HỘI THẢO

Đồng bằng sông Cửu Long chú trọng đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động

Ngày đăng: 24 | 04 | 2012

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, từ năm 2006 đến nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã cho 3,6 triệu hộ nghèo vay 24.000 tỉ đồng thực hiện hiệu quả các dự án nhỏ giải quyết việc làm trong các ngành trồng lúa, màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, làm nghề thủ công, mua bán nhỏ… 535.000 lượt hộ tại các địa phương đã được giúp thoát nghèo, một bộ phận trong số này có cuộc sống ổn định vươn lên khá giả.

Để đạt được kết quả trên, các địa phương chú trọng mở rộng quy mô phổ cập nghề, dạy nghề, đa dạng hóa việc dạy nghề bằng cách áp dụng nhiều loại hình: trường nghề, trung tâm dạy nghề, dạy nghề lưu động, dạy nghề tại chỗ (trên đồng ruộng, trang trại, miệt vườn), dạy nghề theo hình thức kèm cặp. Các tỉnh đẩy mạnh huy động, tăng tỷ lệ vốn đầu tư công tác dạy nghề lên 10 – 12% tổng ngân sách; đổi mới chương trình dạy nghề theo yêu cầu của thị trường lao động, gắn với các chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, khuyến nông - khuyến ngư, phát triển kinh tế hộ gia đình, trang trại, phát triển sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nông nghiệp, nông thôn. Các trung tâm dạy nghề cấp huyện được xây mới, mở rộng, nâng cấp. Các tỉnh ĐBSCL huy động nhiều lực lượng tham gia nâng cao qui mô dạy nghề với nhiều hình thức phù hợp với đặc điểm và điều kiện kinh tế, sinh sống của từng nhóm đối tượng; chú ý dạy nghề lưu động, liên kết giữa các doanh nghiệp với làng nghề, cơ sở dạy nghề trong đào tạo nghề nhằm phổ cập nghề. Qua đó, các địa phương đã dạy nghề cho trên 900.000 người, tạo việc làm cho 500.000 lao động đến tuổi trong 4 năm 2008 - 2011. 
Bằng nhiều nguồn đào tạo, đến năm 2011, ĐBSCL có thêm 3.700 giáo viên dạy nghề. Bộ Lao động - thương binh và xã hội phối hợp với Bộ Giáo dục đào tạo thành lập khoa sư phạm ở một số trường cao đẳng, đại học trong vùng như Đại học Cần Thơ, An Giang; bồi dưỡng hàng trăm sinh viên thành giáo viên dạy nghề; huy động đội ngũ kỹ sư, công nhân giỏi nghề thuộc các doanh nghiệp, làng nghề..., tăng cường phương thức phổ cập, dạy nghề cho người lao động tại địa phương giúp người lao động có việc làm ổn định cuộc sống giảm nghèo bền vững./.
Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn:http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30361&cn_id=519233

NỘI DUNG KHÁC

ĐBSCL: Đồng tâm, hợp lực để phát triển bền vững

23-4-2012

Ngày 22-4, tại TP Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ phối hợp với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Đài Truyền hình VTV Cần Thơ tổ chức tọa đàm trực tuyến “Phát triển nhanh và bền vững ĐBSCL”. Tham dự buổi tọa đàm có Phó Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Bùi Ngọc Sương, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận, Thứ trưởng Bộ GTVT Ngô Thịnh Đức, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trần Thành Lập.

Bước phát triển mới của ngành nông nghiệp Ninh Bình

23-4-2012

Tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức kỷ niệm 20 năm xây dựng và phát triển (1/4/1992-1/4/2012). Nhìn lại chặng đường này, nét nổi bật là sự chuyển dịch tương đối toàn diện của cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực.

