HỘI THẢO

ĐBSCL: Không nên ép mía quá sớm!

Ngày đăng: 06 | 08 | 2012

Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam (HHMĐVN) thì phần lớn diện tích mía ở ĐBSCL hiện nay mới vào khoảng 7-8 tháng tuổi, cây mía còn non, chữ đường rất thấp. Nếu vào vụ ép sớm sẽ gây thiệt hại lớn cho nông dân và nhà máy cũng không có lợi nhuận. Thế nhưng, một số nhà máy đường vẫn muốn vào vụ ép sớm với lý do ép mía chạy lũ cho nông dân.

Diện tích trồng mía toàn khu vực ĐBSCL niên vụ 2012-2013 là 51.800 ha, tăng so với niên vụ trước hơn 200 ha. Trong đó, tỉnh Hậu Giang có diện tích trồng mía lớn nhất với 14.167 ha và cũng là địa phương có vùng mía nguyên liệu bị lũ uy hiếp hằng năm cao nhất.  Ông Lê Văn Đời, PGĐ Sở NN-PTNT Hậu Giang cho biết, năm nay diện tích mía của tỉnh có nguy cơ bị ảnh hưởng lũ vào khoảng 9.000 ha (tập trung chủ yếu ở huyện Phụng Hiệp và TX Ngã Bảy), với sản lượng khoảng 800.000 tấn mía cây phải thu hoạch trước ngày 30/11 để tránh bị thiệt hại. Với sản lượng mía này, nếu 3 nhà máy trên địạ bàn tỉnh (gồm nhà máy đường Long Mỹ Phát và 2 nhà máy của CASUCO là Phụng Hiệp, Vị Thanh) phải chạy hết công suất trong thời gian 100 ngày mới giải quyết xong.
Bán mía non, cả nhà máy và nông dân đều bị thiệt
Do đó, tỉnh đề xuất 2 phương án vào vụ ép: 1/- Vào vụ ép từ ngày 15/8, sớm hơn 40 ngày so với niên vụ 2011-2012, để các nhà máy có đủ thời gian tiêu thụ hết diện tích mía bị ngập lũ cho nông dân. 2/- Vào vụ từ đầu tháng 9 thì lượng mía chạy lũ ở Hậu Giang sẽ cần các nhà máy lân cận tiêu thụ tiếp khoảng 120.000-150.000 tấn mía cây, tùy mức độ lũ về sớm hay muộn.
Theo ông Đời, sở dĩ ngành đề xuất phương án cho các nhà máy đường trên địa bàn tỉnh vào vụ sớm là do năm ngoái lũ ngập sâu, nông dân không trồng lúa trên liếp mía nên có thời gian xuống giống mía sớm hơn mọi năm khoảng 1 tháng. Năm nay tỉnh đã có chủ trương làm đê bao bảo vệ vùng mía bị ngập sâu ở Phụng Hiệp nhưng do còn vướng mía của nông dân chưa thể triển khai. Do đó, cần có nhà máy vào vụ ép để nông dân thu hoạch mía, trả lại mặt bằng thi công cho kịp trước khi lũ về. Hơn nữa, nếu thu hoạch trễ hơn, nông dân không thể trồng lấp lại vụ lúa, toàn tỉnh sẽ mất đi khoảng 5.000 ha, tương đương với sản lượng lúa bị sụt giảm là 30.000 tấn. Với giá lúa vào khoảng 5.000 đồng/kg thì toàn tỉnh đã mất 150 tỷ đồng...
