TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bất cập đất đai ngày càng đậm nét

Ngày đăng: 03 | 06 | 2013

Trình bày trước Quốc hội ngày 29/5 về kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015), Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết, cả nước đang còn 2,46 triệu ha đất chưa sử dụng.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang, tính đến ngày 31/12/2012, cả nước có 26,4 triệu ha là nhóm đất nông nghiệp (chiếm 80,61% tổng diện tích đất tự nhiên), trong đó đất trồng lúa có 4,05 triệu ha; đất trồng cây lâu năm 3,69 triệu ha; đất rừng phòng hộ 5,8 triệu ha; đất rừng đặc dụng 2,1 triệu ha... Riêng nhóm đất phi nông nghiệp khoảng 3,88 triệu ha (nhiều nhất là đất quốc phòng có hơn 266 ngàn ha, chiếm 0,81% tổng diện tích đất tự nhiên). Kết quả kiểm tra trong hai năm 2011 và 2012 cũng cho thấy, cả nước đã khai thác đưa vào sử dụng 387,7 ngàn ha đất cho các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang e ngại khi những bất cập liên quan đến đất ngày càng đậm nét. Đó là tình trạng lấn chiếm đất, tự chuyển mục đích sử dụng đất không theo quy hoạch chưa được phát hiện và xử lý kịp thời ngày càng nhiều. Việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch không còn phù hợp với thực tế chưa được coi trọng, chấp hành không nghiêm túc, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không tiến hành điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch đối với khu vực quy hoạch đã quá thời hạn 3 năm kể từ ngày công bố nhưng chưa thực hiện. Việc quy hoạch để chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, nhất là đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích khác chưa được tính toán kỹ lưỡng. Nhiều địa phương còn sử dụng đất chuyên trồng lúa để xây dựng các khu công nghiệp dẫn đến nhiều hộ nông dân thiếu đất hoặc không có đất để sản xuất.
Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, năm 2012 Thanh tra Chính phủ đã tiếp nhận, xử lý 175.261 đơn thư khiếu nại, tố cáo với nội dung chủ yếu trong lĩnh vực đất đai. Nội dung tố cáo trong lĩnh vực hành chính chiếm tỉ lệ 93,7%, chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức cố ý làm trái, chiếm đoạt tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn để vụ lợi. Phân tích từ kết quả giải quyết 31.655 vụ việc khiếu nại cho thấy có 6.927 (21,9%) vụ việc khiếu nại đúng; 18.028 (56,95%) vụ việc khiếu nại sai; 6.700 (21,15%) vụ việc khiếu nại đúng một phần.
Tìm hiểu nguyên nhân, các nhà quản lý thấy rằng, tất cả do chưa quy định rõ vị trí, vai trò, mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn, quy hoạch nông thôn mới. Đặc biệt, hiện nay có nhiều khu công nghiệp đã được quy hoạch nhưng không có nhà đầu tư, trong khi đó nhiều nhà đầu tư lại xin bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp đến năm 2015 chỉ bằng công văn chấp thuận chủ trương dẫn đến tình trạng đất đai bị khoanh bao, đầu tư hạ tầng tốn kém, dàn trải nhưng khả năng thu hút đầu tư thấp. Có nhiều khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chỉ mang tính hình thức. Một bất cập cũng không kém phần quan trọng, đó là kế hoạch sử dụng đất còn có sự phân tán ở nhiều ngành, nhiều cơ quan, dẫn đến tình trạng chồng chéo trong quản lý. Cụ thể như quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho các xã vùng nông thôn có nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng lại chưa căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện, quy hoạch sử dụng đất trồng lúa, đất lâm nghiệp, đất khu công nghiệp, khu kinh tế.
Để đạt đúng mức dự kiến đến năm 2020, diện tích đất trồng lúa quy hoạch xấp xỉ 3,82 triệu ha, cao hơn 6,1 ngàn ha so với chỉ tiêu, trong đó đất chuyên trồng lúa nước là 3,23 triệu ha, Bộ trưởng Quang hiến kế, Chính phủ cần tập trung sửa đổi Luật đất đai năm 2003 một cách căn bản, toàn diện. Bộ sẽ cho kiểm tra, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đất đai để tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai. Đặc biệt sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm việc chấp hành pháp luật đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của các địa phương.
Theo Nông nghịêp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/1/110784/Bat-cap-dat-dai-ngay-cang-dam-net.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Sử dụng đất - quá bất cập

3-6-2013

Dư luận đang nóng lên việc góp ý sửa đổi Luật đất đai nhưng các ý kiến chỉ tập trung vào mục 4 chương 2 - Thu hồi đất mà chưa quan tâm đến mục 2 chương 2 - Quy hoạch sử dụng đất, mục mà việc thực thi luật còn nhiều bất cập, gây nên nhiều lãng phí “khủng”.

