HỘI THẢO

Khánh Hòa: Chuối phá... rừng, phá đường

Ngày đăng: 28 | 09 | 2011

Được xác định là cây chủ lực, xóa đói giảm nghèo của huyện miền núi Khánh Sơn, cây chuối mốc (chuối sứ) đã được khuyến khích mở rộng diện tích làm phá vỡ quy hoạch, và đang gây tác hại không nhỏ tại địa phương này.

Bò ăn chuối
Phòng NNPTNT Khánh Sơn cho biết, chuối là một trong những cây trồng chủ lực tại Khánh Sơn, diện tích trồng chuối của huyện tăng nhanh trong mấy năm gần đây. Là giống cây dễ trồng, dễ chăm sóc, phù hợp với thổ nhưỡng và cho thu nhập đều đặn, cây chuối được bà con dân tộc huyện Khánh Sơn “phủ kín” đồi núi. Từ khởi đầu chỉ vài trăm ha, đến nay, theo con số thống kê chưa chính thức, toàn huyện đã có trên 1.000ha chuối, hàng năm cho sản lượng khoảng 30.000 tấn, chủ yếu là chuối mốc.
Chuối chờ được thu mua tại thôn Ko Róa, xã Sơn Lâm, Khánh Sơn.
 
Nhiều năm liền, giá chuối luôn giữ vững từ 4.000-5.000 đồng/kg, thương lái đánh xe ô tô đến tận nhà thu mua đã làm cho bà con phấn khởi và vững tin vào hiệu quảkinh tế cây chuối mang lại. Vậy nhưng, từ dịp Tết Nguyên đán đến giữa năm nay, chuối ở Khánh Sơn bị tồn đọng, có lúc đọng hàng nghìn tấn. Giá chuối tụt giảm xuống còn 1.500 – 1.600 đồng/kg.
Ở hai xã Sơn Lâm và Thành Sơn, nơi giao thông khó khăn do cầu tràn bị trôi trong mùa lụt bão năm trước, giá chuối chỉ bằng 50-60% giá trị trường.
Chị Cao Thị Sính (thôn Ko Róa, xã Sơn Lâm, Khánh Sơn) cho biết: Chuối lớn giá 1.000 đồng/kg, chuối nhỏ 500 đồng/kg mà cũng chỉ mua số ít nên bà con cứ để chuối chín rục trên cây. Còn chủ nậu Bùi Thị Thu Hằng (thôn Liên Hòa, Sơn Bình, Khánh Sơn) kể: “Tôi làm chủ nậu chuyên thu mua chuối 8 năm rồi, chưa bao giờ thấy cảnh chuối chín thối trên rẫy như năm nay. Người chê chuối, chỉ còn cách đem chuối cho bò ăn”.
Ông Ngô Hữu Giác - Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn, cho biết, đây là hậu quả của việc trồng chuối theo phong trào, trong khi đầu ra chưa ổn định. Việc chuối không tiêu thụ được và giá thấp đã ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, đến việc xóa đói giảm nghèo. UBND huyện đã chỉ đạo tìm thị trường, đầu mối tiêu thụ chuối, đồng thời chỉ đạo cho Trung tâm Thương mại miền núi tổ chức bán chịu lương thực, thực phẩm cho bà con, tránh để xảy ra tình trạng thiếu đói.
Chuối phá rừng, phá đường
Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn còn cho biết thêm: Việc phát triển nóng trong phong trào trồng chuối đang là một trong những nguyên nhân gây sạt lở taluy, làm ách tắc giao thông.
Giá chuối ổn định, cho thu nhập cao đã “xui” nhiều hộ dân ở cả các huyện lân cận đổ xô lên Khánh Sơn thu gom đất của đồng bào dân tộc thiểu số với giá rẻ để lập vườn, trồng chuối. Theo con số thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng 250ha rừng phòng hộ xung yếu ở khu vực phía đông đèo Khánh Sơn đã bị chặt phá để trồng chuối.
Mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo UBND huyện Khánh Sơn phối hợp với UBND huyện Cam Lâm thu hồi diện tích trồng chuối này trồng lại rừng phòng hộ.
Chỉ tính riêng 2 tiểu khu 313 và 314, nơi có Tỉnh lộ 9 xuyên qua, hàng trăm ha rừng hoặc đất rừng đã biến thành vườn chuối của trên 100 hộ dân. Chuối được thay thế bằng cây rừng phòng hộ “trải” kín trên mái taluy dọc đường đèo dẫn lên thủ phủ huyện Khánh Sơn. Mùa mưa lũ năm ngoái, đất đá từ những vườn chuối phía đông đèo đã đổ ụp xuống, gây sạt lở nhiều nơi, sạt cả taluy âm gây ách tắc nhiều ngày, nhất là đoạn từ km20 lên đến đỉnh đèo.
Theo Sở Giao thông - Vận tải, trong 4 năm trở lại đây, năm nào cũng có trên dưới 20 điểm sạt lở, đặc biệt nghiêm trọng là đoạn từ km22 đến km30 thuộc Tỉnh lộ 9. Hàng năm địa phương tiêu tốn hàng chục tỷ đồng cải tạo, sửa chữa để thông tuyến. Sở này cũng xác định việc dân canh tác, trồng chuối là một trong những nguyên nhân chính gây sạt lở. Ông Ngô Hữu Giác cho biết, phần lớn diện tích trồng chuối trên đèo đều thuộc xã Cam Phước Tây (huyện Cam Lâm), nhưng đường đèo bị sạt lở gián đoạn giao thông lại ảnh hưởng nặng nề đến Khánh Sơn.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/59425p1c34/khanh-hoa-chuoi-pha-rung-pha-duong.htm

