TIN TỨC-SỰ KIỆN

Sử dụng đất - quá bất cập

Ngày đăng: 03 | 06 | 2013

Dư luận đang nóng lên việc góp ý sửa đổi Luật đất đai nhưng các ý kiến chỉ tập trung vào mục 4 chương 2 - Thu hồi đất mà chưa quan tâm đến mục 2 chương 2 - Quy hoạch sử dụng đất, mục mà việc thực thi luật còn nhiều bất cập, gây nên nhiều lãng phí “khủng”.

“XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI SẼ… KHỔ”
Thật bất ngờ đấy là câu nói thoát ra từ miệng của ông Trần Nuôi, đảng viên, cựu chiến binh, trưởng ấp Tân Đông, xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Dẫn tôi đi xuyên qua cánh đồng mía rộng hơn 100 ha xanh ngắt, ông bực bội: Mía thế này mà các ổng biểu bỏ đi trồng lúa thì ai mà nghe cho lọt, làm thế khác nào hại dân chứ phát triển nông thôn mới cái gì.
Ông Nuôi cho biết, cánh đồng này trước đây là vùng trũng nên chỉ trồng lúa 1 vụ nhưng từ ngày nhà máy đường Bourbon múc các mương tiêu thoát thì trồng mía có hiệu quả hơn và từ cánh đồng lúa một vụ đã chuyển sang cánh đồng mía, cánh đồng mì năng suất cao và ổn định.
Ông Trần Nuôi, ấp trưởng (phải) và ông Đỗ Hữu Trí, ấp Tân Đông đang nói chuyện với phóng viên NNVN về bất cập trong công tác quy hoạch
 
Ông Nguyễn Văn Phú, 55 tuổi, người cùng ấp là một trong ít người không trồng mía, cũng chẳng trồng mì mà trồng một số cây rau màu khác chỉ vì “đất ít quá, chỉ 2.500 m2 thôi à, nên phải trồng rau dưa mới có hoa lợi”. Ông Phú cho biết cánh đồng này mía có năng suất bình quân 90 T/ha, lợi nhuận 50 triệu/ha, nếu trồng mì (sắn) năng suất đạt 35 T/ha, lợi nhuận 40 triệu/ha, trồng rau dưa như ông lợi nhuận trên 100 triệu/ha/năm, trồng lúa thì chỉ đạt 3 - 4 T/ha, lợi nhuận không đáng kể.
Tân Hưng là thủ phủ của cây mãng cầu Tây Ninh, một đặc sản đã có chỉ dẫn địa lý đồng thời cũng là cây cho lợi nhuận cao nhất. Cả xã hiện có 990 ha mãng cầu cho lợi nhuận từ 150 - 200 triệu/ha/năm. Theo đề án xây dựng nông thôn mới mà Tân Hưng đang xây dựng thì diện tích mãng cầu của xã từ 990 ha sẽ giảm xuống chỉ còn 552 ha. Song song đó, cây lúa, cây cho thu nhập thấp nhất, sẽ tăng từ 11 ha lên 200 ha. Chính vì vậy mà người dân đã tiên đoán rằng: Xây dựng nông thôn mới sẽ khổ.
GỌT CHÂN CHO VỪA GIÀY
Tại sao có sự tréo ngoe trên?
Chuyện bắt đầu từ khi có chủ trương giữ 3,8 triệu ha đất trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và chủ trương đó đã được cụ thể hóa bằng công văn 23/CP-KTN ngày 23/2/2012 của Chính phủ, phân bổ chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, theo đó Tây Ninh được phân bổ 81.000 ha đất lúa. Cả Tây Ninh hiện có bao nhiêu ha lúa thực tế? - Không có con số chính xác nhưng một số người ước rằng chỉ trên 70.000 ha. Tây Ninh có bao nhiêu trường hợp như Tân Hưng? Chắc rằng Tân Hưng không cá biệt, người dân đã chủ động đi tìm cho mình một cơ cấu cây trồng hiệu quả nhất nên chắc có nhiều diện tích đất lúa chỉ tồn tại trên giấy tờ. Con số năng suất cao su 2,8 T/ha của toàn tỉnh Tây Ninh (cao nhất nước) cũng đáng ngờ vì biết đâu có nhiều diện tích cho sản lượng nhưng không nằm trong con số thống kê. Tuy nhiên “Dùi đến đục thì đục đến khăng”, Tân Hưng được phân bổ 200 ha đất lúa và không được cãi.
Tây Ninh thì vậy nhưng Long An lại diễn biến theo chiều ngược lại. Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Long an lần thứ 9 nhiệm kỳ 2010 - 2015 ghi sản lượng lương thực giữ ở mức 2,1 triệu T/năm nhưng trên thực tế lại liên tục tăng đến năm 2012 đã đạt 2,663 triệu T. Do năng suất tăng đột biến chăng? Chỉ một phần thôi, phần lớn chỉ là do cây tràm mất giá nên người dân đã tự chuyển hơn 10.000 ha đất tràm sang trồng lúa mà trong sổ sách chưa cập nhật kịp.
Cánh đồng chuyên trồng mía và màu ấp Tân Đông, xã Tân Hưng được quy hoạch tái trồng lúa
 
