HỘI THẢO

Bắc Kạn: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn

Ngày đăng: 06 | 08 | 2012

Với gần 90% dân số làm nông nghiệp, những năm qua, tỉnh Bắc Kạn luôn xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của tỉnh. Thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cùng sự nỗ lực của các tầng lớp nhân dân, Bắc Kạn đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ trong xây dựng nông nghiệp, nông thôn.

 

 

Hệ thống giao thông nông thôn được chú trọng phát triển
 
Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Sau nhiều năm đầu tư, với mục tiêu chủ yếu là đảm bảo an ninh lương thực, hệ thống thủy lợi phục vụ nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Băc Kạn phát triển đáng kể. Việc đầu tư cho thuỷ lợi ngày càng được tỉnh quan tâm, nhất là vấn đề kiên cố hoá kênh mương, đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các công trình thuỷ lợi. Đến nay, Bắc Kạn đã đầu tư xây mới và nâng cấp được trên 220 công trình thuỷ lợi, kiên cố hoá 149,85 km kênh mương, đưa hệ số sử dụng đất tăng từ 1,56 lần năm 2005 lên 1,96 lần năm 2011.
Bắc Kạn cũng đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để phát triển, hoàn thiện mạng lưới đường giao thông nông thôn. Với đặc thù của tỉnh miền núi bị chia cắt bởi núi cao, suối sâu thì việc chọn giải pháp bê tông hoá đường giao thông nông thôn là hướng đi mang lại hiệu quả thiết thực nhất. Hiện nay, tỉnh đã đầu tư nâng cấp trên 400km đường tỉnh, đường huyện, trên 500km đường giao thông nông thôn, duy tu bảo dưỡng trên 500km đường tỉnh, huyện, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 49 xã/112 xã có đường trục xã, liên xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông - Vận tải. Hạ tầng giao thông nông thôn được tập trung đầu tư, nâng cấp đã tạo điều kiện đi lại cho người dân, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển sản xuất hàng hoá, tăng cường giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng, miền.
Để phục vụ phát triển sản xuất và nhu cầu tiêu dùng điện của các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân, hạ tầng hệ thống điện lưới nông thôn ngày càng được quan tâm đầu tư. Hiện tại, Bắc Kạn đã xây dựng, mở rộng và nâng công suất trạm 110KV thị xã Bắc Kạn thêm một máy 25.000KVA, xây dựng xong trạm 110KV công suất 16.000KVA tại huyện Chợ Đồn, Dự án thuỷ điện Tà Làng công suất 4,5MW đã hoà lưới điện quốc gia, Dự án thuỷ điện Thượng Ân công suất 2,4MW đã thực hiện trên 40% khối lượng công việc. Đến nay, đã có 100% xã có điện lưới quốc gia, nâng tỷ lệ số hộ được sử dụng điện từ 79,5% năm 2005 lên 85% năm 2010.
Quan tâm đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn
Để thúc đẩy phát triển sản xuất và chuyển dịch kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động, tỉnh Bắc Kạn đã đầu tư và phát triển lĩnh vực dịch vụ nói chung và thương mại nói riêng. Tỉnh đã ban hành một số cơ chế, chính sách nhằm thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển thương mại. Khu vực dịch vụ đã có bước tăng trưởng khá và ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng trưởng nhanh, bình quân tăng 23%/năm. Mạng lưới chợ nông thôn có bước phát triển mới. Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã có 66 chợ.
Các công trình Trụ sở Đảng uỷ, HĐND, UBND xã, Nhà văn hoá xã, thôn, sân vận động, công viên cũng đã được tỉnh đầu tư xây dựng. Giai đoạn 2006 - 2011, Bắc Kạn có 48 trụ sở xã được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn cân đối ngân sách tỉnh và vốn Trung ương tạo cho bộ mặt công quyền cấp xã có được cơ sở vật chất khang trang, hiện đại và nghiêm túc để phục vụ nhân dân.
Công tác thông tin - truyền thông cũng được các cấp chính quyền, các ngành quan tâm. Đến nay, toàn tỉnh Bắc Kạn đã có 112 xã/112 xã có điểm bưu điện văn hoá xã; 45 trạm phát lại truyền hình, đưa tỷ lệ số hộ xem được truyền hình Việt Nam là 90%; 112 xã đã được đầu tư lắp đặt trạm truyền thanh, tỷ lệ số hộ nghe được Đài Tiếng nói Việt Nam nâng từ 80% năm 2006 lên 100% năm 2010.
