HỘI THẢO

Học nghề, lập hợp tác xã

Ngày đăng: 20 | 03 | 2012

Sau 3 tháng được đào tạo nghề trồng nấm cho lao động nông thôn huyện Gia Bình (Bắc Ninh), các học viên đã thành lập được hợp tác xã nuôi trồng nấm tại địa phương.

Học đi đôi với hành
Được chọn làm lớp thí điểm thực hiện nghề trồng nấm cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 của Chính phủ, năm 2010 Trung tâm Dạy nghề huyện Gia Bình (Bắc Ninh) đã tổ chức 2 lớp nghề trồng nấm cho 60 học viên chủ yếu là các cựu chiến binh trong huyện.
Ông Trần Đình Tập kiểm tra độ ẩm cho nấm Linh Chi.
 
Lớp học nghề đầu tiên được mở ở xã Thái Bảo. Ông Trần Đình Tập - một học viên cho biết: “Là cán bộ cựu chiến binh xã, tôi tham gia lớp học nghề trồng nấm để vừa có thêm thu nhập, vừa tranh thủ được thời gian nông nhàn. Lần đầu đi học làm nấm bài bản, chúng tôi rất hào hứng”.
Học tới đâu, các học viên được thực hành ngay tới đấy và họ nhận ra Thái Bảo có lợi thế là khí hậu rất thích hợp với cây nấm nên nghề nấm đang rất có tiềm năng phát triển, đầu ra lại dễ dàng. Tuy nhiên, trước đây do sản xuất manh mún nhỏ lẻ, thêm nữa là dây chuyền sản xuất công nghệ như đóng bịch, lò sấy chưa được đầu tư đúng mức nên hiệu quả vẫn chưa đạt được tối đa.
Ông Nguyễn Văn Chức, một học viên khác chia sẻ: “Thấy được nhu cầu về thị trường tiêu thụ nấm tại địa phương rất lớn, trong khi đó phụ phẩm nông nghiệp lại dư thừa nên sau 3 tháng học nghề, có kiến thức bài bản trong tay, anh em chúng tôi tập hợp nhau thành lập hợp tác xã nuôi trồng nấm với mong muốn không chỉ sản xuất cho địa phương mà có thể đem sản phẩm đi các tỉnh lân cận”.
Thế là HTX Nuôi trồng nấm CCB Thái Bảo ra đời (tháng 10.2010), gồm 10 thành viên. Ngoài việc phát triển sản xuất, HTX cũng tổ chức giao lưu, mở rộng mô hình cho các hộ, nhóm muốn phát triển nghề. Ông Tập, ông Chức được bầu làm Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm HTX.
Thiết thực mà hiệu quả
Từ lớp học nghề trồng nấm đầu tiên với các thành viên của Hội CCB Thái Bảo, đến nay mô hình đã nhân rộng và thu hút thêm 30 hộ gia đình tham gia, với việc tận dụng những phụ phẩm trong nông nghiệp như rơm rạ, mùn cưa… để ủ giống, vừa tiết kiệm, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Khi thực hành nghề bài bản, giảm rủi ro và những chi phí lãng phí, bà con nơi đây nhận thấy nghề trồng nấm đem lại nguồn thu nhập cao gấp đôi so với sản xuất lúa. Với 1 tấn rơm, rạ có thể ủ giống và cho thu hoạch từ 4 – 5 tấn nấm, bình quân 1kg nấm tươi khi đưa ra thị trường có giá từ 35.000 – 40.000 đồng/kg, riêng nấm Linh Chi được dùng làm thuốc có giá trên 1 triệu đồng/kg.
“Trong một năm, nông dân chúng tôi chỉ cần bỏ ra 76 ngày công, khoảng thời gian nông nhàn giữa hai vụ lúa để trồng nấm thì cho thu nhập 270 triệu đồng/năm”- ông Tập khẳng định.
Anh Phùng Văn Vịnh, thôn Huề Đông, xã Đại Lai - một trong những gia đình đã tự xây dựng được lò hấp để phục vụ cho việc sản xuất nấm. Anh bày tỏ: “Sau khi tham gia lớp trồng nấm và bước đầu thử nghiệm trồng mang lại hiệu quả kinh tế, gần 1 năm nay gia đình tôi đã tập trung chủ yếu vào nghề trồng nấm các loại: Nấm hương, nấm sò, nấm mỡ… để cung ứng cho thị trường. Đến vụ thu hoạch, lái buôn từ các chợ trên địa bàn huyện về tận nơi để thu mua nấm”.
Bà Đoàn Thị Lịch – Phó Giám đốc Trung tâm Dạy nghề huyện Gia Bình cho biết: “Hiện chúng tôi đang nhân rộng mô hình này, góp phần giải quyết cái khó trong việc thực hành nghề và tạo việc làm để nghề được dạy không chỉ dừng lại ở lý thuyết”.
Theo Nông thôn ngày nay

NỘI DUNG KHÁC

Làm cánh đồng mẫu lớn, lãi gấp đôi

20-3-2012

Sau khi Bộ NN&PTNT chủ trương phát triển "cánh đồng mẫu lớn" (CĐML) ở miền Bắc, Thái Bình là một trong những tỉnh đi đầu xây dựng mô hình này. Làm CĐML, có thể lãi gấp đôi, nhưng việc triển khai ở miền Bắc không dễ.

Ngư dân ở Bạc Liêu trúng đậm mùa ruốc

20-3-2012

Từ đầu tháng 3 đến nay, ngư dân các cửa biển Gành Hào (Đông Hải), Cái Cùng (Hòa Bình) và Nhà Mát (thành phố Bạc Liêu) tỉnh Bạc Liêu đánh bắt trúng đậm mùa ruốc, mỗi tàu cho thu nhập cả trăm triệu đồng.

Đắc Sở: Làm giàu từ cây phật thủ

20-3-2012

Phật thủ đang là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân xã Đắc Sở (Hoài Đức - Hà Nội).

Gia Lai đầu tư khu giết mổ gia súc tư nhân đầu tiên

20-3-2012

Ở thị trấn Ia Kha thuộc huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, 2 gia đình anh Phạm Khắc Vĩnh và Lê Văn Hoàn đã chủ động đầu tư 600 triệu đồng xây dựng và đưa vào sử dụng lò giết mổ gia súc, được bà con trong vùng hoan nghênh.

Ruộng lúa, bờ hoa thân thiện môi trường

15-3-2012

Mô hình “Cộng đồng sử dụng công nghệ sinh thái để quản lý rầy nâu và bệnh virus trên lúa” (gọi theo kiểu dân dã Nam bộ là “ruộng lúa bờ hoa”) đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc phòng chống rầy nâu, vàng lùn- lùn xoắn lá (VL- LXL).

Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới: Lấy Nam Mẫu làm mẫu

15-3-2012

Là một xã nằm trong vùng lõi của Vườn quốc gia Ba Bể, xã Nam Mẫu (huyện Ba Bể) được tỉnh Bắc Kạn chọn làm điểm về xây dựng nông thôn mới. Tuy còn nhiều khó khăn, song bước đầu Nam Mẫu đã dồn sức vào thực hiện chương trình để làm “mẫu” cho các xã khác.

Bắc Kạn: Nhiều diện tích đất nông nghiệp có nguy cơ bị hạn

12-3-2012

Theo báo cáo của Chi cục Thủy lợi tỉnh Bắc Kạn, vụ đông - xuân 2012, toàn tỉnh có 1.319,82ha có nguy cơ bị hạn. Hiện nay đã đến thời vụ gieo trồng, nhưng số ruộng làm đất được mới vào khoảng 70% diện tích và gieo mạ được 60%. Số diện tích hạn trong công trình là 921,15ha, diện tích hạn ngoài công trình là 398,67ha, diện tích có khả năng khắc phục được bằng máy bơm là 878,00ha, diện tích chuyển đổi cây trồng là 414,82ha.

Hội thảo tổng kết dự án “Nghiên cứu xây dựng khuyến nghị chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông nghiệp – giai đoạn 2 & 3”

27-2-2012

Hội thảo tổng kết dự án “Nghiên cứu xây dựng khuyến nghị chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông nghiệp – giai đoạn 2 & 3” do Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha tài trợ được tổ chức vào sáng thứ 2, ngày 27/2/2012 tại Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT.

Đắk Lắk: Ổn định diện tích cây lương thực có hạt đến năm 2015

21-2-2012

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, đến năm 2015, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt trên địa bàn trên 200.000 ha và đạt sản lượng trên 1,1 triệu tấn lương thực, tăng gần 4.000 ha so với hiện nay. Đây cũng là địa phương đầu tiên của khu vực Tây Nguyên đạt sản lượng lương thực trên 1 triệu tấn từ năm 2010 trở lại đây.

Biến đổi khí hậu: Muối thêm vị “đắng”!

21-2-2012

Bạc Liêu là tỉnh có diện tích sản xuất muối lớn nhất nước. Hiện, diêm dân đang vào vụ sản xuất muối năm 2012. Nhiều cánh đồng thu hoạch chưa được bao nhiêu nhưng đã bị những cơn mưa trái mùa làm muối trôi về với biển.

HỘI THẢO TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2012

14-2-2012

Kể từ năm 2007, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) đã tổ chức Hội thảo thường niên về Dự báo triển vọng thị trường ngành hàng cà phê và một số ngành hàng khác. Năm 2012, IPSARD phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sẽ tổ chức Hội thảo triển vọng thị trường Nông nghiệp Việt Nam, tập trung vào các ngành hàng quan trọng như: gạo, chăn nuôi, thủy sản, cà phê và ca cao.

Ra ngõ gặp điển hình

10-2-2012

Ông Trần Quang Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch (Quảng Bình), Phó ban Thường trực Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện Bố Trạch, cho biết: “Chương trình xây dựng NTM được triển khai chưa lâu nhưng tại xã Hoàn Trạch đã đạt được những kết quả rất đáng tự hào. Ở đây cứ ra ngõ là gặp điển hình hiến đất làm đường".