HỘI THẢO

Biến đổi khí hậu: Muối thêm vị “đắng”!

Ngày đăng: 21 | 02 | 2012

Bạc Liêu là tỉnh có diện tích sản xuất muối lớn nhất nước. Hiện, diêm dân đang vào vụ sản xuất muối năm 2012. Nhiều cánh đồng thu hoạch chưa được bao nhiêu nhưng đã bị những cơn mưa trái mùa làm muối trôi về với biển.

Đồng muối Long Điền Đông tan thành nước sau cơn mưa.
Theo thống kê của ngành chức năng Bạc Liêu, toàn tỉnh hiện có khoảng 3.400ha đất chuyên sản xuất muối, tổng sản lượng đạt 200.000 – 250.000 tấn/năm. Trong đó, chỉ tính riêng huyện Đông Hải đã có 2.450ha, tập trung ở các xã Long Điền Đông, Long Điền Tây, Điền Hải. Từ đầu vụ đến nay, biết bao tiền của, công sức của diêm dân đổ xuống ruộng muối đã bị mất trắng. Nếu như thời điểm này các năm trước, diêm dân đã thu hái những thành quả lao động đầu tiên thì giờ đây, thay vào đó là nét mặt u sầu, lo âu của hàng ngàn người dân vì “miếng cơm manh áo” của gia đình họ bị đe dọa do thời tiết thất thường.
Những năm trước, vào thời điểm sau Tết Nguyên đán, diêm dân Bạc Liêu đã có muối để bán, nhưng năm nay thì ngược lại, trên địa bàn tỉnh thường xuyên xuất hiện mưa to, mưa rào khiến hàng ngàn ruộng muối của bà con phải bỏ trống. Mưa lớn trái mùa đã làm ảnh hưởng đến khoảng 2.500ha muối, khiến 20.000 tấn muối tan thành nước, thiệt hại hơn 10 tỷ đồng, diêm dân không còn khả năng phục hồi sản xuất. Vừa mất muối, diêm dân vừa phải tốn thêm chi phí sửa lại khuôn, ao, sân để khôi phục sản xuất.
Ông Nguyễn Quốc Dinh, Chủ nhiệm HTX Danh Điền, ấp Danh Điền, xã Điền Hải than vãn: “Thời tiết năm nay gây rất nhiều khó khăn cho người làm muối. HTX có 74ha đất sản xuất muối, với hàng trăm xã viên. Mới vào đầu vụ sản xuất muối năm nay tất cả xã viên đã mất trắng do gặp mưa trái mùa. Hiện, vẫn chưa thống kê được con số thiệt là bao nhiêu, nhưng chắc chắn là khá lớn”.
Ông Đặng Văn Hồng ở ấp Bờ Cản, xã Điền Hải than thở: “Thời tiết xấu làm chúng tôi mất trắng sản lượng muối đầu vụ nên hiện tại gia đình tôi cũng như nhiều bà trong ấp không ai dám sản xuất nữa. Gia đình tôi tính sơ sơ cũng mất trắng vài chục triệu đồng, đó là chưa kể công sức bỏ ra. Nghề làm muối giờ cực quá, năm thuận lợi thì giá thấp, năm mất mùa giá cao ngất ngưởng”. Hiện thương lái vào tận nơi thu mua muối của diêm dân huyện Đông Hải với giá cao hơn so với thời điểm này năm trước. Muối trắng có giá 1.000 – 1.300 đồng/kg; muối đen 700 – 730 đồng/kg, đây chủ yếu là lượng muối còn tồn trong dân từ năm trước được bà con bán ra để lấy chi phí chuẩn bị cho vụ sản xuất sắp tới và trang trải sinh hoạt gia đình.
Để giúp cho hàng ngàn diêm dân có thể trụ vững với nghề làm muối, ông Bùi Minh Túy, Phó chủ tịch UBND huyện Đông Hải cho biết, những năm qua, UBND tỉnh Bạc Liêu đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho người làm muối. Năm nay do mới bước vào đầu vụ nên ngành chức năng chưa đưa ra giải pháp hỗ trợ cho bà con diêm dân.
Rời đồng muối, tôi vẫn còn trăn trở với câu nói của Chủ nhiệm HTX Danh Điền Nguyễn Quốc Dinh: “Diêm dân khổ lắm. Họ đối mặt với thời tiết thất thường, giá cả trồi sụt như thời tiết và số phận giàu – nghèo của họ lại tuỳ thuộc vào ông trời”. Cắn hạt muối trắng Bạc Liêu, ngoài vị mặn đặc trưng, đầu lưỡi tôi hình như có thêm vị đắng. Muối ơi, mặn đủ rồi, xin đừng đắng nữa.
Theo Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

HỘI THẢO TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2012

14-2-2012

Kể từ năm 2007, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) đã tổ chức Hội thảo thường niên về Dự báo triển vọng thị trường ngành hàng cà phê và một số ngành hàng khác. Năm 2012, IPSARD phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sẽ tổ chức Hội thảo triển vọng thị trường Nông nghiệp Việt Nam, tập trung vào các ngành hàng quan trọng như: gạo, chăn nuôi, thủy sản, cà phê và ca cao.

