HỘI THẢO

Hội nông dân Hà Tĩnh: Đổi mới hỗ trợ nông dân

Ngày đăng: 19 | 04 | 2012

Hướng dẫn ND tham gia liên kết 4 nhà dưới hình thức tổ nhóm sản xuất, tổ hợp, HTX để xây dựng thương hiệu nông sản; giúp ND vay vốn sản xuất, khâu nối thị trường xuất khẩu... là cách hỗ trợ ND của các cấp Hội ND Hà Tĩnh.

Tại xã Tân Lộc, một xã vùng biển huyện Lộc Hà, đất sản xuất nông nghiệp ít, sau khi cấy hái xong người dân thường vào Nam, lên thành phố kiếm thêm việc làm.
Sản phẩm mây tre đan của ND Hà Tĩnh đã thâm nhập được thị trường Nhật Bản.
Kéo nghề về cho ND
Trước thực trạng này, Hội ND Hà Tĩnh đã về các địa phương khảo sát dạy nghề mây tre đan và khâu nối thị trường xuất khẩu cho bà con. Chỉ hơn một năm qua, tại xã Tân Lộc đã có trên 600 ND tham gia học và trực tiếp sản xuất mây tre đan xuất khẩu, mang lại nguồn thu không nhỏ. Ông Nguyễn Duy Ngụ-Chủ nhiệm HTX Mây tre đan Thành Lợi (Tân Lộc) cho biết: Sau khi Hội ND đưa nghề mây tre đan xuất khẩu về người dân Tân Lộc rất hồ hởi đón nhận. Hiện nay thu nhập của người dân trong xã từ 1,5-3 triệu đồng/người/tháng.
Địa phương triển khai quyết liệt nhất cho việc đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu phải kể đến huyện Nghi Xuân. Hội ND huyện đã trực tiếp xuống các xã mở các lớp dạy nghề cho người dân, riêng tại xã Xuân Viên và Xuân Phổ mỗi xã có hàng trăm hộ dân tham gia.
Ông Nguyễn Hồng Khoan -Phó Chủ tịch Hội ND huyện Nghi Xuân cho biết: Thông qua Tỉnh hội, Hội ND huyện đã đưa nghề mây tre xuất khẩu về cho ND - nghề mới nhưng giải quyết việc làm cho khá nhiều người dân mất đất, vùng tái định cư và lao động nhàn rỗi. Tỉnh Hội đã ký kết với đối tác Nhật Bản, từ nay tới cuối tháng 5 sẽ bàn giao 9.000 sản phẩm mây tre đan. Với số lượng đơn hàng lớn như vậy, ND Nghi Xuân sẽ không thiếu việc làm.
Tạo vốn cho ND
Hà Tĩnh có trên 88% dân số là ND, số lao động ở khu vực nông thôn chiếm trên 71% tổng số lao động. Qua khảo sát, ND vẫn khó tiếp cận với chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất. Từ thực tế đó, các chương trình hoạt động của Hội đều có mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, cụ thể hoá bằng các đề án, dự án; thực hiện các dịch vụ cung ứng vốn, giống, vật tư, phân bón, máy nông nghiệp cho bà con nông dân nhằm ổn định sản xuất, phát triển kinh tế.
Ông Dương Kim Hồng-Chủ tịch Hội ND huyện Thạch Hà cho biết: Trong nhiệm kỳ qua Hội ND huyện nhận ủy thác vốn vay của Ngân hàng CSXH và Ngân hàng NNPTNT làm cầu nối cho 31 cơ sở Hội và trên 300 tổ tiết kiệm thực hiện 8 chương trình cho 10.000 lượt hội viên vay vốn, tổng dư nợ trên 207 tỷ đồng. Qua đó, hình thành nhiều tổ hợp, mô hình của hội viên làm kinh tế giỏi ở xã Thạch Hội, xã Thạch Thắng…
Anh Nguyễn Tất Trường ở thôn Hồng Thái, xã Thạch Thắng cho biết: Qua Hội ND, gia đình tôi đã tiếp cận nguồn vốn và các chính sách mở được trang trại chăn nuôi cá và lợn với diện tích 2,5ha. Mỗi năm lãi trên 600 triệu đồng từ 3 lứa lợn và 14 tấn cá.
Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Anh - Chủ tịch Hội ND Hà Tĩnh, hơn 3 năm qua Hội ND tỉnh đã triển khai 3 phong trào và 6 chương trình trọng tâm, trong đó chú trọng làm cầu nối với các đơn vị tổ chức doanh nghiệp để hỗ trợ ND sản xuất. Đến thời điểm giữa tháng 4.2012, tổng dư nợ các nguồn vốn do Hội phối hợp với các ngân hàng cho ND vay gần 2.000 tỷ đồng với trên 63.000 lượt hộ vay. Hội đã liên kết với các doanh nghiệp cung ứng được 345 máy cày, 35 ô tô tải nhẹ, 27 thuyền máy, 589 máy vi tính, 36.430 tấn phân bón, hơn 12.000 tấn thức ăn và các loại giống cây, con cho bà con ND.
“Hiện nay Hội ND tỉnh đang đẩy mạnh xây dựng các HTX, tổ sản xuất theo quy trình nông sản sạch. Hội đã mở một cửa hàng nông sản sạch tại TP.Hà Tĩnh để giới thiệu sản phẩm”. - Bà Nguyễn Thị Tuyết Anh - Chủ tịch Hội ND Hà Tĩnh
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://danviet.vn/84725p1c34/hoi-nong-dan-ha-tinh-doi-moi-ho-tro-nong-dan.htm

NỘI DUNG KHÁC

Nam Định: Chia để làm nông thôn mới

19-4-2012

Sau gần 2 năm triển khai xây dựng nông thôn mới theo chính sách “chia để... làm”, hộ lo xây dựng hộ, thôn lo xây dựng thôn, xã lo xây dựng xã, bộ mặt nông thôn ở Nam Định đã có nhiều thay đổi.