Thực hiện Chương trình kiên cố hoá trường lớp học, nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2006 - 2010, Bắc Kạn đã đầu tư xây dựng hệ thống trường học, dạy nghề, trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn. Đến nay, tỉnh đã xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp 664 phòng lớp học, 125 nhà công vụ giáo viên, 4 nhà hiệu bộ. Hết năm 2010, 29/338 trường của các cấp học được công nhận đạt chuẩn Quốc gia...
Trụ sở UBND xã Văn Minh, huyện Na Rỳ được đầu tư xây dựng mới để thay thế cho trụ sở cũ đã xuống cấp
Hệ thống y tế nông thôn cũng được tỉnh đặc biệt chú trọng. Đến nay, Bắc Kạn đã xây dựng mới và cải tạo nâng cấp 8/8 bệnh viện cấp huyện; hoàn thành và đưa vào sử dụng Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm phòng chống bệnh xã hội, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe. Đặc biệt, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn với quy mô 500 giường đã và đang xây dựng. Công trình mang ý nghĩa xã hội lớn lao góp phần hoàn thiện mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn và các tỉnh vùng lân cận…
Việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong những năm qua đã được tỉnh Bắc Kạn quan tâm chỉ đạo thực hiện, đặc biệt cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được cải thiện rõ rệt tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Tiến độ các các dự án, công trình đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhìn chung chậm. Việc phối hợp, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư công còn nhiều bất cập, chưa thật sự hiệu quả dẫn đến các chương trình, dự án vẫn ở tình trạng thiếu vốn để xây dựng. Một số chính sách pháp luật đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn chưa được kiểm tra chặt chẽ dẫn đến kém hiệu quả trong đầu tư, chưa đáp ứng yêu cầu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương...
Vì vậy, trong thời gian tới, tỉnh Bắc Kạn xác định tiếp tục khai thác các tiềm năng, thế mạnh, tận dụng mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn theo hướng đồng bộ, bền vững với mục tiêu: Từ nay đến năm 2015, đảm bảo các tuyến đường ô tô đến trung tâm xã đi lại được 4 mùa; 65% số thôn có đường giao thông đến trung tâm thôn; 20% trường ở các cấp học đạt chuẩn Quốc gia; 80% số xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế, 100% số trạm y tế được chuẩn hóa về cơ sở vật chất; 100% số xã được cáp quang hóa, internet và 100% thôn được phủ sóng điện thoại di động; 95% số hộ dân được sử dụng điện lưới Quốc gia; 100% dân số đô thị được cung cấp nước sạch và 95% số hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% xã có quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường và phát triển các khu dân cư mới, chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã…
Để thực hiện được mục tiêu trên, trong thời gian tiếp theo, tỉnh Bắc Kạn phấn đấu: Xây dựng quy hoạch phát triển hạ tầng đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó tập trung đầu tư vào một số công trình quan trọng có sức lan tỏa, tạo sự đột phá trong quá trình phát triển.
Sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, xây dựng kế hoạch đầu tư theo giai đoạn, trong đó ưu tiên cho các công trình trọng điểm, cấp bách.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo môi trường đầu tư thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tìm hiểu, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh; đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong xã hội để thúc đẩy đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng của tỉnh cũng sẽ là một giải pháp được các cấp, các ngành tỉnh Bắc Kạn tập trung chỉ đạo thực hiện tốt, góp xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn theo hướng đồng bộ, bền vững./.
Theo Báo Điệnt ử Đảng Cộng sản

