tiên hơn nữa về khoa học công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm mới, giống mới thì sẽ giúp cho lĩnh vực gắn với 70% dân số phát triển tốt hơn.
Nhưng ngoài đầu tư công thì tam nông còn nhận sự hỗ trợ từ tín dụng các NHTM, thưa ông?
Thực ra, tín dụng ngân hàng cũng có chuyển dịch sang lĩnh vực này, rõ nét nhất là từ năm 2011. Tính đến hết năm 2012, tăng trưởng tín dụng của cả nền kinh tế chỉ đạt khoảng 8,9%, thấp hơn nhiều so các năm trước đó, nhưng riêng tín dụng cho tam nông vẫn tăng trưởng tốt, khoảng 39,3% tổng dư nợ, tăng 9,8% so với năm 2011, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân khu vực nông thôn.
Điều đó cho thấy, Nhà nước phải có cơ chế ưu đãi hơn nữa về vốn, hạ tầng để hệ thống ngân hàng có thể phát triển các chi nhánh đến vùng sâu, vùng xa.
Vậy theo ông, cơ chế ưu đãi ở đây là gì?
Chẳng hạn cơ chế ưu đãi về đất đai để các DN, nhà đầu tư thiết lập cơ sở hạ tầng phục vụ cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Người nông dân thường ở các vùng ven đô, thậm chí vùng sâu, vùng xa, không thuận tiện cho việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Mà phải có hạ tầng, có ưu đãi thì các ngân hàng mới tăng cường đầu tư vốn. Và cũng cần chính sách ưu đãi cho chính các TCTD “chịu khó” đầu tư cho khu vực này. Tóm lại, cơ chế, chính sách phải đi trước một bước.
Nói như vậy nếu chúng ta chỉ hô hào không thì chưa đủ?
Ngoài hạ tầng, cơ chế chính sách, phải có sự đóng góp của khoa học kỹ thuật, giúp tăng năng suất, chất lượng để sản phẩm nông nghiệp của mình làm sao ra nước ngoài có giá trị cao. Chẳng hạn xuất khẩu gạo mình đứng thứ nhất, nhưng giá vẫn đứng sau. Như vậy, giá cả do chất lượng sản phẩm.
Lĩnh vực tam nông hiện nay có vai trò rất quan trọng, không chỉ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định an ninh lương thực, mà còn xuất khẩu… Nhưng năng suất lao động trong nông nghiệp thấp, nên người nông dân vẫn nghèo. Do đó, Nhà nước phải tăng cường đầu tư khoa học công nghệ vào lĩnh vực này.
Theo ông làm thế nào để nâng cao hiệu quả đầu tư cho tam nông?
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ lực để đánh giá việc đầu tư này. Nhưng phải xem xét từ gốc. Ví dụ, nguồn vốn đầu tư cho dự án, hay khu vực này từ đâu. Nếu là nguồn vốn đầu tư từ NSNN thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải đánh giá. Còn nếu là vốn tín dụng thì phải do ngành Ngân hàng đánh giá để có những điều chỉnh phù hợp, hiệu quả hơn nữa.
Xin cảm ơn ông!
Theo Thời báo ngân hàng

NỘI DUNG KHÁC

Lãi suất mua tạm trữ thóc gạo không quá 11%/năm

7-5-2013

Đây là một trong những nội dung được quy định tại Thông tư số 50/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng để mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân năm 2012-2013.

Giảm tổn thất sau thu hoạch thủy sản: Chậm vào cuộc sống

7-5-2013

Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định 63/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ cho vay đầu tư trang thiết bị nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông-thủy sản, đến nay, mới chỉ có 15% đối tượng được vay vốn. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Vũ Văn Tám đã lý giải xung quanh vấn đề này. Ông Tám cho biết:

PPP, nhân tố chiến lược của ngành nông nghiệp

7-5-2013

Trong bối cảnh ngân sách Nhà nước không thể kham hết mọi khoản đầu tư cho nông nghiệp về hạ tầng giao thông, thủy lợi, đào tạo kỹ thuật… thì đối tác công - tư (PPP) đang là một trong những nhân tố chiến lược trong chương trình phát triển nông nghiệp của Việt Nam hiện nay.

