HỘI THẢO

Chè Nghệ An bí đầu ra

Ngày đăng: 07 | 10 | 2011

Dọc trên các con đường của huyện Con Cuông (Nghệ An), nhiều hộ dân chất từng đống chè búp tươi bên đường, mòn mỏi chờ người đến thu mua. Người trồng chè đang đứng trước tình trạng được mùa, nhưng méo mặt, tình cảnh hết sức khó khăn.

Người dân Con Cuông bên đống chè vừa thu hái đợi chờ tư thương
Anh Nguyễn Văn Biểu ở xã Bồng Khê, huyện Con Cuông than thở: “Gia đình chúng tôi trồng gần 2ha chè, nhưng hiện nay họ chỉ thu mua được 1/3 số lượng chè đã hái, thậm chí nhiều ngày liền xí nghiệp chè ngừng thu mua dẫn đến không biết bán cho ai. Từ đầu năm đến nay, gia đình đã thu hái 4 lứa, được gần 6 tấn chè búp tươi. Giá đầu năm 3.000 đồng/kg (chè loại C), hiện tại tư thương mua giá chỉ 2.500 đồng/kg, có khi còn bị ép thấp hơn, nhưng đành chấp nhận”.
Nhiều hộ trồng chè nơi đây còn bức xúc trước việc xí nghiệp nợ tiền mua búp chè lâu khiến dân gặp nhiều khó khăn trong việc tái sản xuất. Trước tình trạng bị bỏ rơi, hàng trăm hộ dân trồng chè huyện Con Cuông chỉ còn cách phải bán rẻ cho tư thương số lượng chè còn lại. Trong khi đó, huyện đang vận động bà con mở rộng diện tích trồng chè, nhằm đưa cây chè của huyện trở thành cây thế mạnh, góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định, giúp bà con nông dân làm giàu. 
Là địa phương có diện tích chè khá lớn nhưng do xí nghiệp chè không thu mua hết sản phẩm, nên người trồng chè chán nản, ít quan tâm đầu tư, cũng như mở rộng diện tích. Hiện đang là thời điểm thu hoạch đại trà chè búp tươi, song nông dân vùng chè Con Cuông vẫn phải bán cho tư thương là chủ yếu. Điều đó khó tránh khỏi việc tư thương ép giá nông dân, nhất là lúc thu hoạch rộ.
Theo tìm hiểu thì hiện tại ở các thôn, bản trồng nhiều chè, Xí nghiệp chè Con Cuông chỉ thu mua được 1/3 số lượng chè đã hái, thậm chí nhiều ngày liền Xí nghiệp chè Con Cuông ngừng thu mua. Đứng trước tình trạng đó, nông dân chỉ còn cách phải bán rẻ cho tư thương, với giá chỉ 2.400 đồng/kg, có khi bị ép giá xuống 1.800đồng/kg (chè loại C), còn nếu được Xí nghiệp mua thì giá tới 3.100đồng/kg (chè loại C). 
Là một xí nghiệp nhỏ, lại vừa mới tách ra từ Xí nghiệp chè Nông trường Bãi Phủ (từ tháng 4/2011), theo đó Xí nghiệp chè Con Cuông chịu trách nhiệm thu mua trên diện tích 300ha chè ở 13 thôn bản đóng trên địa bàn huyện Con Cuông. Cứ từ tháng 7 đến tháng 9 hằng năm, viêc mua chè búp tươi ở đây thường bị ứ đọng. Bởi thời điểm này, lượng chè búp tươi của dân thu hoạch rất nhiều, mà năng lực mọi mặt của xi nghiệp lại có hạn.
Không chỉ người trồng chè Con Cuông đang bí đầu ra mà ở vùng chè huyện Anh Sơn (Nghệ An) cũng đang lâm vào tình cảnh tương tự. Sở dĩ có tình trạng trên, theo ông Nguyễn Cảnh Tuấn – Phó giám đốc Xí nghiệp chè Con Cuông, xí nghiệp và dân chưa đồng lòng trong việc tiêu thụ chè búp tươi. Bởi xí nghiệp không thể đi trực tiếp đến tận từng nhà dân để thu mua chè búp tươi mà đề nghị dân chở đến nơi nhập. Vì đường sá đi lại để nhập chè quá xa nên dân chán nản, trong khi đó xí nghiệp lại chưa có đầy đủ phương tiện ô tô đi thu mua. Hơn thế nữa, khi mua chè, xí nghiệp không trả tiền ngay mà sau 1 tháng mới thanh toán nên dân càng chán nản. 
Theo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/2/2/84754/Che-Nghe-An-bi-dau-ra.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Ngắc ngoải mô hình "mỗi làng một sản phẩm"

7-10-2011

Trong 5 năm qua, xuất phát từ mô hình ở Nhật Bản và Thái Lan, TPHCM đã tiên phong học tập kinh nghiệm và triển khai xây dựng “Mỗi làng một sản phẩm”. Kết quả, các làng nghề vẫn trong tình trạng èo uột, công nghệ sản xuất lạc hậu và mang tính tự phát…

Thu 5 tỷ đồng/năm từ heo

7-10-2011

Với trang trại heo, mỗi năm anh Tạ Hoàng Thạch, 33 tuổi, ở Phước Lễ, xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh có thu nhập trên 5 tỷ đồng.

Thành công nhờ lựa chọn sản phẩm của VIC

7-10-2011

Trong nhiều năm qua, Công ty VIC đã đưa ra thị trường khá nhiều loại sản phẩm khác nhau nhằm phục vụ bà con trong chăn nuôi.

Mãi mãi làm thuê cho nước ngoài?

6-10-2011

Đấy là câu chuyện có thật đối với các trang trại chăn nuôi gia công hiện nay, không chỉ ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), mà phổ biến với nhiều trang trại trên toàn quốc.

Đồng Tháp: Duy trì tốc độ phát triển khá về kinh tế

6-10-2011

9 tháng qua, trong điều kiện nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhất là tình hình giá cả tăng cao, nhưng tỉnh Đồng Tháp vẫn duy trì tốc độ phát triển khá.

Điểm sáng Mỹ Long Nam

5-10-2011

Hôm nay (5.10), tại Trà Vinh, Ban chỉ đạo T.Ư Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) phối hợp với UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức Hội thảo “Triển khai Chương trình MTQG về xây dựng NTM”.

Hội tìm khách hàng cho nông dân

5-10-2011

Vừa tìm kiếm đối tác vừa mở lớp đào tạo nghề, sau hơn 1 năm, Hội ND Hà Tĩnh đã kéo việc làm mây tre đan xuất khẩu về cho hàng ngàn hộ ND với thu nhập cao và ổn định.

Tiền Giang: Đồng dứa ngập lũ vì dân thiếu tiền điện

5-10-2011

Cả ngàn ha khóm (dứa) ở xã Tân Lập 1 (huyện Tân Phước) đang bị nước lũ đe dọa trong khi ngành điện lại cắt điện khiến không thể bơm nước tiêu thoát.

Xuân Trường gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới

4-10-2011

Huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Ðịnh là vùng đất văn hiến, giàu truyền thống cách mạng, nơi có nhiều làng nghề nổi tiếng và cũng là địa phương trọng điểm lúa, nhiều năm liên tục là đơn vị dẫn đầu tỉnh và cả nước về năng suất lúa.

Công ty cổ phần cao su Sơn La gắn sản xuất với thực hiện an sinh xã hội

4-10-2011

Trong quy hoạch lại rừng ở Tây Bắc, cây cao su được xem là một lợi thế, giải pháp quan trọng tạo việc làm, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân. Khác với mô hình sản xuất ở các địa phương khác, phát triển cây cao su ở Công ty cổ phần cao su Sơn La được thực hiện theo mô hình người nông dân góp đất và được nhận vào làm công nhân. Theo mô hình này, người nông dân vừa không bị mất đất, vừa có vốn góp vào Công ty, được chia cổ tức khi Công ty có lãi và kết hợp được phát triển chăn nuôi tại chỗ.

Phú Yên: Dân “kêu trời” vì sắn ứ đọng

4-10-2011

Do có quá nhiều nông dân thu hoạch sắn cùng một lúc đã dẫn đến tình trạng Nhà máy không tiêu thụ hết, sắn ứ đọng có nguy cơ phải đổ bỏ.

Hòa Bình nỗ lực cấp nước sạch cho vùng nông thôn

3-10-2011

Với địa hình chủ yếu là đồi, núi, nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, giao thông đi lại khó khăn, tuy nhiên trong những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã có các giải pháp để đưa nước hợp vệ sinh đến với nhiều bản, làng vùng sâu, vùng xa và vùng cao. Có nước hợp vệ sinh sử dụng, nhân dân địa phương không còn cảnh phải đi hàng chục km để lấy nước suối, sông về dùng trong sinh hoạt hằng ngày.