 

NỘI DUNG KHÁC

Trả đất cho dân trồng lúa

6-8-2012

UBND tỉnh Long An vừa thu hồi, hủy bỏ ba dự án với diện tích khoảng 500ha để trả lại cho nông dân trồng lúa. Đây là một trong những địa phương đầu tiên ở ĐBSCL đang rà soát, thu hồi các dự án “treo” nhiều năm.

Tây Nguyên: “Đau đầu” vì giá phân bón tăng

6-8-2012

Hằng năm, cứ bước vào mùa mưa thì nhu cầu sử dụng phân bón cho cây trồng của người dân ở các tỉnh Tây Nguyên lại tăng mạnh. Vì vậy, các đại lý, DN cũng đồng loạt đẩy giá các loại phân bón lên cao, làm bà con nông dân không khỏi “đau đầu”.

ĐBSCL: Không nên ép mía quá sớm!

6-8-2012

Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam (HHMĐVN) thì phần lớn diện tích mía ở ĐBSCL hiện nay mới vào khoảng 7-8 tháng tuổi, cây mía còn non, chữ đường rất thấp. Nếu vào vụ ép sớm sẽ gây thiệt hại lớn cho nông dân và nhà máy cũng không có lợi nhuận. Thế nhưng, một số nhà máy đường vẫn muốn vào vụ ép sớm với lý do ép mía chạy lũ cho nông dân.

Lãi 300 triệu đồng mỗi ha rau VietGAP

27-6-2012

2ha rau cải xanh của anh Trần Văn Hương ở thôn Lạc Nghiệp, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng trồng theo tiêu chuẩn VietGAP đã được Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng 3 (thuộc Bộ NNPTNT) cấp chứng nhận vào ngày 12.4.2012.

Đánh thức Bạch Long Vĩ

22-6-2012

Là một trong những huyện đảo có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nhưng nhiều năm qua, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) vẫn chưa thực sự tạo được bước đột phá. Bởi thế, chuyến khảo sát của Đoàn công tác thanh niên Bộ Nông nghiệp và PTNT do Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu dẫn đầu chính là cơ hội để nghiên cứu, xây dựng, triển khai nhiều dự án khoa học trên huyện đảo này.

Xã Nga Lĩnh (Nga Sơn, Thanh Hoá): Bứt phá từ kinh tế trang trại

20-6-2012

Tìm hướng đi mới để cải thiện đời sống nhân dân, xã Nga Lĩnh đã lựa chọn phát triển kinh tế trang trại làm "đòn bẩy" thúc đẩy kinh tế - xã hội, từ đó làm bước đệm vững chắc để xây dựng nông thôn mới (NTM).

Để nông dân tiếp cận với nguồn vốn vay sản xuất

20-6-2012

Theo Chi nhánh các ngân hàng của tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, hiện nguồn vốn cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn còn dư khá nhiều. Thế nhưng, nhiều nông dân lại thiếu vốn để đầu tư sản xuất.

Phát triển nông nghiệp kết hợp với du lịch

18-6-2012

Không chỉ có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như Suối Cá Thần, Cửa Hà, chùa Ngọc Châu..., huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) còn có nhiều tiềm năng để phát triển công - nông - lâm nghiệp.

Tây Nguyên ồ ạt trồng tiêu

18-6-2012

Giá tiêu cao ngất ngưởng khiến cả ngàn hộ nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên đổ xô trồng, thậm chí còn phá luôn cả cà phê để trồng.

Phát triển kinh tế hợp tác gắn với xây dựng nông thôn mới

4-6-2012

Theo ông Đỗ Văn Thuận, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Tiền Giang, nhằm phát triển kinh tế hợp tác gắn với xây dựng nông thôn mới hiện đại, văn minh, tỉnh đang khắc phục các hạn chế, phát huy và nhân rộng bài học kinh nghiệm từ các hợp tác xã điển hình tiên tiến, sản xuất kinh doanh giỏi.

Xây dựng nông thôn mới tại TPHCM - Dạy nghề, tạo việc làm, nâng chất đời sống văn hóa

4-6-2012

TPHCM đã triển khai xây dựng Chương trinh nông thôn mới được 3 năm. Bên cạnh những mặt tích cực đạt được vẫn còn nhiều thách thức. Để đạt được mục tiêu hết năm 2015 sẽ xây dựng nông thôn mới ở 51 xã và hoàn thiện cơ bản ở 58 xã trong năm 2020, đòi hỏi nỗ lực và quyết tâm lớn của cả hệ thống chính trị. Nhiều ý kiến của các đại biểu tham dự chương trình “Lắng nghe và Trao đổi” do HĐND TPHCM phối hợp Đài Truyền hình TPHCM tổ chức ngày 3-6 khẳng định như vậy.

Rác thải, “rào cản” xây dựng nông thôn mới

31-5-2012

Theo kế hoạch, TP. Hà Nội quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới (XDNTM) vào năm 2015. Để cán đích như thời gian dự định, các địa phương trong diện XDNTM sẽ phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có vấn đề xử lý rác thải để đảm bảo tiêu chí về môi trường.