HỘI THẢO

Yên Khoái (Lạng Sơn): Đất và người đổi mới

Ngày đăng: 10 | 02 | 2012

Cửa khẩu quốc tế Chi Ma mở rộng, diện tích đất nông nghiệp của xã Yên Khoái (huyện Lộc Bình, Lạng Sơn) phải thu hẹp, nhưng bù lại, những dự án dạy nghề tại chỗ, hướng dẫn kỹ thuật làm VAC đã giúp bà con xóa đói, giảm nghèo...

Từ điểm cao trên đường biên giới Việt - Trung nhìn về trung tâm Yên Khoái thấp thoáng những mái nhà sàn ngói đỏ, những ngôi nhà kiên cố cao tầng nằm ẩn mình sau những khu vườn xanh mướt.
Mất đất vẫn lạc quan
Xã Yên Khoái có 675 hộ, đa phần là đồng bào Tày, Nùng thuộc 8 bản, trong đó 4 bản nằm sát đường biên cửa khẩu Chi Ma. Những năm trước, do canh tác thuần nông nên người dân đói ăn, thiếu mặc quanh năm; trình độ dân trí thấp, rất ít trẻ được đến trường.
Câu chuyện về sự "đổi đời" của Yên Khoái được bắt đầu ngay sau khi Nhà nước phê duyệt quy hoạch xây dựng cửa khẩu Chi Ma thành cửa khẩu quốc tế. Như cánh cửa bấy lâu bị đóng kín nay được mở rộng, tiềm năng con người bắt đầu được đánh thức.
Chăn nuôi lợn đặc sản là một hướng đi mới cho đồng bào Yên Khoái.
 
Chủ tịch xã Lê Văn Hòa rất vui: "Trước đây chục năm, người dân Yên Khoái chẳng ai dám mơ đường thôn ngõ bản được bê tông hóa, trạm xá được xây mới, trường tiểu học và THCS đạt chuẩn quốc gia... Những hộ nằm trong diện phải di dời lên khu tái định cư rất ủng hộ chủ trương, ai cũng tin rằng, khi cửa khẩu Chi Ma phát triển, cơ hội đổi đời cũng theo về".
"Khi đất trồng trọt bị thu hẹp để dành diện tích cho xây dựng cửa khẩu, ban đầu tôi và nhiều bà con rất lo. Nhờ được chính quyền hỗ trợ về vốn, giống, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, gia đình tôi đã chuyển từ trồng trọt một năm đôi vụ sang chăn nuôi hàng hóa. Giờ thì cái đói, cái nghèo đã không còn là nỗi ám ảnh của gia đình tôi nữa" - ông Lường Văn Hạnh ở bản Long Đầu chia sẻ.
Cuộc sống đổi thay
Chính việc đổi mới trong nếp sống, nếp nghĩ mà đời sống của người dân Yên Khoái đã đổi thay rất nhiều. Đó là tấm gương xóa đói nghèo, vươn lên làm giàu của gia đình ông Mã Văn Thơ ở bản Khoai. “Từ hai bàn tay trắng, nhờ cán bộ khuyến nông hướng dẫn, đến nay vợ chồng tôi đã có 2 mẫu ruộng đủ cung cấp lương thực cho cả nhà. Đàn lợn, vịt gần 200 con và kinh doanh dịch vụ, cung ứng phân bón cho bà con trong vùng, kết hợp với nguồn thu từ 2 ô tô chở vật liệu, hàng hóa, mỗi năm gia đình tôi thu về trên 100 triệu đồng lãi" - ông Thơ cho biết.
Chẳng riêng gia đình ông Thơ, hiện Yên Khoái có cả trăm gia đình làm ăn khá giả. Kinh tế phát triển, nhiều hộ đã mua xe máy, ti vi, tủ lạnh, các vật dụng phục vụ sản xuất... Xã đã có hơn 50 ôtô chở khách và vận tải, hơn 400 xe công nông, máy công cụ. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" được đẩy mạnh, tiến tới xây dựng các mô hình bản du lịch văn hóa ven cửa khẩu. Tất cả các bản của xã đã xây dựng được quy ước, hương ước làng bản theo nếp sống mới.
“Chúng tôi phấn đấu đưa bình quân lương thực tăng hàng năm; 100% số hộ ở nhà ngói; 85% số hộ dùng điện lưới quốc gia, nước sạch ...”. - Ông Lê Văn Hòa - Chủ tịch UBND xã Yên Khoái
"Chúng tôi xác định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tới theo cơ cấu: Nông, lâm nghiệp - dịch vụ - thương mại. Địa phương đang tập trung đẩy mạnh, khuyến khích người dân phát triển sản xuất hàng hóa; quy hoạch, mở rộng các hình thức chợ, HTX dịch vụ doanh nghiệp trên địa bàn, nhằm thu hút lao động và tạo nguồn thu cho địa phương" - Chủ tịch UBND xã Lê Văn Hòa khẳng định.
Theo Nông thôn ngày nay

NỘI DUNG KHÁC

Hiệu quả bước đầu trong xây dựng nông thôn mới ở Tân Hội

10-2-2012

Phong trào xây dựng nông thôn mới đã và đang được triển khai rộng khắp trên cả nước, nhiều mô hình nông thôn mới đang phát huy hiệu quả cao, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân nông thôn. Mô hình xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Hội (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) là một trong những mô hình như thế.

