TIN TỨC-SỰ KIỆN

Giá xuất khẩu giảm bởi nâng lượng quên chất

Ngày đăng: 03 | 05 | 2013

Mải lo đặt mục tiêu năm sau cao hơn năm trước nên các ngành xuất khẩu đã quên giải quyết bài toán đầu ra khiến giá xuất khẩu rớt thê thảm.

Nhiều ngành xuất khẩu đang lao đao vì giá xuất khẩu giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp lỗ nặng, kéo theo giá nội địa rớt khiến nông dân thất thu. Đó là hệ quả tất yếu của sự mất cân đối cung cầu mà nguyên nhân bắt nguồn từ chiến lược phát triển sản xuất, xuất khẩu chạy theo số lượng. Nếu không sớm có giải pháp hợp lý thì giá trị lẫn sản lượng các ngành hàng xuất khẩu sẽ ngày càng suy giảm.
“Nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam đang đứng đầu thế giới về sản lượng, giá trị cũng không ngừng tăng nhưng sức cạnh tranh và sức mạnh thực sự từ vị thế số 1 hầu như không có. Ngược lại với chiều tăng của kim ngạch, giá các sản phẩm xuất khẩu lại sụt giảm qua từng năm, kéo theo đó là khủng hoảng ngành, doanh nghiệp (DN) lâm nợ, phá sản, nông dân thua lỗ vì giá rớt. 
Nguyên nhân là các ngành chủ yếu chạy theo số lượng mà không có chiến lược nghiên cứu nhu cầu thị trường rõ ràng, cụ thể” - ông Ngô Phước Hậu, Ủy viên Ban Chấp hành Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cảnh báo.
Chạy theo số lượng
Theo thống kê, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản năm nào cũng vượt kế hoạch. Ví dụ, năm 2011 ngành dự kiến đạt 23 tỉ USD và kết quả đạt hơn 25 tỉ USD. Năm 2012, kim ngạch đạt 27,5 tỉ USD, vượt kế hoạch 1,5 tỉ USD. “Rồi mỗi ngành trong đó đều có mục tiêu riêng và tất nhiên, năm sau phải cao hơn năm trước. Nếu dự báo năm tới khó khăn thì chỉ tiêu đề ra có nhẹ hơn nhưng… không bao giờ thấp hơn!” - ông Hậu chia sẻ. 
Chẳng hạn, ngành thủy sản đề ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu 2012 đạt hơn 6,5 tỉ USD nhưng tình hình quá khó khăn, kết quả chỉ đạt bằng năm 2011: 6,1 tỉ USD. Không dừng lại, dù năm 2013 được dự báo khó khăn hơn 2012, ngành vẫn đặt mục tiêu 6,5 tỉ USD trong khi không có một báo cáo cụ thể về nhu cầu tiêu thụ thủy sản của thế giới, hay chí ít là của từng thị trường mục tiêu.
Một ngành xuất khẩu khác là dệt may, năm 2012 xuất khẩu đạt 17,2 tỉ USD dù thị trường thu hẹp, chi phí nguyên liệu tăng, cạnh tranh khốc liệt… Nhưng năm 2013, dệt may vẫn có kế hoạch tăng giá trị xuất khẩu thêm 2 tỉ USD.
GS Võ Tòng Xuân nhận định: “Kế hoạch ngành thì do các hiệp hội ngành hàng đưa ra, chủ yếu dựa trên dự báo nhu cầu thị trường thế giới một cách chung chung, không có cơ sở chắc chắn. Hầu hết các ngành hàng xuất khẩu đều không có bộ phận chuyên nghiên cứu nhu cầu thị trường thật sự. Tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu dựa trên số lượng”.
… Khiến DN lâm bệnh
“Rõ ràng, việc tăng nguồn cung không giải quyết được bài toán đầu ra, thậm chí còn tạo điều kiện để nhà nhập khẩu áp đặt giá bán, hình thức hợp đồng... Hậu quả là tôm, cá tra, gạo, điều… mấy năm gần đây bị ép giảm giá bán khiến lợi nhuận DN thu được rất ít, thậm chí lỗ nặng. 
Không chỉ vậy, khuyến khích tăng sản lượng xuất khẩu đồng nghĩa với việc sinh ra nhiều đầu mối xuất khẩu, gây tình trạng DN tranh mua - tranh bán, tự hại nhau bằng cách giảm giá. Nhiều DN còn trộn hàng tốt với hàng kém chất lượng để bán được giá thấp, làm mất uy tín chung toàn ngành” - ông Ngô Phước Hậu (VCCI) phân tích.
Còn ông Trần Văn Lĩnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam, bộc bạch: “Kim ngạch tăng nhưng  giá xuất khẩu lại bị kéo giảm. Khi giá trị kim ngạch xuất khẩu 1 tỉ USD thì giá cá tra Việt Nam là 5 USD/kg nhưng xuất khẩu 2 tỉ USD thì giá chỉ còn 2,5-3 USD/kg. Bán giá thấp dẫn tới nguy cơ bị kiện chống bán phá, chống trợ cấp nhiều hơn. 
Bên cạnh đó, với nhiều đầu mối xuất khẩu thì hiệp hội, ban ngành chức năng rất khó kiểm soát về chất lượng hàng hóa, nguồn gốc, dịch bệnh… Hệ quả thủy sản xuất khẩu bị các nước nhập khẩu dựng hàng rào kỹ thuật, bị thanh tra, chịu phí kiểm tốn kém…”.
Nguy cơ nông sản vỡ kế hoạch
“Quy hoạch của ngành lúa gạo đến năm 2020 là đạt hơn 7 triệu ha diện tích canh tác. Thế nhưng chỉ mới đến năm 2012, diện tích trồng lúa gạo đã đạt 7,75 triệu ha. Đối với ngành cà phê, kế hoạch năm 2015 là đạt 550.000 ha nhưng hiện đã lên tới 622.000 ha, cao su cũng đã vượt quy hoạch 111.000 ha còn hồ tiêu vượt khoảng 6.000 ha. Nếu giờ các ngành muốn tăng diện tích sản xuất để tăng sản lượng chắc… cũng hơi khó!” - TS NGUYỄN ĐỖ ANH TUẤN, Giám đốc Trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp
Theo Pháp luật TPHCM

