HỘI THẢO

Trồng rừng chống biến đổi khí hậu

Ngày đăng: 19 | 09 | 2011

“Trồng rừng hôm nay cho thế hệ mai sau” là phong trào của Hải Phòng nhằm hạn chế những tác động do biến đổi khí hậu (BĐKH) và hưởng ứng “Năm Quốc tế về rừng 2011.

Nằm ở vùng hạ lưu sông Thái Bình, Hải Phòng bãi triều và đường đê biển dài tới 125km, thuộc các huyện Tiên Lãng, Kiến Thụy, Cát Hải, quận Đồ Sơn… có nhiều tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản. Nhưng do hệ thống rừng chắn sóng ít, khi bão đổ bộ gây thiệt hại rất lớn, thường xuyên sạt lở, vỡ đê, nên tiềm năng này vẫn chưa phát huy hiệu quả.
Người dân tham gia trồng rừng ngập mặn chống BĐKH ở quận Đồ Sơn (TP. Hải Phòng)
 
Vành đai phòng hộ
Nhận thức rõ điều đó, trong những năm qua, Hải Phòng đã rất chú trọng đến việc phát triển rừng ngập mặn. Từ năm 1992 đến nay, tỉnh đã tận dụng các nguồn vốn quốc tế tài trợ, Chương trình trồng rừng PAM, hành động phục hồi rừng ngập mặn của Tổ chức ACMANG (Nhật Bản)… để trồng mới, nâng tổng số diện tích rừng ngập mặn từ 293ha lên 4.700ha; ngoài ra còn trồng mới 6.179ha rừng tập trung, 5.988ha rừng phòng hộ và 191ha rừng đặc dụng, nâng độ che phủ từ 9,1% (1998) lên 12% (2011).
Hiện hầu hết các vùng ngập mặn ven biển đã được trồng trang, mắm, bần… đang tạo thành một vành đai phòng hộ ven biển chống lại tác động của bão, nước biển dâng, vừa bảo vệ đê và đảm bảo sự phát triển đa dạng sinh học động, thực vật dưới rừng.
Riêng quận Đồ Sơn có 17,8km đê và bãi ven biển. Tuy nhiên, lại có 2 loại bãi bồi phù sa và bãi bồi cát đen di động. Với bãi bồi phù sa thì việc trồng rừng khá thuận lợi, do đất có nhiều khoáng chất cây bén rễ và lớn rất nhanh, còn ở bãi bồi cát đen di động, đất nghèo nàn, cây chậm lớn nên thường bị thủy triều cuốn trôi theo cát. Để khắc phục, Trung tâm Giống và Phát triển nông, lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng đã trồng thí điểm cây mắn, bần (cây bầu to và đóng cọc giữ) và đã thành công. Nay bãi cát đen đang dần được phủ bằng màu xanh của cây.
Lá chắn xanh…
Đi dọc các tuyến đê ở Hải Phòng, khác biệt với nhiều đê khác là đê đều được kiên cố hóa, ven biển ngút ngàn một màu xanh của rừng ngập mặn. Theo Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hải Phòng, vài năm gần đây, Hải Phòng không xảy ra vụ vỡ đê, tràn đê nào. Các tuyến đê bị sạt lở cũng rất hạn chế, mỗi năm tiết kiệm được hàng tỷ đồng tiền tu bổ, kè đê so với trước khi chưa trồng rừng ngập mặn.
Ông Bùi Văn Huy - Giám đốc Trung tâm Giống và Phát triển nông, lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng cho hay, thời gian qua mặc dù đã được kiên cố hóa, nhưng ở một số vùng chưa có rừng chắn, các tuyến đê vẫn bị sạt lở rất nghiêm trọng. Ông Huy khẳng định, trồng rừng ngập mặn là cách tốt nhất để giữ đê, đối phó với BĐKH.
“Từ khi rừng phủ xanh, thiệt hại do thiên tai giảm hẳn, đặc biệt chúng tôi được ăn ké tôm, cá “lộc” rừng, nên đời sống khấm khá hơn.” - Ông Lê Văn Hùng
Để khuyến khích người dân bảo vệ rừng, thành phố đã hỗ trợ công bảo vệ 100.000 đồng/ha/năm (giai đoạn 2011 – 2015). Ông Lê Văn Hùng (quận Đồ Sơn) một người dân tham gia trồng và bảo vệ rừng ngập mặn phấn khởi: “Trước kia chưa có rừng, dân chúng tôi khổ lắm, vỡ đê, triều cường đánh vào bãi ngao, tôm, cua mất sạch. Từ khi rừng phủ xanh, thiệt hại do thiên tai giảm hẳn, đặc biệt chúng tôi được ăn ké tôm, cá “lộc” rừng, nên đời sống khấm khá hơn”.
Dự kiến đến năm 2015, Hải Phòng sẽ nâng tổng số diện tích rừng ngập mặn lên 6.800ha (28% diện tích bãi biển). Để đạt được kế hoạch này, ngoài việc giao khoán cho các tổ chức, hộ dân bảo vệ, phát triển tốt số rừng đã trồng và thành phố phải trồng mới khoảng 2.000ha và tu bổ 261ha rừng cây trang phòng hộ. Hiện Hải Phòng có 64 trang trại lâm nghiệp, 180 trang trại tổng hợp (rừng và vườn) tạo việc làm cho gần 900 lao động có thu nhập ổn định.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/58201p1c34/trong-rung-chong-bien-doi-khi-hau.htm

