HỘI THẢO

Triển vọng trồng thanh long ruột đỏ trên cao nguyên Lâm Đồng

Ngày đăng: 17 | 11 | 2011

Vốn quen với trồng cà phê, dâu tằm từ lâu nay nhưng một số hộ dân ở xã Nam Hà (Lâm Hà, Lâm Đồng) đã mạnh dạn thử nghiệm một mô hình làm kinh tế khá mới. Đó là đưa thanh long ruột đỏ được trồng nhiều ở Bình Thuận và một số tỉnh ven biển khác về trồng tại địa phương.

Ông Lê Văn Phẩm (54 tuổi, thôn Nam Hà, xã Nam Hà, Lâm Hà) không giấu được vẻ mặt phấn khởi bởi vườn thanh long rộng hơn 2.000 m2 của gia đình đã cho mùa trái bói đầu tiên đầy triển vọng. Với khu vườn này, ông đã trồng được 240 trụ bê tông trồng thanh long theo tiêu chuẩn 2,7m 2 /cọc. Dù mới trồng được hơn một năm nhưng cây thanh long phát triển khá tốt, thân lớn, cao quá đầu người và vụ vừa rồi đã cho thu trái bói, bình quân từ 0,5 kg đến 1,1 kg/quả. Xét về chất lượng cũng không thua kém “quê nhà” Bình Thuận, ruột quả thanh long khá ngọt, vỏ mỏng và nhìn rất đẹp. Ông Phẩm cho biết: “Đợt vừa rồi cho thu bói chỉ được vài tạ nên tôi bán cho người dân trong vùng và các chợ với giá từ 15 đến 20 ngàn một ký chứ chưa bỏ mối đi nơi khác”.
Theo ông Phẩm, ý tưởng trồng thanh long ruột đỏ này xuất phát từ sau một chuyến đi Bình Thuận. “Tại đây tôi thấy người ta bán rất được giá nên thích quá và sau đó về tìm hiểu rồi quay lại tìm mua giống về trồng thử”. Khi bắt tay vào trồng, ông tự tìm hiểu trên mạng về kỹ thuật trồng, cách phun thuốc trừ sâu, bón phân dưỡng hoa, dưỡng trái… để đạt hiệu quả cao nhất. Qua một thời gian chăm sóc, những trụ thanh long phát triển khá tốt, ít sâu bệnh. Ông Phẩm nhận xét: “Tôi thấy cây này không ưa mát mà thích trời thoáng nắng. Tuy nhiên đối với mùa mưa ở vùng này thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của cây”.
Từ thực tế mô hình của gia đình ông Phẩm cho thấy, trồng thanh long ruột đỏ sau khoảng 10 tháng là bắt đầu cho thu hoạch. Vụ thu hoạch chính của cây này là từ tháng 4 đến tháng 10 và có thể kéo dài hơn 10 năm mới phải trồng lại. Trong vụ chính, mỗi lứa thu hoạch cách nhau khoảng 20 ngày và mỗi trụ (nếu chăm sóc đúng cách) có thể cho bình quân 20kg quả/lứa. Ông Phẩm nói: “Với giá thành như vụ vừa rồi khoảng 20 ngàn một ký thì tính ra trồng thanh long đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cây cà phê. Bình quân mỗi đợt thu hoạch cho thu từ 20 đến 30 triệu đồng/ 1 nghìn m2. Đặc biệt khi vào trái vụ như hiện này thì giá mỗi ký lên đến 40 ngàn đồng”. 

Theo tìm hiểu của ông Phẩm, thanh long sau 3 – 4 năm mới có thể thắp điện để ép cây ra quả trái vụ. Nếu ép sớm cây non thì bộ rễ sẽ không chịu nổi và sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây về sau. Sắp tới, gia đình ông Phẩm tiếp tục phá bỏ vườn hoa lay ơn sau nhà trồng tiếp 300 trụ thanh long mới để mở rộng diện tích sản xuất. “Đợt trồng mới này tôi có thể trích giống từ vườn của mình ra trồng không phải đi xuống tận Bình Thuận mua cây như lần trước nữa” – ông Phẩm vui mừng nói.
Hiện đã có một số thương lái đến đặt hàng gia đình ông Phẩm để thu mua thanh long trong niên vụ tới. Đồng thời một số người dân, đơn vị cũng đến vườn thanh long nhà ông tìm hiểu kỹ thuật trồng loại cây này để về áp dụng trồng thử. Qua một vụ trồng thanh long ruột đỏ, ông Phẩm cũng rút ra được một số kinh nghiệm trong chăm sóc cây như khi cây ra hoa phải phun thuốc dưỡng hoa, dưỡng trái, mỗi cành chỉ nên để nuôi từ 2 – 4 trái để cho chất lượng tốt nhất… 

Theo Hội Nông dân xã Nam Hà cho biết, trên địa bàn xã này hiện có 3 hộ trồng thanh long ruột đỏ theo mô hình đại trà. Ngoài gia đình ông Phẩm còn có hộ ông Trần Mạnh Chữ và ông Nguyễn Văn Thực với diện tích mỗi vườn hơn 1.000m 2. Do mới trồng nên vườn thanh long của ông Chữ, ông Thực vẫn chưa cho thu hoạch nhưng đều phát triển khá tốt là một tín hiệu khả quan của những mô hình thí điểm này, từ đó sẽ tạo cho người dân Lâm Hà một hướng làm kinh tế mới đầy triển vọng./.
Theo TTXVN

NỘI DUNG KHÁC

Đồng Tháp: Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trên cây lúa

17-11-2011

Nhằm hỗ trợ người sản xuất lúa khắc phục những thiệt hại tài chính do thiên tai, dịch bệnh gây ra, UBND tỉnh Đồng Tháp vừa triển khai kế hoạch thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trên cây lúa, giai đoạn 2011 – 2013.

