HỘI THẢO

Hoang tàn làng KT mới Yên Giang: Trách nhiệm thuộc về ai?

Ngày đăng: 29 | 09 | 2011

Dự án di dân phát triển kinh tế mới ở xã Yên Giang (Yên Định - Thanh Hóa) được triển khai từ năm 2000 nhằm giãn dân, giúp các gia đình ổn định cuộc sống. Nhưng hơn 10 năm trôi qua, những gì hiện hữu tại đây chỉ là những ngôi nhà xiêu vẹo, mục nát.

Những ngôi nhà nằm hoang tàn bên nương sắn, mía xanh mướt.
Không một bóng người
Vượt qua đoạn đường dài 15km từ trung tâm huyện lỵ Yên Định với lởm chởm đất đá, ổ gà, ổ voi, cuối cùng chúng tôi cũng đến được "thủ phủ" của làng tái định cư. Cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là những ngôi nhà cấp 4 xiêu vẹo, hoang tàn, có ngôi nhà đã mất nửa mái, có nhà bị sập hoàn toàn, chỉ còn trơ lại mấy bức tường loang lổ.
Chúng tôi gặp Lưu Thị Hồng khi chị đang làm cỏ cho vườn sắn. Gia đình chị là 1 trong 2 hộ còn sót lại ở khu kinh tế mới. Chị Hồng tâm sự: "Lập gia đình xong, tôi theo chồng chuyển vào đây sinh sống cho đến bây giờ. Vào đây mới thấy khổ đủ đường, đã gần 11 năm trôi qua mà khu tái định cư vẫn trong tình trạng không điện, không nước, trường trạm cũng không, đường dẫn vào đây chỉ là một lối mòn. Biết khổ nhưng do gia đình nghèo khó nên cũng không biết chuyển đi đâu".
Anh Lâm, chồng chị Hồng cho biết thêm: "Ban đầu, ở đây có khoảng 10 hộ sinh sống, nhưng do thiếu thốn nhiều thứ nên họ đã bỏ làng. Từ đó đến nay dự án cũng không có ai ngó ngàng tới, chẳng khác gì "đem con bỏ chợ". Ngay cả tiền Nhà nước hỗ trợ để đào giếng, đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được".
Được biết, khu kinh tế mới này được đầu tư hàng trăm triệu đồng, khi các hộ gia đình vào sinh sống sẽ được cấp 200m2 đất ở, được hỗ trợ một phần tiền xây móng nhà và tiền đào giếng. Ban đầu, dự án nhận được sự đồng tình của người dân nên triển khai rất nhanh, chỉ sau một thời gian ngắn, hàng chục ngôi nhà mới đã mọc lên, các cặp vợ chồng trẻ kéo nhau vào ở, hứa hẹn một tương lai tươi sáng.
Nhưng niềm vui ấy đã nhanh chóng vụt tắt, thay vào đó là những lo lắng, khó khăn chồng chất. Nước sinh hoạt thường xuyên phải đi xin, tối đến người dân chỉ biết làm bạn với chiếc đèn dầu... Chính vì những bất cập đó mà lần lượt những cặp vợ chồng trẻ theo nhau bỏ đi...
Chính quyền vô cảm?
Dự án phát triển kinh tế mới mang tính chiến lược, thể hiện đúng chính sách di dân nội tỉnh của Thanh Hoá. Thế nhưng điều đáng buồn là khi làm việc với những người có liên quan, chúng tôi đều nhận được những câu trả lời rất mông lung.
Ông Nguyễn Văn Hào, Chủ tịch UBND xã Yên Giang cho biết: "Trước đây, tôi có nghe nói về dự án này, thế nhưng hồi ấy tôi chưa giữ chức nên không biết cụ thể. Còn hiện nay, khu kinh tế mới chỉ còn 2 hộ, còn lại chuyển đi nơi khác hoặc quay về chính nơi họ đã ra đi. Nguyên nhân là do hệ thống hạ tầng thiết yếu như đường, trường, trạm, nước sinh hoạt không có hoặc không được đầu tư đúng mức".
Còn bà Ngô Thị Hoa, Chủ tịch UBND huyện Yên Định nói: "Bản thân tôi không nắm rõ dự án di dân phát triển kinh tế cụ thể như thế nào, chỉ biết hiện tại các hộ gia đình trong khu dự án đã bỏ đi nơi khác; những công trình nhà cửa do dân và Nhà nước xây dựng đã hoang hoá 10 năm qua. Hiện dự án do Chi cục Định canh, định cư Thanh Hoá làm chủ đầu tư, vì thế muốn biết cụ thể hơn, các anh có thể gặp lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh".
Chính sách di dân xây dựng vùng kinh tế mới luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, bởi một mặt, nó giảm bớt mật độ dân số ở miền xuôi và các thành phố lớn; mặt khác còn góp phần khai phá những vùng đất mới, hoang hoá, giúp người dân tận dụng tốt lợi thế của mỗi vùng miền để xoá đói, giảm nghèo. Chính vì thế, huyện Yên Định cũng như tỉnh Thanh Hoá cần kịp thời tháo gỡ những khó khăn trên để giúp người dân yên tâm xây dựng cuộc sống mới.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/xahoi/2011/9/30454.html

NỘI DUNG KHÁC

Đổi thay ở xã điểm Định Hòa

29-9-2011

Xã Định Hòa (huyện Gò Quao, Kiên Giang) là một xã đặc biệt khó khăn, có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (chiếm trên 63,5%). Đây cũng là 1 trong 11 xã điểm được T.Ư chọn chỉ đạo xây dựng NTM.

