HỘI THẢO

Trang trại làm giàu từ rau VietGAP

Ngày đăng: 09 | 05 | 2012

Hiện trang trại Phong Thúy và tổ liên kết cung ứng ổn định cho thị trường khoảng 5.000 tấn rau an toàn/năm, doanh thu 8 - 10 tỷ đồng, lợi nhuận 1 tỷ đồng/năm, tăng gấp 2 lần so với trước đó.

Cách đây 7 năm khi mới thành lập, trang trại Phong Thúy ở xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng chỉ có 10ha trồng rau với sản lượng bình quân 200 tấn rau thương phẩm/năm. Đến nay trang trại đã phát triển lên 30ha rau VietGAP và sản phẩm cung ứng cho thị trường đã tăng lên gấp 10 lần.
Anh Nguyễn Hồng Phong - chủ trang trại Phong Thúy tâm sự: “Bước đầu cũng gặp nhiều khó khăn lắm. Nhưng tôi xác định, nếu muốn làm ăn lâu dài và có thị trường ổn định, không có cách nào khác ngoài việc sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP)”.
Rau VietGAP mang lại lợi nhuận 1 tỷ đồng/năm cho trang trại Phong Thúy.
Thế là anh bắt đầu những chuyến đi “tầm sư học đạo”, học tập kinh nghiệm sản xuất công nghệ cao ở các nước Úc, Hà Lan, Nhật Bản... rồi trở về mạnh dạn đầu tư mua máy móc, thiết bị, công nghệ… Hầu hết những diện tích trồng trọt theo truyền thống trước đây đã được anh Phong chuyển đổi sản xuất theo quy trình áp dụng công nghệ cao, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
Và kết quả đã thay đổi rõ rệt. Chẳng hạn, đối với một số cây như cà chua sản xuất theo quy trình VietGAP đã trừ được bệnh héo rũ vi khuẩn, năng suất tăng hơn 50% so với đối chứng, đạt 200 tấn/ha. Cây ớt ngọt cũng đạt năng suất từ 100 - 120 tấn/ha, tăng hơn 20% so với đối chứng…
Anh Phong cho biết mô hình sản xuất mới đã giúp anh điều chỉnh được chiều dài thân cây, kiểm soát được lượng phân bón, nước tưới, lượng muối, độ pH và các loại dinh dưỡng khác; kiểm soát sâu bệnh, dư lượng thuốc BVTV mà vẫn đảm bảo chất lượng trái, màu sắc sản phẩm, trọng lượng đồng đều.
Quá trình sản xuất của anh đã trở thành động lực thúc đẩy nhiều hộ lân cận trong vùng áp dụng theo. Hiện tại, trang trại Phong Thúy đã ký hợp đồng liên kết với 5 hộ sản xuất rau trên diện tích 15ha cho sản lượng thêm 3.000 tấn sản phẩm/năm.
Từ việc gây dựng thương hiệu trong các năm qua và nhờ có được chứng nhận VietGAP nên sản phẩm của trang trại anh Phong đã được hệ thống siêu thị Co.opMart, chợ đầu mối Bình Điền, Hóc Môn, Khu du lịch Suối Tiên… ở TP.HCM tìm đến đặt hàng.
Hiện Phong Thúy và tổ liên kết cung ứng ổn định cho thị trường khoảng 5.000 tấn rau an toàn/năm. Từ đó, doanh thu của trang trại cũng được nâng lên 8 - 10 tỷ đồng, lợi nhuận 1 tỷ đồng/năm, tăng gấp 2 lần so với trước đó. Trang trại còn giúp giải quyết việc làm cho 130 lao động có thu nhập từ 1,8 - 2,8 triệu đồng/tháng, trong đó có 70 lao động là đồng bào dân tộc thiểu số.
Với những kết quả đó, từ nay đến cuối năm, Phong Thúy sẽ tiếp tục liên kết với 10 nông hộ ở địa phương, đầu tư thêm 10 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất sản xuất rau VietGAP, tiếp tục đẩy thương hiệu Phong Thúy bay xa hơn nữa.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://danviet.vn/87332p1c34/trang-trai-lam-giau-tu-rau-vietgap.htm

NỘI DUNG KHÁC

Xây dựng nông thôn mới ở Từ Liêm: Khó huy động sức dân

9-5-2012

Sau hơn 2 năm xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn ở Từ Liêm - huyện ven đô của TP.Hà Nội vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Nguyên nhân chính là do Từ Liêm khó huy động sức dân tham gia xây dựng nông thôn.

“Mùi” ô nhiễm của làng nghề

9-5-2012

Hơn chục năm nay, nghề thủ công mỹ nghệ tre, nứa ghép đã giúp hàng nghìn hộ dân sống trên địa bàn xã Yên Tiến, Ý Yên (Nam Định) giàu lên nhanh chóng, nhưng cũng từng ấy năm trôi qua môi trường nơi đây đã bị huỷ hoại ghê gớm.