Nguồn: http://cafef.vn/nong-thuy-san/gia-xuat-khau-giam-boi-nang-luong-quen-chat-2013050207353081716ca52.chn

NỘI DUNG KHÁC

Chính sách tạm trữ “lạc điệu”

3-5-2013

Theo phân tích của một số chuyên gia ngành cà phê, để tăng hiệu quả trong việc hỗ trợ vốn ưu đãi, các cơ quan, chính quyền cần tham mưu cho Chính phủ để thay đổi cách tạm trữ. Thay vì hỗ trợ cho DN như hiện nay, ông Vũ Trọng Bình - Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp và phát triển nông thôn cho rằng, cần hỗ trợ trực tiếp cho nông dân...

Tín dụng cho cây cà phê

3-5-2013

Sau lúa gạo và thuỷ sản, có lẽ cà phê là ngành hàng được Chính phủ dành cho nhiều chính sách ưu đãi nhất về vốn vay để phát triển sản xuất - kinh doanh - xuất khẩu. Tuy nhiên, để những đồng vốn cho cây cà phê thực sự đến được với người nông dân thì cần có sự phối hợp giữa các địa phương và các cơ quan liên ngành, tạo ra sự minh bạch, công bằng trong cả chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ.

IPSARD chia tay cán bộ gạo cội

26-4-2013

Ngày 26/04/2013 tại Hội trường, Ipsard đã tổ chức buổi liên hoan chia tay thân mật với bác Ngô Văn Hải – một cán bộ gạo cội với 30 năm cống hiến, làm việc và công tác tại Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn.

Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững

22-4-2013

Việc ra đời Tổng hội NN-PTNT Việt Nam được coi là bước tiến quan trọng trong việc tập hợp các hội, hiệp hội xã hội nghề nghiệp trong một tổ chức quy củ, hoạt động vì một mục tiêu chung, đó là hướng đến một nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững.

Nông - thủy sản xuất khẩu vượt khó nhờ chinh phục thị trường mới

22-4-2013

Trong bối cảnh xuất khẩu (XK) nhiều mặt hàng nông sản khó khăn, giá liên tục sụt giảm, thì nhiều doanh nghiệp đã tìm cách đa dạng hóa thị trường XK và mở được các thị trường mới, từ đó thu lợi nhuận cao.

Thu mua tạm trữ lúa gạo: Kém hiệu quả vì triển khai chậm

18-4-2013

Sau 3 năm thực hiện chương trình hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay thu mua tạm trữ lúa gạo của Chính phủ, có thể thấy, người trồng lúa vẫn chưa thực sự được hưởng lợi nhiều từ chính sách này. Nhìn lại các đợt triển khai thu mua tạm trữ lúa gạo từ năm 2010 đến nay, bất cứ ai cũng có thể nhận thấy thời điểm thu mua không hợp lý, cộng với những động thái thiếu công bằng từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) khiến chính sách này không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Tìm cách giải cứu chăn nuôi

20-4-2013

Trong 2 ngày 16 và 17/4, Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) và Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) đã phối hợp đi khảo sát tại hai vùng trọng điểm nuôi heo là Đồng Nai và Bình Dương; đồng thời làm việc với Sở Công thương TP.HCM về chương trình bình ổn giá nhằm giúp vực dậy giá heo cho nông dân…

Nuôi thủy sản XK: Được vay vốn tín dụng XK để mua thức ăn

15-4-2013

Bộ Tài chính đang đề xuất bổ sung thêm đối tượng vay vốn theo cơ chế tín dụng xuất khẩu (XK) là các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để mua thức ăn chăn nuôi thủy sản phục vụ XK.

Xuất siêu nông sản: Mặt trái tấm huy chương

11-4-2013

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2012, tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng vật tư, phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp đạt 16,94 tỷ USD (tăng 5% so với năm 2011), trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp ước đạt 27,54 tỷ USD (tăng 9,7%). Như vậy, ngành nông nghiệp xuất siêu 10,6 tỷ USD. Thành tựu đáng tự hào này rất đáng được ghi nhận. Tuy nhiên, phía sau con số này, còn nhiều điều phải bàn…

Hơn 7.600 tỷ đồng cho vay để mua tạm trữ lúa gạo

10-4-2013

Theo Ngân hàng Nhà nước, kết thúc thời gian thu mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân năm 2012-2013, doanh số cho vay của các ngân hàng thương mại đạt 7.612 tỷ đồng, tương đương với khối lượng thu mua tạm trữ 951.630 tấn quy gạo.

Ngành nông nghiệp nhìn từ thị trường: Sức chống đỡ yếu

10-4-2013

Nhiều năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã đóng vai trò “trụ đỡ” trong phát triển kinh tế đất nước, đồng thời như một “hầm trú ẩn” của nền kinh tế những lúc khó khăn. Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng khoảng tài chính thế giới, cộng với những biến động kinh tế vĩ mô, nông nghiệp không còn là “trụ đỡ” vững vàng nữa, mà ngược lại, chúng ta cần sớm có giải pháp “cứu” ngành này.

Đề xuất thành lập ngân hàng lúa gạo

5-4-2013

Để nông dân không phải bán lúa tươi ngay tại ruộng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Vĩnh Tân đã đề xuất thành lập thí điểm ngân hàng lúa gạo, tạo liên kết giữa nông dân - doanh nghiệp và ngân hàng.