HỘI THẢO

HLV Bắc Giang: Những con số ấn tượng

Ngày đăng: 24 | 01 | 2013

Ông Ngô Xuân Thìn, Phó chủ tịch HLV Bắc Giang tâm sự: "Khi được UBND tỉnh công nhận là hội đặc thù, chúng tôi có nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động như: chủ động được nguồn kinh phí, nhân lực được bổ sung... Nhờ đó, Hội đã có điều kiện thực hiện tốt hơn nhiệm vụ mà tỉnh và Trung ương HLV Việt Nam giao phó".

Cũng theo ông Thìn, ngay sau khi được công nhận là hội đặc thù, HLV Bắc Giang đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, chú trọng đẩy mạnh và nhân rộng phong trào làm kinh tế VAC, kinh tế trang trại đến các cơ sở Hội. Hưởng ứng chủ trương đó, các cơ sở Hội đã xây dựng chương trình thi đua, cụ thể hóa từng chỉ tiêu, tập trung tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; vận động hội viên, nông dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất để đạt hiệu quả cao nhất.
Năm 2012, các cấp Hội đã tổ chức 277 buổi tuyên truyền chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho hơn 11.750 lượt người, tăng 25 buổi và 1.050 lượt người so với năm 2011; đẩy mạnh việc tuyên truyền và tổ chức đăng ký thi đua thực hiện cuộc vận động: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới...
Công tác củng cố, xây dựng tổ chức Hội, phát triển hội viên mới cũng được các cấp HLV Bắc Giang quan tâm. Hiện, đã có 10 huyện, thành phố, 211/231 xã, phường, thị trấn có tổ chức Hội. Riêng năm 2012, Hội củng cố được 61 chi Hội, phát triển 50 chi Hội mới, đưa tổng số chi Hội toàn tỉnh lên con số 1.411, kết nạp thêm 3.639 hội viên. Bên cạnh đó, công tác xây dựng quỹ Hội cũng được chỉ đạo thường xuyên, năm 2012 đóng góp được 450 triệu đồng, đưa tổng số quỹ Hội toàn tỉnh lên 2.350 triệu đồng.
Công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cũng là điểm mạnh của HLV Bắc Giang. Đến hết năm 2012, các cấp Hội đã phối hợp tổ chức được 257 lớp tập huấn kỹ thuật cho 12.435 lượt cán bộ, hội viên; tổ chức 97 lớp tham quan, trao đổi kinh nghiệm với 726 lượt người tham gia, tăng 45 lớp tập huấn kỹ thuật và 1.068 lượt người tham gia so với năm 2011. Trong năm qua, Hội đã hướng dẫn hội viên trồng mới 7.895 cây ăn quả các loại, trong đó tập trung chủ yếu là giống nhãn muộn, bưởi Diễn, cam đường Canh, mít lai, chuối tiêu; cải tạo 8.730ha cây ăn quả chất lượng thấp, nâng cấp cải tạo 1.792ha ao hồ thủy sản. Hiện, toàn tỉnh có 1.104 hộ nuôi đặc sản, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Ngoài ra, HLV Bắc Giang còn trích kinh phí tổ chức 10 lớp tập huấn kỹ thuật làm vườn cho cán bộ, hội viên 10 huyện, thành phố, tổ chức 2 đoàn chủ trang trại đi học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Thanh Hóa, Quảng Bình, Hà Tĩnh. Phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư doanh nghiệp tỉnh mở 4 lớp tập huấn kỹ thuật làm trang trại, tổ chức thăm quan thực tế tại các mô hình tiêu biểu của các tỉnh.
"Trong năm 2013, để Hội hoạt động tốt hơn, mở rộng được mạng lưới hội viên tại cơ sở, Hội kiến nghị với UBND tỉnh Bắc Giang giao cho Hội tham gia công tác dạy nghề cho nông dân, tham gia XDNTM, đặc biệt là tạo điều kiện cho HLV cấp huyện và xã được công nhận là hội đặc thù để Hội hoạt động hiệu quả hơn", ông Thìn nói.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn: http://kinhtenongthon.com.vn/Story/VAC/2013/1/38441.html

NỘI DUNG KHÁC

Đồng Nai triển khai nhiều giải pháp cứu ngành chăn nuôi

24-1-2013

Do giá heo hơi đứng ở mức thấp, có thời điểm chỉ còn 34.000 - 35.000 đồng/kg đã khiến người chăn nuôi lao đao vì lỗ nặng. Tại huyện Thống Nhất (Đồng Nai), nhiều chủ trang trại đã “treo” chuồng vì không thể cầm cự được. Vì vậy, việc tìm những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài nhằm cứu ngành chăn nuôi đang được địa phương đặc biệt quan tâm. Nhiều giải pháp được đưa ra.

