HỘI THẢO

Để nghề nuôi tôm hùm ở Phú Yên bền vững: Tuân thủ quy hoạch

Ngày đăng: 03 | 05 | 2012

Sau cú sốc tôm hùm nuôi ở các xã Xuân Thịnh, Xuân Phương (thị xã Sông Cầu), Vũng Rô, Hòa Xuân Nam (huyện Đông Hòa) của tỉnh Phú Yên chết hàng loạt, nông dân nơi đây đang gặp nhiều khó khăn. Không những thế, giá tôm còn giảm mạnh.

Tôm hùm ở Phú Yên rớt giá thê thảm.
Được biết, giá thu mua tôm hùm tại Phú Yên hiện chỉ còn 1,2 triệu đồng/kg tôm loại 1 và 1 triệu đồng/kg tôm loại 2, loại 3. Như vậy, giá thu mua đã giảm hơn một nửa so với mức 2,6 triệu đồng/kg loại 1 hồi đầu năm 2012. Nguyên nhân là do thị trường Trung Quốc (thị trường tiêu thụ chính) giảm nhu cầu.
Nhiều người nuôi tôm hùm cho biết, với giá bán như hiện nay, họ thua lỗ nặng. Trong khi năm nay, tình hình dịch bệnh trên tôm rất nghiêm trọng, tỷ lệ thiệt hại từ 30-60%, khiến nhiều người lâm vào cảnh khó khăn, nợ nần chồng chất.
Anh Nguyễn Minh Cường, một trong những người thu mua tôm hùm ở xã Xuân Phương cho biết: “Giá tôm hùm không ổn định, tăng hay giảm không thể lường trước được. Tôi mua tôm tại địa phương, sau đó chở vào Khánh Hòa bán. Tại các điểm thu mua lớn này, sau khi đủ hàng, họ xuất đi nhiều nước nhưng chủ yếu là Trung Quốc. Chúng tôi không phải là người quyết định giá, tất cả đều thông qua các điểm thu mua này. Họ thông báo giá bao nhiêu thì tụi tôi thu mua bấy nhiêu”.
Chị Hồ Thị Mỹ ở huyện Đông Hòa kể, thời gian gần đây, bệnh dịch tôm hùm xảy ra trên diện rộng. Tôm chết có biểu hiện sưng mang, đen mang, trắng sữa (tỉ lệ chết từ 30-35%), bán cũng không ai mua, thương lái thường ép giá. “Để lấy lại phần nào vốn đầu tư cho vụ sau, những con tôm hùm chết, chúng tôi ướp đá, sau đó đem vào TP.Hồ Chí Minh bán đổ bán tháo với giá 300.000-500.000 đồng/kg. Vụ này, gia đình tôi lỗ gần 300 triệu đồng. Biết là vậy nhưng cũng phải bám trụ vì ngoài nghề này ra không còn nghề nào khác để kiếm kế sinh nhai”, chị Mỹ nói.
Trước tình trạng trên, Sở Nông nghiệp và PTNT Phú Yên vừa có công văn đề nghị UBND các huyện Đông Hòa, Tuy An và thị xã Sông Cầu phối hợp với Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và thống kê thiệt hại của người nuôi tôm hùm, từ đó đề xuất chính sách hỗ trợ bà con khôi phục sản xuất.
Ngay từ bây giờ, các địa phương, đơn vị cần khẩn trương triển khai tập huấn, quy hoạch chi tiết vùng nuôi tôm hùm trên cơ sở quy hoạch nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2001-2010 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh; đồng thời thực hiện đăng ký cơ sở nuôi tôm hùm, đánh số lồng, bè nuôi, giám sát việc thực hiện các quy định về nuôi tôm hùm.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn: http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2012/5/33887.html

NỘI DUNG KHÁC

Miền Trung-Tây Nguyên: Trúng đậm lúa đông xuân

3-5-2012

Vụ đông xuân 2011 - 2012, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trúng đậm bởi năng suất, sản lượng lúa cao kỷ lục, trong đó Gia Lai là tỉnh có năng suất lúa tăng đột biến, từ 46,2 tạ/ha lên 58 tạ/ha; Quảng Nam thường thấp nhất khu vực thì vụ này cũng tăng từ 47 tạ/ha lên 51,7 tạ/ha.

Lô Giang: Ấm no với mùa hồng xiêm ngọt

3-5-2012

Không chỉ “bén duyên” để tạo nên thương hiệu hoa thơm trái ngọt nổi tiếng khắp vùng, cây hồng xiêm còn giúp người dân xã Lô Giang (Đông Hưng - Thái Bình) có công ăn, việc làm, thu nhập ổn định.

