HỘI THẢO

ĐBSCL: Nhà máy đường và nông dân đang lỗ

Ngày đăng: 04 | 10 | 2012

Chiều 2-10, ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cho biết, tình hình tiêu thụ đường cát hiện nay rất khó khăn dù giá giảm mạnh, chỉ còn 15.000 - 15.200 đồng/kg, giảm 3.000 - 3.500 đồng/kg so cùng kỳ năm ngoái.

Với giá này sau khi trừ chi phí các nhà máy đường lỗ 500 - 800 đồng/kg. Theo hiệp hội, một số nhà máy đường ở ĐBSCL đang tính toán tạm ngưng hoạt động bởi sản xuất lúc này không hiệu quả. Trong khi đó, hàng loạt hộ trồng mía ở vùng lũ huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đang lo vì giá mía giảm còn 700 - 900 đồng/kg nhưng kêu bán rất chậm...
Cũng theo ông Nguyễn Thành Long, do ảnh hưởng giá đường cát thế giới giảm còn khoảng 450 USD/tấn; cộng với sản lượng đường thế giới dư thừa năm nay hơn 5,85 triệu tấn. Đây là năm thứ 3 liên tiếp sản lượng đường thế giới dư thừa sau khi cân đối cung cầu. Trước tình hình trên, ông Long cảnh báo, nguy cơ giá đường trong nước tiếp tục sụt giảm là khó tránh khỏi. Nếu giá đường giảm dưới 15.000 đồng/kg thì các nhà máy sẽ khốn đốn, lúc đó giá mía nguyên liệu tiếp tục giảm và người dân khó tránh khỏi thua lỗ.
Hiện vùng mía chạy lũ huyện Phụng Hiệp còn khoảng 6.000ha chưa thu hoạch. Dự kiến, sáng nay (3-10), UBND tỉnh Hậu Giang sẽ có cuộc họp “khẩn” với Hiệp hội Mía đường Việt Nam và các sở ngành liên quan, bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các nhà máy đường và nông dân… Đồng thời tìm cách đẩy nhanh tiến độ thu mua mía chạy lũ.
Theo Sài Gòn giải phóng

Nguồn:http://www.sggp.org.vn/kinhte/2012/10/300503/

NỘI DUNG KHÁC

Liên kết sản xuất làm giàu

25-9-2012

Từ một diện tích đất rất nhỏ, những người phụ nữ ở thị trấn Dương Minh Châu (Tây Ninh) đã liên kết sản xuất (LKSX) để làm giàu. Họ còn tận dụng nguồn nước hồ Dầu Tiếng nuôi cá thương phẩm. Đến nay, cả 6 hộ trong tổ LKSX đều có thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Các tỉnh phía Nam bứt phá mạnh mẽ trong xây dựng nông thôn mới

24-9-2012

Sau 2 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn tại các tỉnh, thành phía Nam bước đầu có sự khởi sắc, trong đó đổi thay lớn nhất là cơ sở hạ tầng nông thôn.

Hội thảo về đổi mới tổ chức ngành càphê Việt Nam

20-9-2012

Chiều 19/9, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp Nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức Hội thảo về “đổi mới tổ chức ngành càphê Việt Nam”.Theo đánh giá của các chuyên gia, càphê đang là cây trồng quan trọng trong sinh kế của người dân Tây Nguyên. Sản phẩm của cây càphê có tính thương mại hóa rất cao.

Lâm Đồng: Phát huy thế mạnh từ nông nghiệp công nghệ cao

20-9-2012

Chương trình xây dựng NTM ở Lâm Đồng hiện đang triển khai ở 118 xã, trong đó có xã điểm Tân Hội (huyện Đức Trọng) do Ban Bí thư T.Ư chỉ đạo và 35 xã ưu tiên đầu tư của tỉnh (trong đó có 11 xã điểm cấp tỉnh).

Cánh đồng mẫu lớn góp phần xây dựng nông thôn mới

20-9-2012

“Chủ trương xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CĐML) là chủ trương lớn của Chính phủ cũng như của tỉnh Đồng Tháp. Hiện nay, tỉnh đang xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế hàng hóa lớn, tập trung. Làm được như vậy thì mới có thể xây dựng được thương hiệu cho hạt gạo của Việt Nam, khẳng định thế mạnh trên thị trường thế giới và thu nhập của người nông dân mới được nâng cao...” - ông Dương Nghĩa Quốc - GĐ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Tháp khẳng định.

Diên Khánh: Niềm vui được mùa

20-9-2012

Những ngày này, trên các cánh đồng của huyện Diên Khánh (Khánh Hòa), người dân đang hối hả thu hoạch lúa. Niềm vui được nhân lên khi năng suất lúa đạt khoảng 350 - 400kg/sào (1.000m2), cao hơn so với các vụ trước.

Sơn Tây: Phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa

11-9-2012

Đây đang là hướng đi trong xây dựng nông thôn mới ở một địa phương giàu bản sắc văn hóa làng quê đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ là thị xã Sơn Tây (Hà Nội).

Đưa cánh đồng mẫu lúa nước lên Tây Nguyên: Lợi ích thấy rõ

29-8-2012

Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới (XDNTM), thôn Tân Hưng, xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk) đã triển khai mô hình thí điểm cánh đồng mẫu lúa nước đầu tiên tại Tây Nguyên, với sự tham gia của 4 "nhà" (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp). Đây là mô hình được đánh giá có nhiều triển vọng, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao thu nhập cho nông dân.

Bình Định tập trung phát triển vùng nguyên liệu mía

28-8-2012

Theo Công ty cổ phần Đường Bình Định (BISUCO), bắt đầu từ vụ ép 2012-2013, đơn vị sẽ nâng công suất từ 3.500 tấn lên 5.000 tấn nguyên liệu mía/ngày. Thời gian qua, mặc dù doanh nghiệp đã nỗ lực phát triển vùng nguyên liệu nhưng do nhiều nguyên nhân, công tác này gặp khá nhiều khó khăn…

Dự án cao su Nghệ An sắp chết yểu

10-8-2012

Chính thức khởi động từ năm 2007, dự án đầu tư phát triển cao su ở Nghệ An được đánh giá là giải pháp cứu rừng nghèo kiệt. Để thực hiện dự án, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã vận động các đơn vị thành viên tham gia góp cổ phần thành lập Cty CP Đầu tư phát triển cao su Nghệ An (Cty CP ĐTPTCS Nghệ An) với số vốn điều lệ 138 tỷ đồng. Thế nhưng, đã 5 năm trôi qua, dự án gần như vẫn “dậm chân tại chỗ”.

Bắc Kạn: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn

6-8-2012

Với gần 90% dân số làm nông nghiệp, những năm qua, tỉnh Bắc Kạn luôn xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của tỉnh. Thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cùng sự nỗ lực của các tầng lớp nhân dân, Bắc Kạn đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ trong xây dựng nông nghiệp, nông thôn.

Trả đất cho dân trồng lúa

6-8-2012

UBND tỉnh Long An vừa thu hồi, hủy bỏ ba dự án với diện tích khoảng 500ha để trả lại cho nông dân trồng lúa. Đây là một trong những địa phương đầu tiên ở ĐBSCL đang rà soát, thu hồi các dự án “treo” nhiều năm.