NỘI DUNG KHÁC

Tăng cường hợp tác sản xuất kinh doanh các sản phẩm làng nghề tỉnh Ninh Thuận

28-9-2011

Ngày 26/9, Sở Công thương Ninh Thuận phối hợp với Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức Hội thảo chuyên đề “Hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh các sản phẩm làng nghề tỉnh Ninh Thuận”.

Bài toán kinh tế tập thể ở Vĩnh Long

28-9-2011

Có thể khẳng định rằng, kinh tế tập thể ở Vĩnh Long đang từng bước phát triển và xác lập được vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân. Nhận thức của người dân về kinh tế tập thể ngày càng rõ hơn, coi hợp tác là nhu cầu tất yếu của người sản xuất kinh doanh, nhất là trên lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghệ, làng nghề truyền thống.

Hà Nội chuẩn bị cho vụ đông 2.000 tỉ

27-9-2011

Vụ đông đã thành một truyền thống, một thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của Hà Tây cũ và nay là Hà Nội mới. Năm 2010, tổng giá trị vụ đông của Hà Nội đạt tới 1.600 tỉ và vụ đông năm nay thủ đô phấn đấu kéo con số đó lên trên 2.000 tỉ.

Gia Lộc hối hả vào vụ

27-9-2011

Khắp nơi trên cánh đồng huyện Gia Lộc (Hải Dương), không khí lao động hối hả của bà con khẩn trương thu hoạch lúa mùa và rau hè thu để sản xuất cây vụ đông. Ở các xã thuộc khu nam của huyện như: Đồng Quang, Quang Minh, Nhật Tân..., bà con nông dân đang hăng say làm đất, đưa cây giống xuống trồng cho kịp vụ đông sớm...

Hội chợ nông nghiệp - thương mại Lào Cai: Rừng, biển hội tụ

27-9-2011

Với chủ đề “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển bền vững. Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Hội chợ Nông nghiệp - Thương mại Lào Cai năm 2011 đã thu hút hàng nghìn người tham quan, mua sắm ngay trong đêm khai mạc (24.9).

Lâm Đồng: Giá hoa cúc tăng cao đột biến

27-9-2011

Những ngày qua giá hoa cúc ở Tp. Đà Lạt (Lâm Đồng) tăng lên một cách đột biến. Theo đó các chủ vườn cũng lãi hàng chục triệu đồng/sào.

Nhiều hiệu quả tích cực từ hoạt động khuyến công ở các địa phương

19-9-2011

Trong lúc đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, đẩy mạnh hoạt động khuyến công ở các địa phương, đặc biệt là các vùng nông thôn có vai trò rất quan trọng, góp phần tạo công ăn việc làm và cải thiện đáng kể đời sống người lao động. Ở nhiều địa phương, mô hình khuyến công đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.

Đồng Tháp: Cần phát triển cây xoài Nam bộ theo hướng bền vững

19-9-2011

Ngày 16/9, tại khu du lịch Mỹ Trà ở thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp), Trung tâm khuyến nông quốc gia phối hợp với sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp lần thứ 9 với chuyên đề Phát triển cây xoài Nam bộ theo hướng bền vững.

Xây dựng nông thôn mới: Dân có hiểu, việc mới thành

19-9-2011

Tại các địa phương, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) đang được triển khai khá rầm rộ, song ở mỗi địa phương đều có những cách riêng xây dựng NTM.

Trồng rừng chống biến đổi khí hậu

19-9-2011

“Trồng rừng hôm nay cho thế hệ mai sau” là phong trào của Hải Phòng nhằm hạn chế những tác động do biến đổi khí hậu (BĐKH) và hưởng ứng “Năm Quốc tế về rừng 2011.

TP HCM: Tiếp tục mở rộng khu NNCNC

19-9-2011

Cuối tuần qua, tại Hội nghị tổng kết đầu tư (giai đoạn 1) xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) TP.HCM tại huyện Củ Chi, BQL đã khẳng định kết quả đạt được từ thực tế các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ tiên tiến và bắt đầu chuyển giao hiệu quả cho các địa phương…

Cà Mau phối hợp với NNVN tuyên truyền xây dựng NTM

16-9-2011

Vừa qua, Văn phòng đại diện báo NNVN tại khu vực ĐBSCL đã có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo các Sở trong BCĐ xây dựng NTM tỉnh Cà Mau gồm: Sở NN - PTNT, Sở KH-ĐT, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở VH - TT - DL. Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2015, Cà Mau sẽ chọn 62 xã để xây dựng NTM (trong đó có 22 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM, 40 xã hoàn thành 10/19 tiêu chí NTM trở lên).