Dự báo kém nên giá xuất khẩu rớt

4-5-2013

Theo chuyên gia Nguyễn Đình Bích thuộc Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương), trong năm 2013 và nhiều năm tới, giá mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực không thể tăng thêm nữa.

Giá xuất khẩu giảm bởi nâng lượng quên chất

3-5-2013

Mải lo đặt mục tiêu năm sau cao hơn năm trước nên các ngành xuất khẩu đã quên giải quyết bài toán đầu ra khiến giá xuất khẩu rớt thê thảm.

Chính sách tạm trữ “lạc điệu”

3-5-2013

Theo phân tích của một số chuyên gia ngành cà phê, để tăng hiệu quả trong việc hỗ trợ vốn ưu đãi, các cơ quan, chính quyền cần tham mưu cho Chính phủ để thay đổi cách tạm trữ. Thay vì hỗ trợ cho DN như hiện nay, ông Vũ Trọng Bình - Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp và phát triển nông thôn cho rằng, cần hỗ trợ trực tiếp cho nông dân...

Tín dụng cho cây cà phê

3-5-2013

Sau lúa gạo và thuỷ sản, có lẽ cà phê là ngành hàng được Chính phủ dành cho nhiều chính sách ưu đãi nhất về vốn vay để phát triển sản xuất - kinh doanh - xuất khẩu. Tuy nhiên, để những đồng vốn cho cây cà phê thực sự đến được với người nông dân thì cần có sự phối hợp giữa các địa phương và các cơ quan liên ngành, tạo ra sự minh bạch, công bằng trong cả chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ.

IPSARD chia tay cán bộ gạo cội

26-4-2013

Ngày 26/04/2013 tại Hội trường, Ipsard đã tổ chức buổi liên hoan chia tay thân mật với bác Ngô Văn Hải – một cán bộ gạo cội với 30 năm cống hiến, làm việc và công tác tại Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn.

Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững

22-4-2013

Việc ra đời Tổng hội NN-PTNT Việt Nam được coi là bước tiến quan trọng trong việc tập hợp các hội, hiệp hội xã hội nghề nghiệp trong một tổ chức quy củ, hoạt động vì một mục tiêu chung, đó là hướng đến một nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững.

Nông - thủy sản xuất khẩu vượt khó nhờ chinh phục thị trường mới

22-4-2013

Trong bối cảnh xuất khẩu (XK) nhiều mặt hàng nông sản khó khăn, giá liên tục sụt giảm, thì nhiều doanh nghiệp đã tìm cách đa dạng hóa thị trường XK và mở được các thị trường mới, từ đó thu lợi nhuận cao.

Thu mua tạm trữ lúa gạo: Kém hiệu quả vì triển khai chậm

18-4-2013

Sau 3 năm thực hiện chương trình hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay thu mua tạm trữ lúa gạo của Chính phủ, có thể thấy, người trồng lúa vẫn chưa thực sự được hưởng lợi nhiều từ chính sách này. Nhìn lại các đợt triển khai thu mua tạm trữ lúa gạo từ năm 2010 đến nay, bất cứ ai cũng có thể nhận thấy thời điểm thu mua không hợp lý, cộng với những động thái thiếu công bằng từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) khiến chính sách này không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Tìm cách giải cứu chăn nuôi

20-4-2013

Trong 2 ngày 16 và 17/4, Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) và Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) đã phối hợp đi khảo sát tại hai vùng trọng điểm nuôi heo là Đồng Nai và Bình Dương; đồng thời làm việc với Sở Công thương TP.HCM về chương trình bình ổn giá nhằm giúp vực dậy giá heo cho nông dân…