Bắc Hà tạo đầu ra ổn định cho cây chè Shan

25-4-2012

Mùa thu hoạch chè trên rẻo cao Bắc Hà (Lào Cai) đã bắt đầu. Chính quyền huyện Bắc Hà, đặc biệt là các xã trồng chè như Bản Liền, Tả Củ Tỷ, Nậm Khánh…, đang chủ động triển khai một số biện pháp giúp người dân tiêu thụ chè, bảo đảm giá chè ổn định, có lợi cho người dân trồng chè.

Vải thiều Lục Ngạn bị "ăn theo" thương hiệu

25-4-2012

Mấy năm gần đây, người trồng vải thiều ở Lục Ngạn (Bắc Giang) khốn khổ vì vải thường được mùa mất giá. Càng khổ hơn vì bị người dân nơi khác lợi dụng thương hiệu sẵn có của vải thiều Lục Ngạn để trục lợi.

Quảng Ngãi: Cho xã vay 64 tỷ đồng làm nông thôn mới

25-4-2012

Công ty CP Đầu tư & Xây dựng Thiên Tân (TIC) vừa cam kết cho xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, vay 64 tỷ đồng với lãi suất 0% để làm nông thôn mới (NTM).

Tây Nguyên: nông dân đổ xô trồng hồ tiêu

24-4-2012

Do chạy theo lợi nhuận, những năm gần đây, người dân ở các tỉnh Tây Nguyên đổ xô trồng hồ tiêu, bất chấp sự khuyến cáo của các ngành chức năng. Đến nay, diện tích hồ tiêu của Tây Nguyên đã tăng lên trên 15.300ha, trong đó có 70% diện tích đã đưa vào khai thác, với sản lượng mỗi năm đạt trên 32.255 tấn tiêu hạt, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai và Đăk Nông.

Đồng bằng sông Cửu Long: Tan hoang đầm tôm vì dịch bệnh

24-4-2012

Đứng trước cảnh hoang tàn của những đầm tôm thuộc xã Mỹ Long Nam (huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh), ông Nguyễn Văn Bền, phó chủ tịch UBND xã Mỹ Long Nam, nhớ lại: “Mùa tôm năm ngoái, vùng nuôi tôm Mỹ Long Nam trúng đậm với tổng sản lượng thu hoạch gần 5.000 tấn tôm. Còn năm nay, tôm chết thành dịch, người nuôi gần như trắng tay”.

Người chăn nuôi được tiếp vốn

24-4-2012

Thông qua Dự án “Chăn nuôi lợn nái sinh sản”, 22 hộ ở xã miền núi Quân Bình, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã được tiếp vốn để tu sửa, xây mới chuồng trại, mua thêm lợn giống.

Người chăn nuôi được tiếp vốn

24-4-2012

Thông qua Dự án “Chăn nuôi lợn nái sinh sản”, 22 hộ ở xã miền núi Quân Bình, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã được tiếp vốn để tu sửa, xây mới chuồng trại, mua thêm lợn giống.

Bình Định: Ớt trúng mùa, được giá

24-4-2012

Giá ớt tươi tại hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định đang ở mức cao. Thêm vào đó, nhờ thời tiết thuận lợi nên năng suất, sản lượng ớt tăng, nông dân có nguồn thu nhập không nhỏ...

Đồng bằng sông Cửu Long chú trọng đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động

24-4-2012

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, từ năm 2006 đến nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã cho 3,6 triệu hộ nghèo vay 24.000 tỉ đồng thực hiện hiệu quả các dự án nhỏ giải quyết việc làm trong các ngành trồng lúa, màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, làm nghề thủ công, mua bán nhỏ… 535.000 lượt hộ tại các địa phương đã được giúp thoát nghèo, một bộ phận trong số này có cuộc sống ổn định vươn lên khá giả.

ĐBSCL: Đồng tâm, hợp lực để phát triển bền vững

23-4-2012

Ngày 22-4, tại TP Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ phối hợp với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Đài Truyền hình VTV Cần Thơ tổ chức tọa đàm trực tuyến “Phát triển nhanh và bền vững ĐBSCL”. Tham dự buổi tọa đàm có Phó Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Bùi Ngọc Sương, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận, Thứ trưởng Bộ GTVT Ngô Thịnh Đức, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trần Thành Lập.