Hỗ trợ nông dân làm ăn lớn

4-5-2012

Hội Nông dân (ND) huyện Ứng Hoà (Hà Nội) là một trong những đơn vị rất chú trọng công tác đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng gắn liền với nhu cầu thiết thực của hội viên, ND.

Thị xã Sông Cầu: Khởi sắc nhờ chương trình giảm nghèo

4-5-2012

Xác định việc chung tay xóa nghèo cho các xã miền núi, hải đảo là nhiệm vụ cấp thiết, từ năm 2011 đến nay, chương trình giảm nghèo ở thị xã Sông Cầu (Phú Yên) được các cấp, ngành triển khai tích cực, trong đó việc hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở, đầu tư xây dựng hạ tầng cho các vùng đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đã đem lại hiệu quả rõ rệt.

Để nghề nuôi tôm hùm ở Phú Yên bền vững: Tuân thủ quy hoạch

3-5-2012

Sau cú sốc tôm hùm nuôi ở các xã Xuân Thịnh, Xuân Phương (thị xã Sông Cầu), Vũng Rô, Hòa Xuân Nam (huyện Đông Hòa) của tỉnh Phú Yên chết hàng loạt, nông dân nơi đây đang gặp nhiều khó khăn. Không những thế, giá tôm còn giảm mạnh.

Miền Trung-Tây Nguyên: Trúng đậm lúa đông xuân

3-5-2012

Vụ đông xuân 2011 - 2012, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trúng đậm bởi năng suất, sản lượng lúa cao kỷ lục, trong đó Gia Lai là tỉnh có năng suất lúa tăng đột biến, từ 46,2 tạ/ha lên 58 tạ/ha; Quảng Nam thường thấp nhất khu vực thì vụ này cũng tăng từ 47 tạ/ha lên 51,7 tạ/ha.

Lô Giang: Ấm no với mùa hồng xiêm ngọt

3-5-2012

Không chỉ “bén duyên” để tạo nên thương hiệu hoa thơm trái ngọt nổi tiếng khắp vùng, cây hồng xiêm còn giúp người dân xã Lô Giang (Đông Hưng - Thái Bình) có công ăn, việc làm, thu nhập ổn định.

Bắc Hà tạo đầu ra ổn định cho cây chè Shan

25-4-2012

Mùa thu hoạch chè trên rẻo cao Bắc Hà (Lào Cai) đã bắt đầu. Chính quyền huyện Bắc Hà, đặc biệt là các xã trồng chè như Bản Liền, Tả Củ Tỷ, Nậm Khánh…, đang chủ động triển khai một số biện pháp giúp người dân tiêu thụ chè, bảo đảm giá chè ổn định, có lợi cho người dân trồng chè.

Vải thiều Lục Ngạn bị "ăn theo" thương hiệu

25-4-2012

Mấy năm gần đây, người trồng vải thiều ở Lục Ngạn (Bắc Giang) khốn khổ vì vải thường được mùa mất giá. Càng khổ hơn vì bị người dân nơi khác lợi dụng thương hiệu sẵn có của vải thiều Lục Ngạn để trục lợi.

Quảng Ngãi: Cho xã vay 64 tỷ đồng làm nông thôn mới

25-4-2012

Công ty CP Đầu tư & Xây dựng Thiên Tân (TIC) vừa cam kết cho xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, vay 64 tỷ đồng với lãi suất 0% để làm nông thôn mới (NTM).

Tây Nguyên: nông dân đổ xô trồng hồ tiêu

24-4-2012

Do chạy theo lợi nhuận, những năm gần đây, người dân ở các tỉnh Tây Nguyên đổ xô trồng hồ tiêu, bất chấp sự khuyến cáo của các ngành chức năng. Đến nay, diện tích hồ tiêu của Tây Nguyên đã tăng lên trên 15.300ha, trong đó có 70% diện tích đã đưa vào khai thác, với sản lượng mỗi năm đạt trên 32.255 tấn tiêu hạt, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai và Đăk Nông.

Đồng bằng sông Cửu Long: Tan hoang đầm tôm vì dịch bệnh

24-4-2012

Đứng trước cảnh hoang tàn của những đầm tôm thuộc xã Mỹ Long Nam (huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh), ông Nguyễn Văn Bền, phó chủ tịch UBND xã Mỹ Long Nam, nhớ lại: “Mùa tôm năm ngoái, vùng nuôi tôm Mỹ Long Nam trúng đậm với tổng sản lượng thu hoạch gần 5.000 tấn tôm. Còn năm nay, tôm chết thành dịch, người nuôi gần như trắng tay”.