TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tiêu thụ lúa hè thu, nỗi lo lại tiếp diễn

Ngày đăng: 07 | 05 | 2013

Vụ lúa hè thu ở ĐBSCL vẫn đang trong quá trình xuống giống, nhưng đã bắt đầu cho thu hoạch trên những trà lúa sớm. Dù diện tích thu hoạch chưa nhiều nhung nỗi lo tiêu thụ lúa đã bắt đầu hiển hiện.

Vết xe đổ
Theo Cục Trồng trọt, đến đầu tháng 5, các tỉnh ĐBSCL đã xuống giống vụ Hè thu được 1,05 triệu ha trên tổng diện tích kế hoạch là 1,6 triệu ha. Trong đó, có khoảng 100 ngàn ha lúa Hè thu sớm đã được thu hoạch. Phải hơn 1 tháng nữa, lúa Hè thu ở ĐBSCL mới bước vào thời điểm thu hoạch rộ. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ, đã có những lo lắng lớn liên quan tới việc tiêu thụ lúa Hè thu.
Nguyên nhân trước hết là tình trạng gạo từ vụ Đông xuân hãy còn chất đầy trong kho của nhiều DN. Theo ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), các DN là thành viên của Hiệp hội này đang tồn kho tới 1,972 triệu tấn gạo.
Dù đến hết tháng 4, lượng gạo đã ký hợp đồng XK là 4,231 triệu tấn, trong đó 2,08 triệu tấn sẽ thực hiện giao hàng từ tháng 5 trở đi, tức là lượng hợp đồng còn phải thực hiện đang cao hơn một chút so với lượng gạo tồn kho, nhưng nếu xét trên tình hình giao nhận gạo XK giữa DN Việt Nam với khách hàng hiện nay, thì lại là mối lo không nhỏ.
Trước hết, đó là tình trạng bị khách hàng nước ngoài hủy các hợp đồng đã ký kết. Ông Huệ cho biết, trong 4 tháng đầu năm nay, đã có 280 ngàn tấn gạo bị khách hàng nước ngoài hủy hợp đồng. Khách hàng hủy mạnh nhất là Trung Quốc với 141 ngàn tấn, tiếp đó là châu Phi 52 ngàn tấn và Philippines 39 ngàn tấn.
Thu hoạch lúa ở ĐBSCL
 
Nguyên nhân khiến khách hàng nước ngoài hủy nhiều hợp đồng là do giá gạo trên thị trường, nhất là gạo Việt Nam, liên tục sụt giảm, ảnh hưởng tới những hợp đồng đã ký trước với giá cao hơn. Vì thế, nhiều khách hàng đã không ngần ngại hủy hợp đồng cũ để chờ giá gạo giảm thêm rồi mới ký những hợp đồng mới.
Bên cạnh đó, việc Myanmar đẩy mạnh XK gạo với khối lượng không nhỏ mà giá rẻ hơn nhiều so với gạo cùng loại của Việt Nam (dù gạo Việt Nam hiện đang ở mức thấp nhất trong những nước XK chính), cũng khiến cho không ít khách hàng từ Trung Quốc hủy hợp đồng đã ký với DN Việt Nam để chuyển sang mua gạo Myanmar.
Những yếu tố nói trên cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện giao hàng 2,08 triệu tấn gạo đã ký từ tháng 5 trở đi và ký kết thêm những hợp đồng thương mại mới. Bởi hiện tại, các khách hàng Trung Quốc đang mua chậm lại và trì hoãn nhận hàng do họ đã ký nhiều mà giá lại đang giảm. Ông Huệ thừa nhận: “Tuy giá gạo Việt Nam đang thấp hơn giá gạo thế giới nhiều, nhưng khách hàng ngại mua vì giá không ổn định. Họ sợ rủi ro vì vừa ký xong giá lại giảm giá tiếp”.
 Xem ra, trong việc này, ngành gạo đang đi vào “vết xe đổ” mà ngành hàng cá tra đã từng gặp phải cách đây chưa lâu. Khi ấy, cũng do giá cá tra Việt Nam liên tục giảm, hôm sau giá thấp hơn hôm trước, khiến cho nhiều khách hàng Âu, Mỹ phải ngưng mua vì sợ ký hợp đồng hôm nay thì hôm sau thành ra lỗ về giá do giá cá đã giảm xuống.
Đưa tạm trữ về các tỉnh
Nhìn chung, nhu cầu trên thị trường gạo thế giới hiện nay đang ở mức khá yếu, trong khi đó, nguồn cung lại khá dư thừa ở các nước XK. Chính vì thế, việc còn tồn tới gần 2 triệu tấn gạo Đông xuân trong kho của các DN thành viên VFA (nếu tính cả các DN ngoài VFA, các nhà máy xay xát, lượng gạo tồn kho còn cao hơn nhiều), đang tạo nên áp lực lớn cho việc tiêu thụ lúa gạo hàng hóa vụ Hè thu.
Ông Nguyễn Văn Tiến, TGĐ Cty Angimex cho rằng, áp lực lớn nhất hiện nay là giải quyết lượng gạo tồn kho từ chương trình mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo trong vụ Đông xuân vừa rồi. Bởi nếu không giải quyết được thì vụ sau không biết DN có dám tạm trữ nữa không.
 Nhưng với giá gạo XK hiện nay (chỉ còn 380 USD/tấn với gạo 5% tấm và 355 USD/tấn với gạo 25% tấm), nếu bán ra, các DN cầm chắc lỗ. Ông Tiến than: “Bán ra thì lỗ. Không bán thì cũng mệt mỏi với gạo tồn kho”.
Giá gạo XK và giá lúa gạo hàng hóa trong nước hiện đã giảm nhiều cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiêu thụ lúa Hè thu. Trong tháng 4 vừa rồi, giá giao dịch gạo XK của Việt Nam đã giảm tới 10-15 USD/tấn do nhu cầu yếu, trong khi nhiều DN đẩy mạnh bán ra với giá thấp để quay vòng vốn.
Đến ngày 3/5, giá gạo 5% tấm của Việt Nam kém gạo cùng loại của Ấn Độ và Pakistan tới lần lượt là 65 USD/tấn và 45 USD/tấn. Khoảng cách giữa gạo 25% tấm của Việt Nam với gạo cùng loại của 2 nước nói trên tuy có ít hơn nhưng cũng ở mức 35 USD và 25 USD/tấn.
Bộ Công thương vừa có văn bản gửi VFA, đề nghị Hiệp hội này xác minh, làm rõ những thông tin về việc giá gạo XK Việt Nam giảm mạnh và hiện tượng XK gạo thơm không đảm bảo chất lượng (Báo NNVN đã phản ánh), đồng thời có kiến nghị với các cơ quan quản lý những giải pháp cụ thể để chấn chỉnh tình trạng này.
Bộ Công thương cũng yêu cầu VFA: Tăng cường công tác kiểm tra việc đăng ký hợp đồng XK, giá XK phù hợp với giá sàn được công bố; kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi gian lận giá, vi phạm giá sàn gạo XK...
Còn ở trong nước, giá lúa khô hồi cuối tháng 3 ở mức bình quân 5.452 đ/kg với lúa hạt dài và 5.269 đ/kg với lúa thường, thì đến cuối tháng 4 chỉ còn tương ứng là 5.291 đ/kg và 5.138 đ/kg. Đã thế, việc nhiều nông dân tiếp tục gieo trồng giống IR50404 trong vụ Hè thu cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới giá lúa hàng hóa vụ này...
Để giải bài toán tiêu thụ lúa Hè thu, ngoài nỗ lực cố gắng khai thác mở rộng thị trường của các DN, việc thu mua tạm trữ sớm được tính đến. Nhưng nếu như trước đây, VFA và các DN đều muốn làm, thì lần này, họ lại muốn đưa về cho các địa phương. Đây cũng chính là mong muốn của các tỉnh ĐBSCL sau những tranh cãi về hiệu quả trong những lần tạm trữ trước đây.
Vì thế, VFA đã thống nhất sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ NN-PTNT và các địa phương thực hiện thu mua tạm trữ lúa từ vụ Hè thu này.
Theo Nông nghiệp Việt Nam

NỘI DUNG KHÁC

Chính sách phải đi trước một bước

7-5-2013

Theo TS. Trần Hoàng Ngân, mặc dù tín dụng cho tam nông tăng trưởng tốt nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân khu vực nông thôn. Điều đó cho thấy, Nhà nước phải có cơ chế ưu đãi hơn nữa về vốn, hạ tầng để hệ thống ngân hàng có thể phát triển các chi nhánh đến vùng sâu, vùng xa.

Lãi suất mua tạm trữ thóc gạo không quá 11%/năm

7-5-2013

Đây là một trong những nội dung được quy định tại Thông tư số 50/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng để mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân năm 2012-2013.

Giảm tổn thất sau thu hoạch thủy sản: Chậm vào cuộc sống

7-5-2013

Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định 63/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ cho vay đầu tư trang thiết bị nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông-thủy sản, đến nay, mới chỉ có 15% đối tượng được vay vốn. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Vũ Văn Tám đã lý giải xung quanh vấn đề này. Ông Tám cho biết:

PPP, nhân tố chiến lược của ngành nông nghiệp

7-5-2013

Trong bối cảnh ngân sách Nhà nước không thể kham hết mọi khoản đầu tư cho nông nghiệp về hạ tầng giao thông, thủy lợi, đào tạo kỹ thuật… thì đối tác công - tư (PPP) đang là một trong những nhân tố chiến lược trong chương trình phát triển nông nghiệp của Việt Nam hiện nay.

Dự báo kém nên giá xuất khẩu rớt

4-5-2013

Theo chuyên gia Nguyễn Đình Bích thuộc Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương), trong năm 2013 và nhiều năm tới, giá mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực không thể tăng thêm nữa.

Giá xuất khẩu giảm bởi nâng lượng quên chất

3-5-2013

Mải lo đặt mục tiêu năm sau cao hơn năm trước nên các ngành xuất khẩu đã quên giải quyết bài toán đầu ra khiến giá xuất khẩu rớt thê thảm.

Chính sách tạm trữ “lạc điệu”

3-5-2013

Theo phân tích của một số chuyên gia ngành cà phê, để tăng hiệu quả trong việc hỗ trợ vốn ưu đãi, các cơ quan, chính quyền cần tham mưu cho Chính phủ để thay đổi cách tạm trữ. Thay vì hỗ trợ cho DN như hiện nay, ông Vũ Trọng Bình - Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp và phát triển nông thôn cho rằng, cần hỗ trợ trực tiếp cho nông dân...

Tín dụng cho cây cà phê

3-5-2013

Sau lúa gạo và thuỷ sản, có lẽ cà phê là ngành hàng được Chính phủ dành cho nhiều chính sách ưu đãi nhất về vốn vay để phát triển sản xuất - kinh doanh - xuất khẩu. Tuy nhiên, để những đồng vốn cho cây cà phê thực sự đến được với người nông dân thì cần có sự phối hợp giữa các địa phương và các cơ quan liên ngành, tạo ra sự minh bạch, công bằng trong cả chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ.

IPSARD chia tay cán bộ gạo cội

26-4-2013

Ngày 26/04/2013 tại Hội trường, Ipsard đã tổ chức buổi liên hoan chia tay thân mật với bác Ngô Văn Hải – một cán bộ gạo cội với 30 năm cống hiến, làm việc và công tác tại Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn.

Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững

22-4-2013

Việc ra đời Tổng hội NN-PTNT Việt Nam được coi là bước tiến quan trọng trong việc tập hợp các hội, hiệp hội xã hội nghề nghiệp trong một tổ chức quy củ, hoạt động vì một mục tiêu chung, đó là hướng đến một nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững.

Nông - thủy sản xuất khẩu vượt khó nhờ chinh phục thị trường mới

22-4-2013

Trong bối cảnh xuất khẩu (XK) nhiều mặt hàng nông sản khó khăn, giá liên tục sụt giảm, thì nhiều doanh nghiệp đã tìm cách đa dạng hóa thị trường XK và mở được các thị trường mới, từ đó thu lợi nhuận cao.

Thu mua tạm trữ lúa gạo: Kém hiệu quả vì triển khai chậm

18-4-2013

Sau 3 năm thực hiện chương trình hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay thu mua tạm trữ lúa gạo của Chính phủ, có thể thấy, người trồng lúa vẫn chưa thực sự được hưởng lợi nhiều từ chính sách này. Nhìn lại các đợt triển khai thu mua tạm trữ lúa gạo từ năm 2010 đến nay, bất cứ ai cũng có thể nhận thấy thời điểm thu mua không hợp lý, cộng với những động thái thiếu công bằng từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) khiến chính sách này không mang lại hiệu quả như mong đợi.