HỘI THẢO

Tuyên Quang: Chè Shan tuyết- cây xóa đói, giảm nghèo bền vững trên vùng đất dốc

Ngày đăng: 28 | 02 | 2013

Na Hang là huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, diện tích đất nông nghiệp ít, chủ yếu là đất đối núi dốc, rất khó khăn cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện thành công dự án dự án trồng rừng phòng hộ bằng cây chè Shan tuyết trên vùng đồi núi dốc đã và đang mở ra hướng xóa đói, giảm nghèo mới bền vững cho đồng bào các dân tộc nơi đây.

Dự án trồng rừng phòng hộ bằng cây chè Shan tuyết ở huyện Na Hang bắt đầu được triển khai thực hiện từ năm 2000, tại 4 xã: Sinh Long, Hồng Thái, Thượng Nông và Sơn Phú. Đến nay, toàn huyện Na Hang đã trồng được trên 1.100 ha chè Shan tuyết.
Xã Sinh Long (huyện Na Hang) có diện tích chè Shan tuyết nhiều nhất huyện Na Hang, với trên 800 ha. Ông Hoàng Văn Linh, Chủ tịch UBND xã Sinh Long, cho biết: Do đặc điểm là xã miền núi diện tích đất sản xuất nông lâm nghiệp chủ yếu đất đồi núi dốc, trước đây, xã chúng tôi loay hoay tìm đủ các loại cây trồng nhưng không có cây nào trụ lại được. Nhưng từ khi cây chè Shan tuyết được đưa vào trồng năm 2000 và với lợi thế trồng được trên đất đồi dốc, khả năng chịu hạn tốt nên cây chè ngay lập tức trở thành cây trồng chính của địa phương. 
 
Cũng theo ông Linh, tất cả diện tích trồng chè Shan tuyết của xã hiện nay được trồng trên diện tích đồi núi trước thường bỏ hoang và cũng nhờ cây chè mà nhiều hộ đã thoát nghèo. Trước năm 2000, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã chiếm trên 80% và là một xã nghèo nhất của huyện Nà Hang, nhưng nhờ có dự án, đến nay hộ nghèo toàn xã giảm chỉ còn 40%. 
Gia đình ông Hoàng Phin, dân tộc Dao, thôn Phiêng Ngàm (xã Sinh Long) trồng được hơn 20 ha chè Shan tuyết, ông Phin vui mừng nói: Sau 3 năm trồng và chăm diện tích chè được giao lại cho các hộ bảo vệ, thu hái. Hiện trung bình mỗi năm nhà tôi cũng thu được hơn 7 tấn chè, doanh thu đạt khoảng hơn 50 triệu đồng. Chè thu hái đến đâu được Công ty TNHH Việt Dũng thu mua ngày đến đó. 
Gia đình anh Chúc Văn Sếnh, thôn Phiêng Ngàm, xã Sinh Long có 3 ha trồng chè Shan tuyết, anh Sếnh cho biết: Nếu trồng rừng bằng cây keo phải mất 7 đến 8 năm mới được thu hoạch và chỉ thu một lần là hết phải trồng lại lứa cây mới, nhưng nếu trồng rừng bằng chè Shan tuyết sau 3 năm là cho thu hoạch. Cũng theo anh Sếnh, chè ở đây khác với vùng thấp là thân cây to, tán rộng lá dày và rất xanh, phần búp to mập và có màu trắng như tuyết nên gọi là chè Shan tuyết. 
Còn ông Phùng Dùng Chấy, Trưởng thôn Lũng Phiêng, xã Sinh Long chia sẻ: Toàn thôn hiện có 50/86 hộ trồng chè Shan tuyết. Ngoài do chất đất, cây chè Shan tuyết ở đây được trồng ở độ cao trung bình khoảng 800 – 1.000m so với mặt nước biển nên chè hội tụ cả ba yếu tố hương thơm, vị đậm, nước xanh. Đặc biệt, toàn bộ các khâu từ trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến… đều đảm bảo chất lượng chè sạch. 
Được biết, để phát tiềm năng của vùng chè Shan tuyết, năm 2009, Công ty TNHH Việt Dũng đã đầu tư 3 tỷ đồng lắp đặt dây chuyền chế biến chè tiên tiến, với công suất 1 tấn nguyên liệu/ngày. Ngay sau khi đi vào hoạt động, toàn bộ chè búp tươi Shan tuyết của người dân huyện Na Hang được công ty thu mua với giá từ 8.000 đồng đến 12.000 đồng/kg chè búp tươi (cao hơn so với giá chè bình thường 3.000 – 6.000 đồng/kg). 
Hiệu quả từ cây chè Shan tuyết đã khẳng định hướng đi đúng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa sản xuất hàng hóa nông lâm nghiệp lên một bước mới, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nhất là nông thôn miền núi. Ông Vân Đình Thảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Na Hang không giấu được niềm vui: Cây chè Shan tuyết không chỉ giúp phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phòng chống thiên tai mà còn đóng vai trò quan trọng trong chương trình xoá đói giảm nghèo nâng cao đời sống cho các hộ dân miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện. Hiện huyện Na Hang đang khuyến khích các xã có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp mở rộng diện tích trồng rừng bằng chè Shan tuyết./.
Theo cpv.org

Nguồn: http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=10004&cn_id=572189

NỘI DUNG KHÁC

Vụ đông trúng đậm

24-1-2013

Chúng tôi về xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu (Nghệ An) khi bà con đang hối hả thu hoạch cải bắp, súp lơ, su hào chuẩn bị chờ ô tô từ các nơi về "ăn hàng".