Theo công văn 23/CP-KTN thì Long An được phân bổ 245.000 ha chuyên trồng lúa nhưng diện tích trồng lúa đã lên tới 258.874 ha và có thể còn tiếp tục tăng nữa do giảm dần đất rừng và khu công nghiệp. Cũng như Tây Ninh, việc làm sao khớp được 2 con số này đã làm mất rất nhiều thời gian và trí tuệ của các sở ban ngành tỉnh Long An.
CẦN ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUY HOẠCH
Việc phân bổ quỹ đất trồng lúa và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đã thật sự làm cho nhiều địa phương lúng túng. Căn cứ lớn nhất để các địa phương tiến hành quy hoạch là số liệu thống kê nhưng hầu hết số liệu thống kê đều vênh với thực tế, hơn thế nữa giấy này còn vênh với giấy kia, như ở Tây Ninh, trên cùng một mảnh đất nhưng được quy hoạch đồng thời 2 cây vừa mía vừa lúa. Cùng một thửa ruộng nhưng vừa có tên trong danh sách nhận tiền hỗ trợ trồng lúa, vừa có tên nhận tiền hỗ trợ trồng mía, do trồng mía có lợi hơn nên người dân tự nguyện đề xuất chuyển tiền hỗ trợ trồng mía cho chương trình xóa đói giảm nghèo.
Cũng được phân bổ 6.000 ha đất trồng lúa nhưng cả cán bộ và người dân Bình Dương chẳng mặn mà gì bởi diện tích lúa thực tế của Bình Dương chỉ còn lại khoảng hơn 3.000 ha dọc sông Sài Gòn, với năng suất 3,9 T/ha thì sản lượng lúa của Bình Dương chỉ bằng phần rơi vãi của huyện Hòn Đất - Kiên Giang (sản lượng lúa huyện này lên đến 1 triệu T).
Điều 11 của Luật Đất đai có ghi nguyên tắc sử dụng đất phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Nếu chỉ chiểu theo điều này thì người dân Tây Ninh đã làm rất tốt. Không kể những cây có hiệu quả cao như cao su, mía, mãng cầu mà cây mì (sắn) cũng mang lại lợi nhuận rất cao nhờ họ áp dụng các TBKT như phủ bạt, tưới béc nên năng suất đạt trên 35 T/ha và thời gian sinh trưởng đã rút ngắn từ 1 năm xuống 6 - 7 tháng.
Đảm bảo an ninh lương thực là một chính sách rất đúng đắn, bất cứ một quốc gia nào cũng phải thực hiện và việc sử dụng đất sao cho đảm bảo lợi thế so sánh, từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân cũng là mục tiêu cao cả của toàn Đảng, toàn dân. Vấn đề là phải hài hòa giữa các lợi ích, muốn đảm bảo an ninh lương thực, muốn phát triển được thì Nhà nước cần có chính sách kinh tế để có thể hỗ trợ cao hơn, nhiều hơn nữa cho người trồng lúa, địa phương trồng lúa.
Muốn vậy thì không có cách nào khác phải đổi mới công tác quy hoạch, quy hoạch từ cơ sở lên và đặt lợi ích của nông dân lên hàng đầu.
Theo Nông nghiệp Việt Nam

 

NỘI DUNG KHÁC

Nông dân còn gì?

3-6-2013

Khi người nông dân rời bỏ ruộng đồng, họ chỉ còn con đường bán mồ hôi để kiếm sống với mức giá không thể rẻ mạt hơn. Đó là con đường mà những thế hệ nông dân cha ông họ đã từ chối bằng cách vùng lên quá đà trong cuộc cải cách ruộng đất đầy đau thương hồi giữa thế kỷ trước.