Ra ngõ gặp điển hình

10-2-2012

Ông Trần Quang Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch (Quảng Bình), Phó ban Thường trực Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện Bố Trạch, cho biết: “Chương trình xây dựng NTM được triển khai chưa lâu nhưng tại xã Hoàn Trạch đã đạt được những kết quả rất đáng tự hào. Ở đây cứ ra ngõ là gặp điển hình hiến đất làm đường".

Yên Khoái (Lạng Sơn): Đất và người đổi mới

10-2-2012

Cửa khẩu quốc tế Chi Ma mở rộng, diện tích đất nông nghiệp của xã Yên Khoái (huyện Lộc Bình, Lạng Sơn) phải thu hẹp, nhưng bù lại, những dự án dạy nghề tại chỗ, hướng dẫn kỹ thuật làm VAC đã giúp bà con xóa đói, giảm nghèo...

Hiệu quả bước đầu trong xây dựng nông thôn mới ở Tân Hội

10-2-2012

Phong trào xây dựng nông thôn mới đã và đang được triển khai rộng khắp trên cả nước, nhiều mô hình nông thôn mới đang phát huy hiệu quả cao, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân nông thôn. Mô hình xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Hội (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) là một trong những mô hình như thế.

Xã điểm Tam Phước khoác “áo mới”

9-2-2012

Tam Phước (Phú Ninh, Quảng Nam) là một trong 11 xã điểm được T.Ư chọn đại diện cho khu vực duyên hải Nam Trung Bộ để xây dựng mô hình xã nông thôn mới. Đến nay Tam Phước đã khoác lên mình một tấm áo mới…

Quảng Nam: Đẩy mạnh việc dồn điền đổi thửa, nâng cao thu nhập cho người dân

9-2-2012

Quảng Nam là địa phương có sản xuất nông nghiệp chiếm chủ yếu, nhưng tình trạng đất nông nghiệp rất manh mún và phân tán. Trước thực tế này, công tác dồn điền đổi thửa, gắn với quy hoạch sản xuất hàng hóa đã được UBND tỉnh Quảng Nam quyết liệt triển khai, đến nay việc dồn điền đổi thửa đã và đang phát huy hiệu quả, đem lại thu nhập cao cho người nông dân.

Hậu Giang: Đông Thạnh thoát nghèo nhờ cây trái

8-2-2012

Vào những ngày đầu năm mới này, về xã Đông Thạnh (huyện Châu Thành, Hậu Giang), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi bộ mặt nông thôn toàn xã được “lột xác” từng ngày.

Chăn nuôi bò sữa giúp Vĩnh Thịnh thoát nghèo

2-2-2012

Về xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc trong những ngày này, có thể nhận thấy, chưa bao giờ khát vọng thoát nghèo lại trỗi dậy mạnh mẽ như bây giờ. Với nỗ lực bền bỉ của người dân xã Vĩnh Thịnh, khát vọng ấy nay đã trở thành hiện thực. Cả làng, cả xã đã có thu nhập cao, ổn định nhờ mạnh dạn đưa bò sữa vào chăn nuôi.

Nghệ An: Kinh tế hợp tác xã có bước phát triển mới

2-2-2012

Năm 2011, toàn tỉnh Nghệ An phát triển mới được 28 hợp tác xã (HTX), trong đó có 2 HTX phi nông nghiệp được thành lập tại huyện vùng cao Kỳ Sơn, 4 HTX dịch vụ nông nghiệp mới được thành lập ở huyện Quế Phong, đưa tổng số HTX lên 830 đơn vị. Hầu hết các HTX hoạt động có lãi và đã giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 6,3 vạn lao động.

Hà Giang: Sản lượng chè búp tươi năm 2011 đạt gần 61.000 tấn

2-2-2012

Chè là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Hà Giang. Theo thống kê của ngành chức năng, trong năm 2011 năng suất chè bình quân đạt 38 tạ/ha và sản lượng chè búp tươi trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt gần 61.000 tấn.

Hợp tác xã sản xuất nấm, hướng liên kết hiệu quả của người trồng nấm tại Đà Nẵng

11-1-2012

Tại tổ 21, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng), mới đây 22 hộ dân trên địa bàn đã góp vốn thành lập Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Đồng Thuận. Đây là Hợp tác xã sản xuất, chế biến nấm thứ 7 trên địa bàn TP, qua đó góp phần để Đà Nẵng hướng đến một nền nông nghiệp chất lượng cao với hai loại sản phẩm chủ yếu là hoa và nấm.

Bình Thuận: Tìm hướng xuất khẩu thanh long bền vững

11-1-2012

Bình Thuận hiện là “thủ phủ” thanh long của cả nước với tổng diện tích trên 15.500 ha, sản lượng bình quân hàng năm trên 350.000 tấn. Tuy nhiên, để có thị trường ổn định cho trái thanh long hiện nay vẫn đang là vấn đề khó, và điệp khúc được mùa mất giá lập lại thường xuyên với người nông dân.