Hòa Bình nhân rộng mô hình trồng rau hữu cơ

13-11-2011

Rau hữu cơ hoàn toàn không sử dụng bất cứ loại hóa chất nào. Việc diệt sâu bệnh được trị bằng thuốc sinh học gừng, tỏi, ớt, ngải cứu, rượu…

Hậu Giang xây dựng kho chế biến, dự trữ lúa gạo

21-10-2011

Ngày 19/10, lãnh đạo Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang đã có buổi làm việc với lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang về kế hoạch chuẩn bị xây dựng tổng kho chế biến, phơi sấy và dự trữ lúa gạo với tổng công suất 200.000 tấn/năm.

Thanh Hoá: Cần nhân rộng mô hình lúa lai năng suất cao

21-10-2011

Sáng 20/10, tại xã Hoằng Phụ (Hoằng Hoá – Thanh Hoá) đã diễn ra buổi lễ tổng kết báo cáo kết quả thực hiện mô hình “trình diễn lúa sản xuất, lúa lai năng suất cao”. Đây là dự án do Hội giống cây trồng và vật tư nông nghiệp Thanh Hoá phối hợp với Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred Việt Nam, tổ chức trình diễn bước đầu đã mang lại hiệu quả cao, ngoài mong đợi.

Nghệ An: Đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

20-10-2011

Chi cục Thú y tỉnh Nghệ An vừa tổ chức "Hội nghị giao ban công tác quý IV. Triển khai thực hiện chỉ thị số 2783/CT-BNN-TY ngày 27/9/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn".

Hiệu quả nông nghiệp xã điểm Hải Đường

19-10-2011

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng NN-PTNT tại Hội nghị ngày 16/3/2011 sơ kết công tác phát triển sản xuất nâng cao thu nhập của người dân tại 11 xã điểm nông thôn mới, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã cùng xã Hải Đường (Hải Hậu - Nam Định) triển khai mô hình phát triển SX lúa mùa chất lượng cao, cây vụ đông hàng hóa.

Yên Đồng - đồng lòng làm nông thôn mới

19-10-2011

Được chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Yên Đồng (huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc) đang phấn đấu hoàn thành 19 tiêu chí về NTM trước sự đồng lòng, hưởng ứng nhiệt tình của người dân trong xã.

Huyện Vũ Thư (Thái Bình): Người dân hiến đất làm đường

19-10-2011

Khi biết xã có chủ trương xây dựng NTM, bà Vũ Thị Lan, ở thôn Đồng Đại I, xã Đồng Thanh (huyện Vũ Thư, Thái Bình) đã tự nguyện hiến hơn 60m2 đất, tức bằng diện tích của một ngôi nhà cho thôn để mở rộng đường giao thông.

Đồng Nai: Cây ca cao cho hiệu quả kinh tế cao

19-10-2011

Cây ca cao đã được đưa vào trồng ở tỉnh Đồng Nai gần 30 năm, tuy nhiên, mãi cho đến năm 2003, thông qua chương trình “Cây ca cao quốc gia” với việc các doanh nghiệp ở Đồng Nai tham gia vào chương trình, từ đầu tư canh tác đến bao tiêu sản phẩm để xuất khẩu, hiệu quả kinh tế từ loại cây này mới ngày càng được khẳng định, trở thành cây trồng có thế mạnh trên địa bàn.

Hội Nông dân Sơn La: Điểm tựa vững chắc của nông dân

19-10-2011

Xác định vị thế là cơ quan có nhiệm tụ tập trung lực lượng, dẫn dắt ND xóa đói - giảm nghèo, góp phần đưa Sơn La thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, Hội ND tỉnh Sơn La đã có nhiều giải pháp hay, hiệu quả giúp ND.

Mô hình tổ hợp tác và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất muối sạch: Hướng mở cho diêm dân Nghệ An

18-10-2011

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Nghệ An đã phối hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Diễn Châu thực hiện thành công mô hình "Tổ hợp tác và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất muối sạch" tại Hợp tác xã Vạn Nam, xã Diễn Vạn.

Chè Nghệ An bí đầu ra

7-10-2011

Dọc trên các con đường của huyện Con Cuông (Nghệ An), nhiều hộ dân chất từng đống chè búp tươi bên đường, mòn mỏi chờ người đến thu mua. Người trồng chè đang đứng trước tình trạng được mùa, nhưng méo mặt, tình cảnh hết sức khó khăn.