Ông Lê Văn Hiệu, TGĐ Cty CP Mía đường Tây Nam (có 2 nhà máy đặt tại Cà Mau và Kiên Giang) cho rằng, nếu thu hoạch mía sớm ngay từ đầu tháng 8 thì sản lượng mía sẽ mất đi ít nhất là 15%, chữ đường cũng rất thấp. Khi đã có nhà máy chạy là nông dân sẽ thu hoạch, bất kể mía đủ chữ đường hay chưa. Thực tế hiện nay đã có thương lái vào vùng nguyên liệu mà Cty Tây Nam hỗ trợ nông dân đầu tư thu mua mía với giá 700 đồng/kg. Ông Hiệu khẳng định, nếu vào vụ trễ mà các nhà máy đường của Hậu Giang ép không hết mía chạy lũ cho nông dân thì Cty sẵn sàng hỗ trợ chạy tiếp khoảng 1 tháng với khoảng 60.000 tấn mía cây.
Theo ông Nguyễn Hải, Tổng thư ký HHMĐVN, hiện nay cả nước có 42 nhà máy đường, với sản lượng ép niên vụ 2011-2012 đạt gần 1,4 triệu tấn, đảm bảo đủ đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, hiện nay các nhà máy đường và các Cty thương mại thuộc Hiệp hội đang tồn kho khoảng 250.000 tấn đường (chưa kể lượng đường tồn trong lưu thông phân phối). Do trong năm 2012 cơ quan chức năng đã cấp hạn ngạch cho một số đơn vị NK 70.000 tấn đường, đó là chưa kể lượng đường nhập lậu cũng rất lớn (ước tính vào khoảng 300.000 tấn). Do đó, nguồn cung đường hiện nay vẫn khá dồi dào, không nhất thiết các nhà máy đường phải vào vụ ép sớm.
Theo dự báo, sản lượng đường trong niên vụ 2012-2013 của cả nước sẽ tăng ít nhất là 10%. Ngoài ra, đường sản xuất của một số DN Việt Nam đầu tư ở Lào và Campuchia đang xin nhập về nước một lượng đáng kể, đường lậu vẫn tiếp tục hoành hành thì chắc chắn giá đường sẽ không tăng, mà có thể sẽ còn sụt giảm.
Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch HHMĐVN cho rằng, hiện nay các nhà máy đường ở ĐBSCL đang có sức canh tranh kém nhất so với cả nước. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động kém hiệu quả, hiệu suất thu hồi đường trên mía ở ĐBSCL rất thấp, chẳng hạn như nhà máy Long Mỹ Phát lên đến 14 mía/1 đường, còn bình quân cả vùng là 12,07 mía/đường. Trong khi đó, phía Bắc và miền Trung - Tây Nguyên chỉ ở mức 10,54-10,65 mía/1 đường. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là do chúng ta thường vào vụ sớm, ép mía non nên hiểu quả không cao. Theo kết quả kiểm tra mẫu nguyên liệu của các nhà máy đường, hiện chất lượng mía nguyên liệu còn rất thấp, dao động từ 4-6,5 chữ đường. Vì vậy, Hiệp hội đề xuất các nhà máy chỉ nên vào vụ ép từ đầu tháng 9 (đã sớm hơn niện vụ trước 25 ngày) để đảm bảo lợi ích cho cả người nông dân lẫn nhà máy đường. Riêng các nhà máy trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, sẽ bắt đầu vào vụ từ ngày 20/8 để giải quyết mía chạy lũ cho nông dân.
Theo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/15/98841/Khong-nen-ep-mia-qua-som.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Lãi 300 triệu đồng mỗi ha rau VietGAP