Cánh đồng lúa 20 tấn/ha/năm ở Quảng Ngãi

19-4-2012

Vụ đông xuân 2011-2012, Trung tâm Khuyến nông huyện Mộ Đức phối hợp với UBND xã Đức Nhuận và HTX Năng An (Mộ Đức – Quảng Ngãi) tổ chức trình diễn mô hình “Xây dựng cánh đồng lúa 20 tấn/ha/năm” trên diện tích 20ha, với 115 hộ tham gia. Giống đưa vào sản xuất trong mô hình là lúa lai B-TE1, sử dụng phân chuyên dùng hiệu Mặt trời cho cây lúa.

Bình Phước: Hẩm hiu... một mùa điều!

23-3-2012

Chuyện thời sự ở tỉnh Bình Phước: Ngủ dậy là nghe chuyện điều thất mùa. Đi đến đâu cũng nghe chuyện điều thất mùa… Những cơn mưa trái mùa nặng hạt liên tục rơi, cộng với nắng nóng gay gắt đã làm cho thủ phủ cây điều đắm chìm trong cảnh… hẩm hiu, buồn tẻ hơn bao giờ.

Sóc Trăng: Lúa Xuân Hè thu hoạch sớm, giá tăng cao

23-3-2012

Trong những ngày gần đây, giá lúa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đang nhích lên so với vài tuần trước. Lúa Xuân Hè thu hoạch sớm đang được thu mua tại ruộng với giá 4.800-4.900 đồng/kg (lúa ráo) và lúa khô có giá từ 5.400-5.700 đồng/kg lúa hạt dài, tăng từ 200-300 đồng/kg.

Học nghề, lập hợp tác xã

20-3-2012

Sau 3 tháng được đào tạo nghề trồng nấm cho lao động nông thôn huyện Gia Bình (Bắc Ninh), các học viên đã thành lập được hợp tác xã nuôi trồng nấm tại địa phương.

Làm cánh đồng mẫu lớn, lãi gấp đôi

20-3-2012

Sau khi Bộ NN&PTNT chủ trương phát triển "cánh đồng mẫu lớn" (CĐML) ở miền Bắc, Thái Bình là một trong những tỉnh đi đầu xây dựng mô hình này. Làm CĐML, có thể lãi gấp đôi, nhưng việc triển khai ở miền Bắc không dễ.

Ngư dân ở Bạc Liêu trúng đậm mùa ruốc

20-3-2012

Từ đầu tháng 3 đến nay, ngư dân các cửa biển Gành Hào (Đông Hải), Cái Cùng (Hòa Bình) và Nhà Mát (thành phố Bạc Liêu) tỉnh Bạc Liêu đánh bắt trúng đậm mùa ruốc, mỗi tàu cho thu nhập cả trăm triệu đồng.

Đắc Sở: Làm giàu từ cây phật thủ

20-3-2012

Phật thủ đang là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân xã Đắc Sở (Hoài Đức - Hà Nội).

Gia Lai đầu tư khu giết mổ gia súc tư nhân đầu tiên

20-3-2012

Ở thị trấn Ia Kha thuộc huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, 2 gia đình anh Phạm Khắc Vĩnh và Lê Văn Hoàn đã chủ động đầu tư 600 triệu đồng xây dựng và đưa vào sử dụng lò giết mổ gia súc, được bà con trong vùng hoan nghênh.

Ruộng lúa, bờ hoa thân thiện môi trường

15-3-2012

Mô hình “Cộng đồng sử dụng công nghệ sinh thái để quản lý rầy nâu và bệnh virus trên lúa” (gọi theo kiểu dân dã Nam bộ là “ruộng lúa bờ hoa”) đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc phòng chống rầy nâu, vàng lùn- lùn xoắn lá (VL- LXL).

Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới: Lấy Nam Mẫu làm mẫu

15-3-2012

Là một xã nằm trong vùng lõi của Vườn quốc gia Ba Bể, xã Nam Mẫu (huyện Ba Bể) được tỉnh Bắc Kạn chọn làm điểm về xây dựng nông thôn mới. Tuy còn nhiều khó khăn, song bước đầu Nam Mẫu đã dồn sức vào thực hiện chương trình để làm “mẫu” cho các xã khác.

Bắc Kạn: Nhiều diện tích đất nông nghiệp có nguy cơ bị hạn

12-3-2012

Theo báo cáo của Chi cục Thủy lợi tỉnh Bắc Kạn, vụ đông - xuân 2012, toàn tỉnh có 1.319,82ha có nguy cơ bị hạn. Hiện nay đã đến thời vụ gieo trồng, nhưng số ruộng làm đất được mới vào khoảng 70% diện tích và gieo mạ được 60%. Số diện tích hạn trong công trình là 921,15ha, diện tích hạn ngoài công trình là 398,67ha, diện tích có khả năng khắc phục được bằng máy bơm là 878,00ha, diện tích chuyển đổi cây trồng là 414,82ha.