Quảng Nam: Quy hoạch “treo” theo dự án

22-11-2012

Trong số 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới (NTM), quy hoạch là khâu mà các địa phương của tỉnh Quảng Nam, nhất là các xã ven biển, đang vướng nhất. Từ đó, việc thực hiện các tiêu chí khác đang gặp rất nhiều khó khăn.

Bình Định: Hạn hán đe dọa vụ đông xuân

22-11-2012

Hiện tại các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Bình Định chỉ mới tích được khoảng 30% dung tích. Nguy cơ hạn hán đang đe dọa tới sản xuất vụ đông xuân trên địa bàn tỉnh này.

ĐBSCL: Nhà máy đường và nông dân đang lỗ

4-10-2012

Chiều 2-10, ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cho biết, tình hình tiêu thụ đường cát hiện nay rất khó khăn dù giá giảm mạnh, chỉ còn 15.000 - 15.200 đồng/kg, giảm 3.000 - 3.500 đồng/kg so cùng kỳ năm ngoái.

Liên kết sản xuất làm giàu

25-9-2012

Từ một diện tích đất rất nhỏ, những người phụ nữ ở thị trấn Dương Minh Châu (Tây Ninh) đã liên kết sản xuất (LKSX) để làm giàu. Họ còn tận dụng nguồn nước hồ Dầu Tiếng nuôi cá thương phẩm. Đến nay, cả 6 hộ trong tổ LKSX đều có thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Các tỉnh phía Nam bứt phá mạnh mẽ trong xây dựng nông thôn mới

24-9-2012

Sau 2 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn tại các tỉnh, thành phía Nam bước đầu có sự khởi sắc, trong đó đổi thay lớn nhất là cơ sở hạ tầng nông thôn.

Hội thảo về đổi mới tổ chức ngành càphê Việt Nam

20-9-2012

Chiều 19/9, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp Nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức Hội thảo về “đổi mới tổ chức ngành càphê Việt Nam”.Theo đánh giá của các chuyên gia, càphê đang là cây trồng quan trọng trong sinh kế của người dân Tây Nguyên. Sản phẩm của cây càphê có tính thương mại hóa rất cao.

Lâm Đồng: Phát huy thế mạnh từ nông nghiệp công nghệ cao

20-9-2012

Chương trình xây dựng NTM ở Lâm Đồng hiện đang triển khai ở 118 xã, trong đó có xã điểm Tân Hội (huyện Đức Trọng) do Ban Bí thư T.Ư chỉ đạo và 35 xã ưu tiên đầu tư của tỉnh (trong đó có 11 xã điểm cấp tỉnh).

Cánh đồng mẫu lớn góp phần xây dựng nông thôn mới

20-9-2012

“Chủ trương xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CĐML) là chủ trương lớn của Chính phủ cũng như của tỉnh Đồng Tháp. Hiện nay, tỉnh đang xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế hàng hóa lớn, tập trung. Làm được như vậy thì mới có thể xây dựng được thương hiệu cho hạt gạo của Việt Nam, khẳng định thế mạnh trên thị trường thế giới và thu nhập của người nông dân mới được nâng cao...” - ông Dương Nghĩa Quốc - GĐ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Tháp khẳng định.

Diên Khánh: Niềm vui được mùa

20-9-2012

Những ngày này, trên các cánh đồng của huyện Diên Khánh (Khánh Hòa), người dân đang hối hả thu hoạch lúa. Niềm vui được nhân lên khi năng suất lúa đạt khoảng 350 - 400kg/sào (1.000m2), cao hơn so với các vụ trước.

Sơn Tây: Phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa

11-9-2012

Đây đang là hướng đi trong xây dựng nông thôn mới ở một địa phương giàu bản sắc văn hóa làng quê đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ là thị xã Sơn Tây (Hà Nội).

Đưa cánh đồng mẫu lúa nước lên Tây Nguyên: Lợi ích thấy rõ

29-8-2012

Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới (XDNTM), thôn Tân Hưng, xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk) đã triển khai mô hình thí điểm cánh đồng mẫu lúa nước đầu tiên tại Tây Nguyên, với sự tham gia của 4 "nhà" (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp). Đây là mô hình được đánh giá có nhiều triển vọng, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao thu nhập cho nông dân.