Xây dựng vùng SX lúa giống chất lượng: Nhìn từ Ninh Bình

28-9-2011

Dự án xây dựng vùng SX lúa giống chất lượng cao (từ năm 2010 - 2012) tại xã Khánh Cường và Khánh Trung, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) do UBND huyện Yên Khánh làm chủ đầu tư. Mục tiêu của DA là hình thành mô hình SX giống lúa thuần chất lượng cao, chủ động cung cấp nguồn lúa giống SX hàng hóa cho nông dân…

Thực hiện Nghị định 41 của Chính phủ ở Hải Phòng: Nông dân vẫn khó vay vốn

28-9-2011

Được hy vọng sẽ mang thêm nguồn vốn cho “tam nông” ở Hải Phòng, song kỳ thực việc thực hiện Nghị định 41 về chính sách tín dụng cho “tam nông” ở đây gặp khá nhiều khó khăn.

Khánh Hòa: Chuối phá... rừng, phá đường

28-9-2011

Được xác định là cây chủ lực, xóa đói giảm nghèo của huyện miền núi Khánh Sơn, cây chuối mốc (chuối sứ) đã được khuyến khích mở rộng diện tích làm phá vỡ quy hoạch, và đang gây tác hại không nhỏ tại địa phương này.

Tăng cường hợp tác sản xuất kinh doanh các sản phẩm làng nghề tỉnh Ninh Thuận

28-9-2011

Ngày 26/9, Sở Công thương Ninh Thuận phối hợp với Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức Hội thảo chuyên đề “Hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh các sản phẩm làng nghề tỉnh Ninh Thuận”.

Bài toán kinh tế tập thể ở Vĩnh Long

28-9-2011

Có thể khẳng định rằng, kinh tế tập thể ở Vĩnh Long đang từng bước phát triển và xác lập được vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân. Nhận thức của người dân về kinh tế tập thể ngày càng rõ hơn, coi hợp tác là nhu cầu tất yếu của người sản xuất kinh doanh, nhất là trên lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghệ, làng nghề truyền thống.

Hà Nội chuẩn bị cho vụ đông 2.000 tỉ

27-9-2011

Vụ đông đã thành một truyền thống, một thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của Hà Tây cũ và nay là Hà Nội mới. Năm 2010, tổng giá trị vụ đông của Hà Nội đạt tới 1.600 tỉ và vụ đông năm nay thủ đô phấn đấu kéo con số đó lên trên 2.000 tỉ.

Gia Lộc hối hả vào vụ

27-9-2011

Khắp nơi trên cánh đồng huyện Gia Lộc (Hải Dương), không khí lao động hối hả của bà con khẩn trương thu hoạch lúa mùa và rau hè thu để sản xuất cây vụ đông. Ở các xã thuộc khu nam của huyện như: Đồng Quang, Quang Minh, Nhật Tân..., bà con nông dân đang hăng say làm đất, đưa cây giống xuống trồng cho kịp vụ đông sớm...

Hội chợ nông nghiệp - thương mại Lào Cai: Rừng, biển hội tụ

27-9-2011

Với chủ đề “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển bền vững. Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Hội chợ Nông nghiệp - Thương mại Lào Cai năm 2011 đã thu hút hàng nghìn người tham quan, mua sắm ngay trong đêm khai mạc (24.9).

Lâm Đồng: Giá hoa cúc tăng cao đột biến

27-9-2011

Những ngày qua giá hoa cúc ở Tp. Đà Lạt (Lâm Đồng) tăng lên một cách đột biến. Theo đó các chủ vườn cũng lãi hàng chục triệu đồng/sào.

Nhiều hiệu quả tích cực từ hoạt động khuyến công ở các địa phương

19-9-2011

Trong lúc đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, đẩy mạnh hoạt động khuyến công ở các địa phương, đặc biệt là các vùng nông thôn có vai trò rất quan trọng, góp phần tạo công ăn việc làm và cải thiện đáng kể đời sống người lao động. Ở nhiều địa phương, mô hình khuyến công đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.

Đồng Tháp: Cần phát triển cây xoài Nam bộ theo hướng bền vững

19-9-2011

Ngày 16/9, tại khu du lịch Mỹ Trà ở thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp), Trung tâm khuyến nông quốc gia phối hợp với sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp lần thứ 9 với chuyên đề Phát triển cây xoài Nam bộ theo hướng bền vững.