HLV Bắc Giang: Những con số ấn tượng

24-1-2013

Ông Ngô Xuân Thìn, Phó chủ tịch HLV Bắc Giang tâm sự: "Khi được UBND tỉnh công nhận là hội đặc thù, chúng tôi có nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động như: chủ động được nguồn kinh phí, nhân lực được bổ sung... Nhờ đó, Hội đã có điều kiện thực hiện tốt hơn nhiệm vụ mà tỉnh và Trung ương HLV Việt Nam giao phó".

Đồng Nai triển khai nhiều giải pháp cứu ngành chăn nuôi

24-1-2013

Do giá heo hơi đứng ở mức thấp, có thời điểm chỉ còn 34.000 - 35.000 đồng/kg đã khiến người chăn nuôi lao đao vì lỗ nặng. Tại huyện Thống Nhất (Đồng Nai), nhiều chủ trang trại đã “treo” chuồng vì không thể cầm cự được. Vì vậy, việc tìm những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài nhằm cứu ngành chăn nuôi đang được địa phương đặc biệt quan tâm. Nhiều giải pháp được đưa ra.

Quảng Nam: Quy hoạch “treo” theo dự án

22-11-2012

Trong số 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới (NTM), quy hoạch là khâu mà các địa phương của tỉnh Quảng Nam, nhất là các xã ven biển, đang vướng nhất. Từ đó, việc thực hiện các tiêu chí khác đang gặp rất nhiều khó khăn.

Bình Định: Hạn hán đe dọa vụ đông xuân

22-11-2012

Hiện tại các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Bình Định chỉ mới tích được khoảng 30% dung tích. Nguy cơ hạn hán đang đe dọa tới sản xuất vụ đông xuân trên địa bàn tỉnh này.

ĐBSCL: Nhà máy đường và nông dân đang lỗ

4-10-2012

Chiều 2-10, ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cho biết, tình hình tiêu thụ đường cát hiện nay rất khó khăn dù giá giảm mạnh, chỉ còn 15.000 - 15.200 đồng/kg, giảm 3.000 - 3.500 đồng/kg so cùng kỳ năm ngoái.

Liên kết sản xuất làm giàu

25-9-2012

Từ một diện tích đất rất nhỏ, những người phụ nữ ở thị trấn Dương Minh Châu (Tây Ninh) đã liên kết sản xuất (LKSX) để làm giàu. Họ còn tận dụng nguồn nước hồ Dầu Tiếng nuôi cá thương phẩm. Đến nay, cả 6 hộ trong tổ LKSX đều có thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Các tỉnh phía Nam bứt phá mạnh mẽ trong xây dựng nông thôn mới

24-9-2012

Sau 2 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn tại các tỉnh, thành phía Nam bước đầu có sự khởi sắc, trong đó đổi thay lớn nhất là cơ sở hạ tầng nông thôn.

Hội thảo về đổi mới tổ chức ngành càphê Việt Nam

20-9-2012

Chiều 19/9, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp Nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức Hội thảo về “đổi mới tổ chức ngành càphê Việt Nam”.Theo đánh giá của các chuyên gia, càphê đang là cây trồng quan trọng trong sinh kế của người dân Tây Nguyên. Sản phẩm của cây càphê có tính thương mại hóa rất cao.

Lâm Đồng: Phát huy thế mạnh từ nông nghiệp công nghệ cao

20-9-2012

Chương trình xây dựng NTM ở Lâm Đồng hiện đang triển khai ở 118 xã, trong đó có xã điểm Tân Hội (huyện Đức Trọng) do Ban Bí thư T.Ư chỉ đạo và 35 xã ưu tiên đầu tư của tỉnh (trong đó có 11 xã điểm cấp tỉnh).

Cánh đồng mẫu lớn góp phần xây dựng nông thôn mới

20-9-2012

“Chủ trương xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CĐML) là chủ trương lớn của Chính phủ cũng như của tỉnh Đồng Tháp. Hiện nay, tỉnh đang xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế hàng hóa lớn, tập trung. Làm được như vậy thì mới có thể xây dựng được thương hiệu cho hạt gạo của Việt Nam, khẳng định thế mạnh trên thị trường thế giới và thu nhập của người nông dân mới được nâng cao...” - ông Dương Nghĩa Quốc - GĐ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Tháp khẳng định.

Diên Khánh: Niềm vui được mùa

20-9-2012

Những ngày này, trên các cánh đồng của huyện Diên Khánh (Khánh Hòa), người dân đang hối hả thu hoạch lúa. Niềm vui được nhân lên khi năng suất lúa đạt khoảng 350 - 400kg/sào (1.000m2), cao hơn so với các vụ trước.