Xã điểm Tam Phước khoác “áo mới”

9-2-2012

Tam Phước (Phú Ninh, Quảng Nam) là một trong 11 xã điểm được T.Ư chọn đại diện cho khu vực duyên hải Nam Trung Bộ để xây dựng mô hình xã nông thôn mới. Đến nay Tam Phước đã khoác lên mình một tấm áo mới…

Quảng Nam: Đẩy mạnh việc dồn điền đổi thửa, nâng cao thu nhập cho người dân

9-2-2012

Quảng Nam là địa phương có sản xuất nông nghiệp chiếm chủ yếu, nhưng tình trạng đất nông nghiệp rất manh mún và phân tán. Trước thực tế này, công tác dồn điền đổi thửa, gắn với quy hoạch sản xuất hàng hóa đã được UBND tỉnh Quảng Nam quyết liệt triển khai, đến nay việc dồn điền đổi thửa đã và đang phát huy hiệu quả, đem lại thu nhập cao cho người nông dân.

Hậu Giang: Đông Thạnh thoát nghèo nhờ cây trái

8-2-2012

Vào những ngày đầu năm mới này, về xã Đông Thạnh (huyện Châu Thành, Hậu Giang), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi bộ mặt nông thôn toàn xã được “lột xác” từng ngày.

Chăn nuôi bò sữa giúp Vĩnh Thịnh thoát nghèo

2-2-2012

Về xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc trong những ngày này, có thể nhận thấy, chưa bao giờ khát vọng thoát nghèo lại trỗi dậy mạnh mẽ như bây giờ. Với nỗ lực bền bỉ của người dân xã Vĩnh Thịnh, khát vọng ấy nay đã trở thành hiện thực. Cả làng, cả xã đã có thu nhập cao, ổn định nhờ mạnh dạn đưa bò sữa vào chăn nuôi.

Nghệ An: Kinh tế hợp tác xã có bước phát triển mới

2-2-2012

Năm 2011, toàn tỉnh Nghệ An phát triển mới được 28 hợp tác xã (HTX), trong đó có 2 HTX phi nông nghiệp được thành lập tại huyện vùng cao Kỳ Sơn, 4 HTX dịch vụ nông nghiệp mới được thành lập ở huyện Quế Phong, đưa tổng số HTX lên 830 đơn vị. Hầu hết các HTX hoạt động có lãi và đã giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 6,3 vạn lao động.

Hà Giang: Sản lượng chè búp tươi năm 2011 đạt gần 61.000 tấn

2-2-2012

Chè là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Hà Giang. Theo thống kê của ngành chức năng, trong năm 2011 năng suất chè bình quân đạt 38 tạ/ha và sản lượng chè búp tươi trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt gần 61.000 tấn.

Hợp tác xã sản xuất nấm, hướng liên kết hiệu quả của người trồng nấm tại Đà Nẵng

11-1-2012

Tại tổ 21, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng), mới đây 22 hộ dân trên địa bàn đã góp vốn thành lập Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Đồng Thuận. Đây là Hợp tác xã sản xuất, chế biến nấm thứ 7 trên địa bàn TP, qua đó góp phần để Đà Nẵng hướng đến một nền nông nghiệp chất lượng cao với hai loại sản phẩm chủ yếu là hoa và nấm.

Bình Thuận: Tìm hướng xuất khẩu thanh long bền vững

11-1-2012

Bình Thuận hiện là “thủ phủ” thanh long của cả nước với tổng diện tích trên 15.500 ha, sản lượng bình quân hàng năm trên 350.000 tấn. Tuy nhiên, để có thị trường ổn định cho trái thanh long hiện nay vẫn đang là vấn đề khó, và điệp khúc được mùa mất giá lập lại thường xuyên với người nông dân.

Đồng Nai: Phát triển diện tích cây thanh long ruột đỏ

11-1-2012

Hiện nay, tỉnh Đồng Nai đang đẩy mạnh phát triển diện tích cây thanh long ruột đỏ - một loại cây trồng đã được khảo nghiệm thành công tại huyện Trảng Bom, mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3,8 lần so với trồng ngô và 6,5 lần so với trồng mía mà bà con nông dân ở đây đang sản xuất.

Các tỉnh Tây Nguyên để cà phê chín đều mới thu hoạch

17-11-2011

Theo Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên, hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên đã chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2011-2012.

Triển vọng trồng thanh long ruột đỏ trên cao nguyên Lâm Đồng

17-11-2011

Vốn quen với trồng cà phê, dâu tằm từ lâu nay nhưng một số hộ dân ở xã Nam Hà (Lâm Hà, Lâm Đồng) đã mạnh dạn thử nghiệm một mô hình làm kinh tế khá mới. Đó là đưa thanh long ruột đỏ được trồng nhiều ở Bình Thuận và một số tỉnh ven biển khác về trồng tại địa phương.