Nông dân còn gì?

3-6-2013

Khi người nông dân rời bỏ ruộng đồng, họ chỉ còn con đường bán mồ hôi để kiếm sống với mức giá không thể rẻ mạt hơn. Đó là con đường mà những thế hệ nông dân cha ông họ đã từ chối bằng cách vùng lên quá đà trong cuộc cải cách ruộng đất đầy đau thương hồi giữa thế kỷ trước.

Trả ruộng là hiện tượng không bình thường

3-6-2013

Sau khi NNVN đăng bài “Nằng nặc xin trả ruộng” (trong loạt bài “Mối lo làng quê”) phản ánh việc người dân xin trả ruộng 03 (ruộng phân theo khẩu cho nông dân, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) ở xã Lam Sơn (Thanh Miện, Hải Dương), Đài Truyền hình Việt Nam đã phỏng vấn TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Bộ NN-PTNT), về vấn đề này. NNVN xin giới thiệu ý kiến của TS. Đặng Kim Sơn.

Ai đứng ra tạm trữ lúa, gạo?

3-6-2013

Có thể nói thị trường lúa gạo hiện nay đang gặp khó khăn ở hai mặt tiêu thụ lúa trong dân và vấn đề tạm trữ của Hiệp hội Lương thực VN (VFA). Đi tìm tiếng nói trong việc tạm trữ lúa gạo như thế nào?

Loay hoay điện mía

3-6-2013

Có tiềm năng lớn, có ý nghĩa quan trọng cho phát triển ngành mía đường nói riêng và phát triển nông thôn nói chung, và đã được rục rịch khởi động từ lâu, nhưng đến nay, số nhà máy phát điện từ bã mía vẫn còn đếm trên đầu ngón tay, với công suất khá khiêm tốn. Nguyên nhân chính vẫn ở chuyện giá bán điện cho Tập đoàn Điện lực VN (EVN).

IPhone hay “Ai lúa”?

13-5-2013

TS. Đặng Kim Sơn: "Nhìn vào thắng lợi của nông nghiệp, lại càng thấy đau thêm cho bà con nông dân"... Người Mỹ chỉ cần bán một chiếc điện thoại iPhone cũng đủ mua một tấn gạo của nông dân Việt Nam. Nước ta nên tập trung đầu tư vào công nghiệp hay nông nghiệp?

“Trụ đỡ” nền kinh tế đang lung lay?

7-5-2013

Gạo liên tục giảm giá, cá tra mất thị trường, cà phê gặp hạn nặng… những thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam đang yếu đi rõ rệt.

XK nông thủy sản, cạnh tranh gay gắt!

7-5-2013

Trong những tháng đầu năm, các mặt hàng nông thủy sản XK chủ lực của VN tiếp tục chịu ảnh hưởng của “cơn bão” khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới khi sức mua tại nhiều thị trường trọng điểm suy giảm. Tuy nhiên, bằng những nỗ lực và lối đi riêng, nhiều ngành hàng đã hạn chế tối đa những yếu tố bất lợi, tìm kiếm thêm thị trường mới…

Tiêu thụ lúa hè thu, nỗi lo lại tiếp diễn

7-5-2013

Vụ lúa hè thu ở ĐBSCL vẫn đang trong quá trình xuống giống, nhưng đã bắt đầu cho thu hoạch trên những trà lúa sớm. Dù diện tích thu hoạch chưa nhiều nhung nỗi lo tiêu thụ lúa đã bắt đầu hiển hiện.

Chính sách phải đi trước một bước

7-5-2013

Theo TS. Trần Hoàng Ngân, mặc dù tín dụng cho tam nông tăng trưởng tốt nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân khu vực nông thôn. Điều đó cho thấy, Nhà nước phải có cơ chế ưu đãi hơn nữa về vốn, hạ tầng để hệ thống ngân hàng có thể phát triển các chi nhánh đến vùng sâu, vùng xa.

Lãi suất mua tạm trữ thóc gạo không quá 11%/năm

7-5-2013

Đây là một trong những nội dung được quy định tại Thông tư số 50/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng để mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân năm 2012-2013.

Giảm tổn thất sau thu hoạch thủy sản: Chậm vào cuộc sống

7-5-2013

Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định 63/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ cho vay đầu tư trang thiết bị nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông-thủy sản, đến nay, mới chỉ có 15% đối tượng được vay vốn. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Vũ Văn Tám đã lý giải xung quanh vấn đề này. Ông Tám cho biết: