HỘI THẢO

Hội tìm khách hàng cho nông dân

Ngày đăng: 05 | 10 | 2011

Vừa tìm kiếm đối tác vừa mở lớp đào tạo nghề, sau hơn 1 năm, Hội ND Hà Tĩnh đã kéo việc làm mây tre đan xuất khẩu về cho hàng ngàn hộ ND với thu nhập cao và ổn định.

Đa phần ND Hà Tĩnh chỉ sản xuất thuần nông nên thu nhập hạn chế, nguồn lao động lại dư thừa. Vào thời kỳ nông nhàn, ND phải đi kiếm việc làm ở các tỉnh khác. Trong khi đó, ở nhiều vùng nông thôn, ND có nghề phụ đan lát nhưng không được đầu tư nên đã mai một dần.
Hàng ngàn hộ dân tham gia sản xuất mây tre đan xuất khẩu.
Đưa nghề về cho ND
Tháng 10.2010, Hội ND Hà Tĩnh bắt tay vào khảo sát vùng nguyên liệu, năng lực sản xuất hàng mây tre đan. Bà Nguyễn Thị Tuyết Anh - Chủ tịch Hội ND Hà Tĩnh cho biết: Qua khảo sát, trên địa bàn tỉnh chỉ có 4 HTX và 2 nhóm làm mây tre đan với số lượng 2.000 sản phẩm/tháng và chỉ thu hút được 150 lao động với thu nhập không đáng kể.
Nhìn chung các cơ sở sản xuất mây tre đan không có mối hàng tiêu thụ, nhiều HTX lao đao. Khảo sát vùng nguyên liệu, các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang và Kỳ Anh rất dồi dào giang nứa, đủ cung cấp cho sản xuất hàng tre đanxuất khẩu. Vì vậy, Hội ND Hà Tĩnh tỉnh đã chọn nghề mây tre đan xuất khẩu để dạy cho ND.
Bà Tuyết Anh cho biết thêm, cán bộ Hội đã ra Hà Nội tìm đối tác. Sau nửa năm tìm hiểu, Tỉnh hội đã tiếp xúc được với Tập đoàn Thủy sản YAMAYASU của Nhật Bản thông qua một công ty đối tác tại Việt Nam. Công ty này đã ký kết với Hội mua khay đựng thủy sản bằng mây tre đan.
Từ cơ sở này, Hội đã phát động phong trào làm mây tre đan tới các hộ ND. Hơn 1 năm qua, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ ND tỉnh đã tổ chức 16 lớp dạy nghề cho trên 600 lao động nông thôn. Hội còn mời các nghệ nhân từ Hà Nội, Hà Nam về dạy. Đến thời điểm này đã có 17 xã của 6 huyện, thị xã với hàng ngàn hộ ND tham gia sản xuất sản phẩm mây, tre đan với số lượng trên 40.000 sản phẩm đạtchất lượng xuất sang Nhật Bản.
Lao động thu tiền triệu mỗi tháng
Chị Nguyễn Thị Hồng ở thôn 3, xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà tâm sự: Hai vợ chồng chị và 4 đứa con làm 9 sào ruộng nhưng cuộc sống chật vật. Tháng 4.2011, Hội ND tổ chức dạy nghề làm mây, tre đan xuất khẩu cho bà con. Từ khi có nghề, nhiều chị trong thôn đã có thu nhập trên 1,5 triệu đồng/tháng.
“Tới đây Hội ND tỉnh sẽ triển khai rộng rãi cho 5.000 ND học nghề và sản xuất mây tre đan để đáp ứng một tháng có 3 container hàng xuất khẩu, trị giá 1,5 tỷ đồng.” - Bà Nguyễn Thị Tuyết Anh - Chủ tịch Hội ND Hà Tĩnh
Còn với ông Bùi Hoãn - Bí thư chi bộ thôn 7, xã Tân Lộc thì nghề mây tre đan đã đưa lại cho ông mỗi tháng trên 3 triệu đồng. Ông Hoãn cho biết: “Có nghề mây, tre đan xuất khẩu, thu nhập của tôi cao hơn hẳn sản xuất lúa. Bây giờ không chỉ tôi mà vợ và các con tôi cũng nhận mây tre về nhà làm”. Ông Hoãn cho biết thêm, nghề này chỉ cần mẫn một chút là làm được và rất phù hợp với ND.
Anh Nguyễn Duy Ngụ - Chủ nhiệm HTX mây tre đan Thành Lợi (xã Tân Lộc) tâm sự: Mặc dù thành lập từ năm 2007, nhưng HTX chỉ hoạt động cầm chừng, nhiều xã viên đã xin rút lui vì không có đầu ra cho sản phẩm. Tưởng chừng HTX phải giải tán thì giữa năm 2011, được sự giúp đỡ của Hội ND tỉnh, HTX đã khôi phục lại nghề mây tre đan. Sau khi kết nối được đầu ra, đã có trên 400 người xin tham gia, hàng mây tre đan của Tân Lộc đã được thị trường Nhật Bản chấp nhận, ND có thêm thu nhập ổn định, HTX đã sống lại.
Ông Phan Văn Nhàn- Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà cho biết: Từ mô hìnhmây tre đan xuất khẩu được Hội ND Hà Tĩnh đưa về, ND Tân Lộc đã tận dụng tối đa quỹ thời gian nhàn rỗi, từng bước đưa nghề này thành nghề có thu nhập cao. Tới đây huyện sẽ khảo sát và nhân rộng mô hình này.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://danviet.vn/60381p1c34/hoi-tim-khach-hang-cho-nong-dan.htm

NỘI DUNG KHÁC

Tiền Giang: Đồng dứa ngập lũ vì dân thiếu tiền điện

5-10-2011

Cả ngàn ha khóm (dứa) ở xã Tân Lập 1 (huyện Tân Phước) đang bị nước lũ đe dọa trong khi ngành điện lại cắt điện khiến không thể bơm nước tiêu thoát.

Xuân Trường gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới

4-10-2011

Huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Ðịnh là vùng đất văn hiến, giàu truyền thống cách mạng, nơi có nhiều làng nghề nổi tiếng và cũng là địa phương trọng điểm lúa, nhiều năm liên tục là đơn vị dẫn đầu tỉnh và cả nước về năng suất lúa.

Công ty cổ phần cao su Sơn La gắn sản xuất với thực hiện an sinh xã hội

4-10-2011

Trong quy hoạch lại rừng ở Tây Bắc, cây cao su được xem là một lợi thế, giải pháp quan trọng tạo việc làm, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân. Khác với mô hình sản xuất ở các địa phương khác, phát triển cây cao su ở Công ty cổ phần cao su Sơn La được thực hiện theo mô hình người nông dân góp đất và được nhận vào làm công nhân. Theo mô hình này, người nông dân vừa không bị mất đất, vừa có vốn góp vào Công ty, được chia cổ tức khi Công ty có lãi và kết hợp được phát triển chăn nuôi tại chỗ.

Phú Yên: Dân “kêu trời” vì sắn ứ đọng

4-10-2011

Do có quá nhiều nông dân thu hoạch sắn cùng một lúc đã dẫn đến tình trạng Nhà máy không tiêu thụ hết, sắn ứ đọng có nguy cơ phải đổ bỏ.

Hòa Bình nỗ lực cấp nước sạch cho vùng nông thôn

3-10-2011

Với địa hình chủ yếu là đồi, núi, nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, giao thông đi lại khó khăn, tuy nhiên trong những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã có các giải pháp để đưa nước hợp vệ sinh đến với nhiều bản, làng vùng sâu, vùng xa và vùng cao. Có nước hợp vệ sinh sử dụng, nhân dân địa phương không còn cảnh phải đi hàng chục km để lấy nước suối, sông về dùng trong sinh hoạt hằng ngày.

Kon Tum tổng kết 10 năm chương trình cơ khí hóa nông nghiệp

3-10-2011

Ngày 28-9, tại TP Kon Tum, UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm triển khai thực hiện chương trình phát triển cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn (1991-2010). Đồng chí Phạm Thanh Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum chủ trì Hội nghị.

Sản xuất lúa lai F1: Thành công của Yên Định trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp

3-10-2011

Yên Định là một trong những huyện trọng điểm về canh tác lúa của Thanh Hoá. Trên cơ sở coi trọng việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, nên Yên Định đã trở thành địa phương sản xuất lúa lai F1 lớn nhất của Thanh Hoá. Qua đó, địa phương đã gia tăng được sản lượng trên một đơn vị diện tích, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho nông dân.

Phú Yên: Tạo điều kiện ngư dân phát triển nghề câu cá ngừ đại dương

3-10-2011

Câu cá ngừ đại dương là một trong những thế mạnh của kinh tế biển tỉnh Phú Yên với sản lượng hàng năm từ 4.600 tấn trở lên. Mùa câu cá ngừ đại dương năm nay, ngư dân tỉnh Phú Yên đã khai thác được 5.610 tấn, tăng 13,8% so cùng kỳ năm ngoái.

Bến Tre: Mùa chôm chôm nhiều vị "đắng"

3-10-2011

Hơn nửa tháng nay, nhiều nhà vườn ở các xã Tân Phú, Tiên Thủy, Tiên Long (Châu Thành) và Phú Phụng, Vĩnh Bình, Vĩnh Thành, Sơn Định (Chợ Lách)… vào vụ thu hoạch chôm chôm. Chôm chôm trúng mùa, nhưng mang nhiều vị “đắng”…

Đê vỡ liên tiếp ở ĐBSCL: Nhấn chìm hàng chục nghìn ha lúa

29-9-2011

Khoảng 3 giờ 30 ngày 28.9, tuyến đê bao Cả Mũi ở ấp Chiến Thắng, xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng, Đồng Tháp đã bị vỡ khiến 500ha lúa thu đông bị nhấn chìm trong biển nước. Nhiều tuyến đê khác bị vỡ đe doạ hàng chục nghìn ha lúa thu đông ở các tỉnh ĐBSCL...

Hoang tàn làng KT mới Yên Giang: Trách nhiệm thuộc về ai?

29-9-2011

Dự án di dân phát triển kinh tế mới ở xã Yên Giang (Yên Định - Thanh Hóa) được triển khai từ năm 2000 nhằm giãn dân, giúp các gia đình ổn định cuộc sống. Nhưng hơn 10 năm trôi qua, những gì hiện hữu tại đây chỉ là những ngôi nhà xiêu vẹo, mục nát.

Đổi thay ở xã điểm Định Hòa

29-9-2011

Xã Định Hòa (huyện Gò Quao, Kiên Giang) là một xã đặc biệt khó khăn, có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (chiếm trên 63,5%). Đây cũng là 1 trong 11 xã điểm được T.Ư chọn chỉ đạo xây dựng NTM.