Hội nông dân Hà Tĩnh: Đổi mới hỗ trợ nông dân

19-4-2012

Hướng dẫn ND tham gia liên kết 4 nhà dưới hình thức tổ nhóm sản xuất, tổ hợp, HTX để xây dựng thương hiệu nông sản; giúp ND vay vốn sản xuất, khâu nối thị trường xuất khẩu... là cách hỗ trợ ND của các cấp Hội ND Hà Tĩnh.

Nam Định: Chia để làm nông thôn mới

19-4-2012

Sau gần 2 năm triển khai xây dựng nông thôn mới theo chính sách “chia để... làm”, hộ lo xây dựng hộ, thôn lo xây dựng thôn, xã lo xây dựng xã, bộ mặt nông thôn ở Nam Định đã có nhiều thay đổi.

Cánh đồng lúa 20 tấn/ha/năm ở Quảng Ngãi

19-4-2012

Vụ đông xuân 2011-2012, Trung tâm Khuyến nông huyện Mộ Đức phối hợp với UBND xã Đức Nhuận và HTX Năng An (Mộ Đức – Quảng Ngãi) tổ chức trình diễn mô hình “Xây dựng cánh đồng lúa 20 tấn/ha/năm” trên diện tích 20ha, với 115 hộ tham gia. Giống đưa vào sản xuất trong mô hình là lúa lai B-TE1, sử dụng phân chuyên dùng hiệu Mặt trời cho cây lúa.

Bình Phước: Hẩm hiu... một mùa điều!

23-3-2012

Chuyện thời sự ở tỉnh Bình Phước: Ngủ dậy là nghe chuyện điều thất mùa. Đi đến đâu cũng nghe chuyện điều thất mùa… Những cơn mưa trái mùa nặng hạt liên tục rơi, cộng với nắng nóng gay gắt đã làm cho thủ phủ cây điều đắm chìm trong cảnh… hẩm hiu, buồn tẻ hơn bao giờ.

Sóc Trăng: Lúa Xuân Hè thu hoạch sớm, giá tăng cao

23-3-2012

Trong những ngày gần đây, giá lúa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đang nhích lên so với vài tuần trước. Lúa Xuân Hè thu hoạch sớm đang được thu mua tại ruộng với giá 4.800-4.900 đồng/kg (lúa ráo) và lúa khô có giá từ 5.400-5.700 đồng/kg lúa hạt dài, tăng từ 200-300 đồng/kg.

Học nghề, lập hợp tác xã

20-3-2012

Sau 3 tháng được đào tạo nghề trồng nấm cho lao động nông thôn huyện Gia Bình (Bắc Ninh), các học viên đã thành lập được hợp tác xã nuôi trồng nấm tại địa phương.

Làm cánh đồng mẫu lớn, lãi gấp đôi

20-3-2012

Sau khi Bộ NN&PTNT chủ trương phát triển "cánh đồng mẫu lớn" (CĐML) ở miền Bắc, Thái Bình là một trong những tỉnh đi đầu xây dựng mô hình này. Làm CĐML, có thể lãi gấp đôi, nhưng việc triển khai ở miền Bắc không dễ.

Ngư dân ở Bạc Liêu trúng đậm mùa ruốc

20-3-2012

Từ đầu tháng 3 đến nay, ngư dân các cửa biển Gành Hào (Đông Hải), Cái Cùng (Hòa Bình) và Nhà Mát (thành phố Bạc Liêu) tỉnh Bạc Liêu đánh bắt trúng đậm mùa ruốc, mỗi tàu cho thu nhập cả trăm triệu đồng.

Đắc Sở: Làm giàu từ cây phật thủ

20-3-2012

Phật thủ đang là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân xã Đắc Sở (Hoài Đức - Hà Nội).

Gia Lai đầu tư khu giết mổ gia súc tư nhân đầu tiên

20-3-2012

Ở thị trấn Ia Kha thuộc huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, 2 gia đình anh Phạm Khắc Vĩnh và Lê Văn Hoàn đã chủ động đầu tư 600 triệu đồng xây dựng và đưa vào sử dụng lò giết mổ gia súc, được bà con trong vùng hoan nghênh.