27-6-2012

2ha rau cải xanh của anh Trần Văn Hương ở thôn Lạc Nghiệp, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng trồng theo tiêu chuẩn VietGAP đã được Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng 3 (thuộc Bộ NNPTNT) cấp chứng nhận vào ngày 12.4.2012.

Đánh thức Bạch Long Vĩ

22-6-2012

Là một trong những huyện đảo có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nhưng nhiều năm qua, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) vẫn chưa thực sự tạo được bước đột phá. Bởi thế, chuyến khảo sát của Đoàn công tác thanh niên Bộ Nông nghiệp và PTNT do Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu dẫn đầu chính là cơ hội để nghiên cứu, xây dựng, triển khai nhiều dự án khoa học trên huyện đảo này.

Xã Nga Lĩnh (Nga Sơn, Thanh Hoá): Bứt phá từ kinh tế trang trại

20-6-2012

Tìm hướng đi mới để cải thiện đời sống nhân dân, xã Nga Lĩnh đã lựa chọn phát triển kinh tế trang trại làm "đòn bẩy" thúc đẩy kinh tế - xã hội, từ đó làm bước đệm vững chắc để xây dựng nông thôn mới (NTM).

Để nông dân tiếp cận với nguồn vốn vay sản xuất

20-6-2012

Theo Chi nhánh các ngân hàng của tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, hiện nguồn vốn cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn còn dư khá nhiều. Thế nhưng, nhiều nông dân lại thiếu vốn để đầu tư sản xuất.

Phát triển nông nghiệp kết hợp với du lịch

18-6-2012

Không chỉ có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như Suối Cá Thần, Cửa Hà, chùa Ngọc Châu..., huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) còn có nhiều tiềm năng để phát triển công - nông - lâm nghiệp.

Tây Nguyên ồ ạt trồng tiêu

18-6-2012

Giá tiêu cao ngất ngưởng khiến cả ngàn hộ nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên đổ xô trồng, thậm chí còn phá luôn cả cà phê để trồng.

Phát triển kinh tế hợp tác gắn với xây dựng nông thôn mới

4-6-2012

Theo ông Đỗ Văn Thuận, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Tiền Giang, nhằm phát triển kinh tế hợp tác gắn với xây dựng nông thôn mới hiện đại, văn minh, tỉnh đang khắc phục các hạn chế, phát huy và nhân rộng bài học kinh nghiệm từ các hợp tác xã điển hình tiên tiến, sản xuất kinh doanh giỏi.

Xây dựng nông thôn mới tại TPHCM - Dạy nghề, tạo việc làm, nâng chất đời sống văn hóa

4-6-2012

TPHCM đã triển khai xây dựng Chương trinh nông thôn mới được 3 năm. Bên cạnh những mặt tích cực đạt được vẫn còn nhiều thách thức. Để đạt được mục tiêu hết năm 2015 sẽ xây dựng nông thôn mới ở 51 xã và hoàn thiện cơ bản ở 58 xã trong năm 2020, đòi hỏi nỗ lực và quyết tâm lớn của cả hệ thống chính trị. Nhiều ý kiến của các đại biểu tham dự chương trình “Lắng nghe và Trao đổi” do HĐND TPHCM phối hợp Đài Truyền hình TPHCM tổ chức ngày 3-6 khẳng định như vậy.

Rác thải, “rào cản” xây dựng nông thôn mới

31-5-2012

Theo kế hoạch, TP. Hà Nội quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới (XDNTM) vào năm 2015. Để cán đích như thời gian dự định, các địa phương trong diện XDNTM sẽ phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có vấn đề xử lý rác thải để đảm bảo tiêu chí về môi trường.

Long An: Tập trung cho sản xuất vụ hè-thu

14-5-2012

Hiện nay, các huyện Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An đã đồng loạt xuống giống lúa vụ hè- thu xong đợt 1 và 2. Các ngành chức năng và địa phương của tỉnh này đang phối hợp chặt chẽ với nhau, thực hiện tốt đợt gieo sạ thứ 3, nhằm đạt được kết quả thắng lợi cao nhất của vụ lúa hè – thu 2012.

Phú Yên: Quy hoạch và bảo vệ môi trường vùng nuôi thủy sản trên biển

14-5-2012

Phú Yên là một trong những tỉnh khu vực duyên hải Nam Trung bộ phát triển mạnh nghề nuôi tôm hùm bằng lồng trên biển. Trên địa bàn tỉnh có 25.132 lồng tôm hùm với 3.860 hộ nuôi thuộc các huyện Đông Hòa, Tuy An, Thị xã Sông Cầu và chiếm 94% số lồng nuôi thủy sản trên biển.

Trang trại làm giàu từ rau VietGAP

9-5-2012

Hiện trang trại Phong Thúy và tổ liên kết cung ứng ổn định cho thị trường khoảng 5.000 tấn rau an toàn/năm, doanh thu 8 - 10 tỷ đồng, lợi nhuận 1 tỷ đồng/năm, tăng gấp 2 lần so với trước đó.