NỘI DUNG KHÁC

TP HCM: Tiếp tục mở rộng khu NNCNC

19-9-2011

Cuối tuần qua, tại Hội nghị tổng kết đầu tư (giai đoạn 1) xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) TP.HCM tại huyện Củ Chi, BQL đã khẳng định kết quả đạt được từ thực tế các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ tiên tiến và bắt đầu chuyển giao hiệu quả cho các địa phương…

Cà Mau phối hợp với NNVN tuyên truyền xây dựng NTM

16-9-2011

Vừa qua, Văn phòng đại diện báo NNVN tại khu vực ĐBSCL đã có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo các Sở trong BCĐ xây dựng NTM tỉnh Cà Mau gồm: Sở NN - PTNT, Sở KH-ĐT, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở VH - TT - DL. Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2015, Cà Mau sẽ chọn 62 xã để xây dựng NTM (trong đó có 22 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM, 40 xã hoàn thành 10/19 tiêu chí NTM trở lên).

Khi nước sạch về làng

16-9-2011

Năm 2005, Dự án “Cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng” bắt đầu được khởi động tại 4 tỉnh: Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, và theo kế hoạch thì sẽ kết thúc vào năm 2013 (các tỉnh còn lại sẽ bắt đầu từ năm 2012 và kết thúc vào năm 2018).

Long An đẩy mạnh hoạt động thương mại khu vực biên giới

16-9-2011

Trên địa bàn tỉnh Long An hiện có một cửa khẩu quốc tế, một cửa khẩu quốc gia, cùng với đó là hơn chục cửa khẩu phụ và lối mở, đây là những khu vực nhân dân hai bên biên giới Việt Nam và Campuchia thường xuyên qua lại, giao lưu trao đổi mua bán, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển giữa các địa phương với nhau.

Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho quýt ngọt Bắc Cạn

16-9-2011

Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Cạn đang phối hợp Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương thực hiện đề tài "Nghiên cứu chất lượng đặc thù, điều kiện tự nhiên của vùng trồng quýt" nhằm xây dựng chỉ dẫn địa lý cho quýt, một loại quả đặc sản của Bắc Cạn.

Tây Ninh: Phấn đấu đến năm 2015 có 5000 ha rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP

15-9-2011

Nằm giáp ranh với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh có nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai, tỉnh Tây Ninh có nhiều tiềm năng để phát huy thế mạnh sản xuất rau màu nói chung và rau an toàn nói riêng để cung cấp cho thị trường rộng lớn này.

Hậu Giang: Hướng tới phát triển bền vững ngành thuỷ sản

15-9-2011

Nhằm phát triển ngành thủy sản của tỉnh một cách bền vững, Hậu Giang đã có qui hoạch tổng thể cho ngành này đến năm 2020. Theo đó, ngành sẽ phát triển nuôi thuỷ sản theo 3 loại hình: nuôi chuyên, nuôi kết hợp và nuôi lồng, vèo; xác định cá tra là đối tượng nuôi chủ lực, nuôi với hình thức thâm canh, tập trung ven các sông lớn thuộc huyện Châu Thành, thị xã Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp.

Chanh leo - Cây thoát nghèo ở vùng cao

15-9-2011

Ông Trần Quốc Thành, Bí thư Huyện uỷ huyện Quế Phong (Nghệ An) dẫn chúng tôi từ thị trấn Kim Sơn vượt thêm trên 30 km lên xã vùng cao Tri Lễ để "khoe" mô hình trồng cây chanh leo đang được 20 hộ dân thuộc các bản Yên Sơn, bản Đ1 và bản Xan trồng thí điểm.

Điểm sáng về cơ giới hóa nông nghiệp

15-9-2011

“Người dân Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, Sơn La đã thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn từ hơn chục năm nay. Dăm năm trở lại đây tốc độ phát triển mạnh chưa từng có” - ông Hà Toàn - Bí thư Đảng uỷ xã Chiềng Mung, cho hay.

Xã nông thôn mới Tân Thông Hội (TP.HCM): Nông dân được học nghề đa dạng

15-9-2011

Từ xã điểm nông thôn mới (NTM) Tân Thông Hội (Củ Chi), UBND TP.HCM phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại 6 xã NTM” giai đoạn 2010-2020.

Chiềng Ban vui mùa càphê

15-9-2011

Với cơ chế và chính sách đầu tư đúng đắn, Sơn La đang trở thành "vùng đất hứa" cho cây càphê phát triển. Tại Chiềng Ban, nơi được coi là "thủ phủ" càphê của huyện Mai Sơn, loại cây này đang giúp nhiều nông dân đổi đời.

Hà Nội: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp

14-9-2011

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội cho biết: Việc triển khai nhiều dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, chậm tiến độ do năng lực các Ban quản lý dự án còn yếu, khâu tổ chức sản xuất và phương án tiêu thụ sản phẩm của một số dự án thiếu tính khả thi.