HỘI THẢO

Thu hút hội viên bằng hoạt động thiết thực

Ngày đăng: 07 | 05 | 2013

Ngày 7 và 8.5, Hội Nông dân TP.Hải Phòng tổ chức Đại hội Đại biểu Hội Nông dân lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2013-2018 với khẩu hiệu “Đoàn kết - đổi mới - chủ động - hội nhập - phát triển bền vững”.

Tích cực phát triển nông nghiệp, nông thôn...
Đó là một trong những mục tiêu mà các cấp hội cùng các hội viên trên địa bàn đã và đang thực hiện. Nhiệm kỳ 2008-2013, các cấp hội từ thành phố đến cơ sở tập trung giúp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất; tuyên truyền, vận động ND xác định trách nhiệm là chủ thể trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Mô hình nuôi dê ở Cát Bà do Quỹ Hỗ trợ nông dân đầu tư.
 
Theo đó, Hội đã phối hợp tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất cho ND; vận động, hỗ trợ ND tham gia phong trào thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Từ phong trào này đã xuất hiện nhiều mô hình thu nhập cao, tạo việc làm cho nhiều lao động, như gia đình hội viên Phạm Thị Huy ở xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên sản xuất đồ gỗ dân dụng và trang trí nội thất; ông Phan Văn Huê ở xã Hồng Phong, huyện An Dương kinh doanh cây cảnh, làm trang trại...
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, riêng năm 2012, các cấp hội đã vận động cán bộ, hội viên, ND đóng góp gần 12 tỷ đồng, trên 162.000 ngày công lao động, sửa chữa và nâng cấp, bảo dưỡng 123 tuyến đường giao thông nông thôn; vận động các hộ trên địa bàn huyện Kiến Thụy, Vĩnh Bảo... hiến 701.353m2 đất để mở rộng hệ thống đường, hệ thống kênh mương...
Chỗ dựa của nông dân
Trong nhiệm kỳ qua, các cấp hội đã tăng cường phối hợp với các ban, ngành, doanh nghiệp tổ chức hoạt động tư vấn dịch vụ, hỗ trợ hội viên ND vốn, vật tư, máy móc để phát triển sản xuất... Thông qua việc Hội ký kết với Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NNPTNT và qua Quỹ Hỗ trợ ND của các cấp hội, đã có 8.532 lượt hộ hội viên ND được vay với tổng dư nợ hơn 600 tỷ đồng. Có vốn làm ăn, gần 800 hộ đã thoát nghèo, vươn lên SXKD giỏi, tạo việc làm cho 6.602 lao động. Đến nay, toàn thành phố có trên 75.000 lượt hộ ND đạt danh hiệu SXKD giỏi.
Bên cạnh đó, các cấp hội chủ động mở rộng các hoạt động tư vấn dịch vụ, hỗ trợ ND, như phối hợp với Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp và xây dựng Hải Phòng cung ứng phân bón trả chậm cho ND...
Có vốn làm ăn, gần 800 hộ đã thoát nghèo, vươn lên SXKD giỏi, tạo việc làm cho 6.602 lao động. Đến nay, toàn thành phố có trên 75.000 lượt hộ ND đạt danh hiệu SXKD giỏi các cấp.
Ông Phạm Xuân Lương - Chủ tịch Hội ND thành phố Hải Phòng khẳng định: Hội luôn sát cánh cùng hội viên ND từ khâu định hướng, tư vấn đến tiêu phụ sản phẩm trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, Hội còn phát động mạnh mẽ phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thu hút 100% các chi hội ở 189 xã, phường, thị trấn tham gia.
Chính những hoạt động thiết thực đó, Hội đã tạo được niềm tin và là chỗ dựa tin cậy cho ND yên tâm phát triển sản xuất, qua đó số lượng hội viên kết nạp mới tăng đáng kể. Nhiệm kỳ 2008-2013, Hội đã kết nạp gần 48.000 hội viên mới, nâng tổng số hội viên toàn thành phố lên hơn 190.000, chiếm 90% số hộ nông nghiệp. Chất lượng hội viên ngày càng nâng cao...
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/136667p1c34/thu-hut-hoi-vien-bang-hoat-dong-thiet-thuc.htm

NỘI DUNG KHÁC

Đánh giá kết quả Chương trình 02-CTr/TU quý I/2013: Còn nhiều bất cập

7-5-2013

Triển khai Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, XDNTM, từng bước nâng cao đời sống người dân, nhiều huyện, thị xã đã chủ động tổ chức xây dựng, thực hiện chương trình, xác định nội dung trọng tâm đột phá và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, quá trình thực hiện nảy sinh một số bất cập, hạn chế từ cơ chế chính sách đến nhận thức của một bộ phận cán bộ, người dân...

Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp ở Hà Nội: Nhiều nội dung chậm vào thực tiễn

7-5-2013

Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND của UBND TP. Hà Nội quy định về thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố giai đoạn 2012-2016 chính thức triển khai từ tháng 7/2012, nhưng sau gần một năm thực hiện, nhiều nội dung trong Quyết định vẫn chưa đi vào thực tiễn.

Phú Yên: Nông dân “mếu máo” vì lúa ngập úng

15-4-2013

Mấy ngày qua, tỉnh Phú Yên bị ảnh hưởng không khí lạnh, gây mưa to kéo dài, làm cho hàng trăm hecta lúa vụ đông xuân 2012-2013 chưa kịp thu hoạch đã bị ngập úng. Một số nơi lúa bị ngâm nước lâu ngày, mọc mầm ngay trên cây, có nguy cơ mất trắng khiến người dân gặp nhiều khó khăn.

Lay lắt ruộng đồng

28-2-2013

Tây Nguyên đang là cao điểm của mùa khô. Năm nay, mùa khô Tây Nguyên khốc liệt hơn mọi năm: Đồng ruộng không có nước để tưới; người và gia súc không có nước để uống, để sinh hoạt. “Bức tranh khô hạn” đang diễn ra gay gắt trên toàn vùng Tây Nguyên.

Tuyên Quang: Chè Shan tuyết- cây xóa đói, giảm nghèo bền vững trên vùng đất dốc

28-2-2013

Na Hang là huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, diện tích đất nông nghiệp ít, chủ yếu là đất đối núi dốc, rất khó khăn cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện thành công dự án dự án trồng rừng phòng hộ bằng cây chè Shan tuyết trên vùng đồi núi dốc đã và đang mở ra hướng xóa đói, giảm nghèo mới bền vững cho đồng bào các dân tộc nơi đây.

Vụ đông trúng đậm

24-1-2013

Chúng tôi về xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu (Nghệ An) khi bà con đang hối hả thu hoạch cải bắp, súp lơ, su hào chuẩn bị chờ ô tô từ các nơi về "ăn hàng".

HLV Bắc Giang: Những con số ấn tượng

24-1-2013

Ông Ngô Xuân Thìn, Phó chủ tịch HLV Bắc Giang tâm sự: "Khi được UBND tỉnh công nhận là hội đặc thù, chúng tôi có nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động như: chủ động được nguồn kinh phí, nhân lực được bổ sung... Nhờ đó, Hội đã có điều kiện thực hiện tốt hơn nhiệm vụ mà tỉnh và Trung ương HLV Việt Nam giao phó".

Đồng Nai triển khai nhiều giải pháp cứu ngành chăn nuôi

24-1-2013

Do giá heo hơi đứng ở mức thấp, có thời điểm chỉ còn 34.000 - 35.000 đồng/kg đã khiến người chăn nuôi lao đao vì lỗ nặng. Tại huyện Thống Nhất (Đồng Nai), nhiều chủ trang trại đã “treo” chuồng vì không thể cầm cự được. Vì vậy, việc tìm những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài nhằm cứu ngành chăn nuôi đang được địa phương đặc biệt quan tâm. Nhiều giải pháp được đưa ra.

Quảng Nam: Quy hoạch “treo” theo dự án

22-11-2012

Trong số 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới (NTM), quy hoạch là khâu mà các địa phương của tỉnh Quảng Nam, nhất là các xã ven biển, đang vướng nhất. Từ đó, việc thực hiện các tiêu chí khác đang gặp rất nhiều khó khăn.

Bình Định: Hạn hán đe dọa vụ đông xuân

22-11-2012

Hiện tại các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Bình Định chỉ mới tích được khoảng 30% dung tích. Nguy cơ hạn hán đang đe dọa tới sản xuất vụ đông xuân trên địa bàn tỉnh này.

ĐBSCL: Nhà máy đường và nông dân đang lỗ

4-10-2012

Chiều 2-10, ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cho biết, tình hình tiêu thụ đường cát hiện nay rất khó khăn dù giá giảm mạnh, chỉ còn 15.000 - 15.200 đồng/kg, giảm 3.000 - 3.500 đồng/kg so cùng kỳ năm ngoái.

Liên kết sản xuất làm giàu

25-9-2012

Từ một diện tích đất rất nhỏ, những người phụ nữ ở thị trấn Dương Minh Châu (Tây Ninh) đã liên kết sản xuất (LKSX) để làm giàu. Họ còn tận dụng nguồn nước hồ Dầu Tiếng nuôi cá thương phẩm. Đến nay, cả 6 hộ trong tổ LKSX đều có thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.