Trả ruộng là hiện tượng không bình thường

3-6-2013

Sau khi NNVN đăng bài “Nằng nặc xin trả ruộng” (trong loạt bài “Mối lo làng quê”) phản ánh việc người dân xin trả ruộng 03 (ruộng phân theo khẩu cho nông dân, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) ở xã Lam Sơn (Thanh Miện, Hải Dương), Đài Truyền hình Việt Nam đã phỏng vấn TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Bộ NN-PTNT), về vấn đề này. NNVN xin giới thiệu ý kiến của TS. Đặng Kim Sơn.

Ai đứng ra tạm trữ lúa, gạo?

3-6-2013

Có thể nói thị trường lúa gạo hiện nay đang gặp khó khăn ở hai mặt tiêu thụ lúa trong dân và vấn đề tạm trữ của Hiệp hội Lương thực VN (VFA). Đi tìm tiếng nói trong việc tạm trữ lúa gạo như thế nào?

Loay hoay điện mía

3-6-2013

Có tiềm năng lớn, có ý nghĩa quan trọng cho phát triển ngành mía đường nói riêng và phát triển nông thôn nói chung, và đã được rục rịch khởi động từ lâu, nhưng đến nay, số nhà máy phát điện từ bã mía vẫn còn đếm trên đầu ngón tay, với công suất khá khiêm tốn. Nguyên nhân chính vẫn ở chuyện giá bán điện cho Tập đoàn Điện lực VN (EVN).

IPhone hay “Ai lúa”?

13-5-2013

TS. Đặng Kim Sơn: "Nhìn vào thắng lợi của nông nghiệp, lại càng thấy đau thêm cho bà con nông dân"... Người Mỹ chỉ cần bán một chiếc điện thoại iPhone cũng đủ mua một tấn gạo của nông dân Việt Nam. Nước ta nên tập trung đầu tư vào công nghiệp hay nông nghiệp?

“Trụ đỡ” nền kinh tế đang lung lay?

7-5-2013

Gạo liên tục giảm giá, cá tra mất thị trường, cà phê gặp hạn nặng… những thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam đang yếu đi rõ rệt.

XK nông thủy sản, cạnh tranh gay gắt!

7-5-2013

Trong những tháng đầu năm, các mặt hàng nông thủy sản XK chủ lực của VN tiếp tục chịu ảnh hưởng của “cơn bão” khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới khi sức mua tại nhiều thị trường trọng điểm suy giảm. Tuy nhiên, bằng những nỗ lực và lối đi riêng, nhiều ngành hàng đã hạn chế tối đa những yếu tố bất lợi, tìm kiếm thêm thị trường mới…

Tiêu thụ lúa hè thu, nỗi lo lại tiếp diễn

7-5-2013

Vụ lúa hè thu ở ĐBSCL vẫn đang trong quá trình xuống giống, nhưng đã bắt đầu cho thu hoạch trên những trà lúa sớm. Dù diện tích thu hoạch chưa nhiều nhung nỗi lo tiêu thụ lúa đã bắt đầu hiển hiện.

Chính sách phải đi trước một bước

7-5-2013

Theo TS. Trần Hoàng Ngân, mặc dù tín dụng cho tam nông tăng trưởng tốt nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân khu vực nông thôn. Điều đó cho thấy, Nhà nước phải có cơ chế ưu đãi hơn nữa về vốn, hạ tầng để hệ thống ngân hàng có thể phát triển các chi nhánh đến vùng sâu, vùng xa.

Lãi suất mua tạm trữ thóc gạo không quá 11%/năm

7-5-2013

Đây là một trong những nội dung được quy định tại Thông tư số 50/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng để mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân năm 2012-2013.

Giảm tổn thất sau thu hoạch thủy sản: Chậm vào cuộc sống

7-5-2013

Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định 63/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ cho vay đầu tư trang thiết bị nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông-thủy sản, đến nay, mới chỉ có 15% đối tượng được vay vốn. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Vũ Văn Tám đã lý giải xung quanh vấn đề này. Ông Tám cho biết:

PPP, nhân tố chiến lược của ngành nông nghiệp

7-5-2013

Trong bối cảnh ngân sách Nhà nước không thể kham hết mọi khoản đầu tư cho nông nghiệp về hạ tầng giao thông, thủy lợi, đào tạo kỹ thuật… thì đối tác công - tư (PPP) đang là một trong những nhân tố chiến lược trong chương trình phát triển nông nghiệp của Việt Nam hiện nay.