HỘI THẢO

Khi nước sạch về làng

Ngày đăng: 16 | 09 | 2011

Năm 2005, Dự án “Cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng” bắt đầu được khởi động tại 4 tỉnh: Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, và theo kế hoạch thì sẽ kết thúc vào năm 2013 (các tỉnh còn lại sẽ bắt đầu từ năm 2012 và kết thúc vào năm 2018).

Tại Thái Bình, dự án được giao cho Ban quản lý Dự án cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn của tỉnh làm chủ đầu tư, sau khi hoàn thành sẽ giao lại cho Cty CP Cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn Thái Bình quản lý, khai thác để thu hồi vốn. Ông Vũ Ngọc Thái, Giám đốc BQL dự án, cho biết:
- Vì nội dung của dự án là đầu tư theo nhu cầu của người sử dụng, nên chỉ những địa phương nào có nhu cầu thì chúng tôi mới đầu tư. Có tổng cộng 30 xã trong tỉnh đã tham gia dự án này, chủ yếu tập trung ở 2 huyện Kiến Xương và Vũ Thư. Huyện Tiền Hải có nhu cầu nhưng không có nguồn nước, các sông ở đó vừa ô nhiễm vừa mặn, không dùng làm nguồn được. Các huyện Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Thái Thụy do nước ngầm tốt nên nhu cầu của dân ít hơn.
Cho đến nay, dự án đã được triển khai tại 29/30 xã với 19 công trình cho cụm xã, liên xã và đơn xã, chỉ còn xã Việt Thuận (Vũ Thư), lý do là đã qua 3 lần đấu thầu nhưng vẫn chưa chọn được nhà thầu thi công công trình. Trong 29 xã đó, có 16 xã nước sạch đã về đến tận hộ gia đình, gần mười ngàn hộ dân đã được dùng nước sạch và đã đóng tiền sử dụng qua đồng hồ đo nước. Dự kiến đến tháng 12/2012, dự án sẽ hoàn thành, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch…
Với cơ chế đầu tư là Chính phủ lấy từ nguồn vay của Ngân hàng thế giới (WB) hỗ trợ cho dự án 45%, cho chủ đầu tư vay 45% trong thời hạn 20 năm, số còn lại (10%) là dân đóng góp. Nói về sự đóng góp, ông Nguyễn Văn Hiền, trưởng thôn Dũng Nghĩa (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư), địa phương vừa được hưởng nước của dự án, rất phấn khởi:
- Theo dự toán ban đầu, mỗi khẩu chỉ phải đóng góp 161 ngàn đồng. Nếu có phải tăng do vật liệu đội giá, thì số đóng góp cho mỗi khẩu cũng chỉ lên tới 200 ngàn là cùng. Nhà tôi 4 khẩu, đã đóng 2 đợt, đợt một mỗi khẩu 61 ngàn, đợt hai mỗi khẩu 50 ngàn, là đủ so với dự toán ban đầu. Nếu có phải đóng thêm, cũng chẳng đáng bao nhiêu…
Trên dưới một triệu đồng cho mỗi hộ (từ 4 đến 6 người), chủ yếu là mắc đường ống từ ống nước đi qua trục xóm về nhà mình và lắp đồng hồ đo nước, mà lại đóng góp làm 3 đợt, là một mức đóng góp hoàn toàn có thể chấp nhận được. Mỗi đợt, nhiều hộ chỉ cần xách đôi gà ra chợ là xong. Với người dân nông thôn, từ bao đời nay vẫn chỉ đành “lấy nước làm sạch”, nhà kha khá mới có bể nước mưa chỉ dùng cho nấu cơm, còn thì tất tật là nước sông, nước ao hồ. Mươi năm trở lại đây, dù đã có nước giếng khoan nhưng cái giếng khoan với cái bể lọc thủ công vẫn chưa thể khiến họ yên tâm.
Bây giờ, mỗi khi mở vòi, thấy “nước dự án” tuôn ra xoe xóe, nước trong văn vắt, ai nấy đều cảm nhận được một sự thay đổi rất lớn lao. Ông Thái cho biết, chất lượng nước của dự án đã đạt chuẩn quy định của Bộ Y tế. Với mỗi công trình, trước khi phát nước đều phải qua sự kiểm tra nghiêm ngặt của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh. Chúng tôi hỏi ông Thái:
- Còn giá nước, thì hiện tại thế nào?
- Giá lúc đầu là 3.000 đồng/m3, hiện tại 5.000 đồng/m3, trong khi giá thành để sản xuất ra mỗi m3 nước thì cao hơn nhiều. Tuy nhiên, 5.000 đồng/m3 chỉ là giá tạm tính, chưa có khấu hao trong đó. Chờ khi nước sạch về đủ 30 xã, và dân đã dùng nước ổn định, doanh nghiệp mới trình giá chính thức lên UBND tỉnh xin phê duyệt.
Dòng nước sạch về làng, đã làm cho bộ mặt nông thôn văn minh hẳn lên.
Theo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/135/135/135/83840/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Long An đẩy mạnh hoạt động thương mại khu vực biên giới

16-9-2011

Trên địa bàn tỉnh Long An hiện có một cửa khẩu quốc tế, một cửa khẩu quốc gia, cùng với đó là hơn chục cửa khẩu phụ và lối mở, đây là những khu vực nhân dân hai bên biên giới Việt Nam và Campuchia thường xuyên qua lại, giao lưu trao đổi mua bán, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển giữa các địa phương với nhau.

Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho quýt ngọt Bắc Cạn

16-9-2011

Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Cạn đang phối hợp Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương thực hiện đề tài "Nghiên cứu chất lượng đặc thù, điều kiện tự nhiên của vùng trồng quýt" nhằm xây dựng chỉ dẫn địa lý cho quýt, một loại quả đặc sản của Bắc Cạn.

Tây Ninh: Phấn đấu đến năm 2015 có 5000 ha rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP

15-9-2011

Nằm giáp ranh với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh có nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai, tỉnh Tây Ninh có nhiều tiềm năng để phát huy thế mạnh sản xuất rau màu nói chung và rau an toàn nói riêng để cung cấp cho thị trường rộng lớn này.

Hậu Giang: Hướng tới phát triển bền vững ngành thuỷ sản

15-9-2011

Nhằm phát triển ngành thủy sản của tỉnh một cách bền vững, Hậu Giang đã có qui hoạch tổng thể cho ngành này đến năm 2020. Theo đó, ngành sẽ phát triển nuôi thuỷ sản theo 3 loại hình: nuôi chuyên, nuôi kết hợp và nuôi lồng, vèo; xác định cá tra là đối tượng nuôi chủ lực, nuôi với hình thức thâm canh, tập trung ven các sông lớn thuộc huyện Châu Thành, thị xã Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp.

Chanh leo - Cây thoát nghèo ở vùng cao

15-9-2011

Ông Trần Quốc Thành, Bí thư Huyện uỷ huyện Quế Phong (Nghệ An) dẫn chúng tôi từ thị trấn Kim Sơn vượt thêm trên 30 km lên xã vùng cao Tri Lễ để "khoe" mô hình trồng cây chanh leo đang được 20 hộ dân thuộc các bản Yên Sơn, bản Đ1 và bản Xan trồng thí điểm.

Điểm sáng về cơ giới hóa nông nghiệp

15-9-2011

“Người dân Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, Sơn La đã thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn từ hơn chục năm nay. Dăm năm trở lại đây tốc độ phát triển mạnh chưa từng có” - ông Hà Toàn - Bí thư Đảng uỷ xã Chiềng Mung, cho hay.

Xã nông thôn mới Tân Thông Hội (TP.HCM): Nông dân được học nghề đa dạng

15-9-2011

Từ xã điểm nông thôn mới (NTM) Tân Thông Hội (Củ Chi), UBND TP.HCM phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại 6 xã NTM” giai đoạn 2010-2020.

Chiềng Ban vui mùa càphê

15-9-2011

Với cơ chế và chính sách đầu tư đúng đắn, Sơn La đang trở thành "vùng đất hứa" cho cây càphê phát triển. Tại Chiềng Ban, nơi được coi là "thủ phủ" càphê của huyện Mai Sơn, loại cây này đang giúp nhiều nông dân đổi đời.

Hà Nội: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp

14-9-2011

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội cho biết: Việc triển khai nhiều dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, chậm tiến độ do năng lực các Ban quản lý dự án còn yếu, khâu tổ chức sản xuất và phương án tiêu thụ sản phẩm của một số dự án thiếu tính khả thi.

Cần Thơ: Nhiều DN tham gia mở rộng mô hình cánh đồng mẫu

14-9-2011

Ngày 13/9/2011, tại UBND TP Cần Thơ, 8 DN chuyên kinh doanh XK lương thực, vật tư kỹ thuật nông nghiệp tham gia đăng ký bàn các giải pháp liên kết cùng nông dân các quận, huyện triển khai mở rộng mô hình cánh đồng mẫu (CĐM).

Thanh Hóa: Xả lũ hồ Yên Mỹ, dân nghèo ngắc ngoải

14-9-2011

Đến thời điểm này, mưa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã ngớt song nước trên các cánh đồng lúa ở Tĩnh Gia, Nông Cống, Quảng Xương rút rất chậm. Hàng ngàn ha lúa mùa và hoa màu vẫn đang bị chìm trong nước.

Đưa nghề trồng nấm về khu phố

14-9-2011

10 năm lại đây, bà con khối phố 3, thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, Quảng Nam ngoài làm nông còn có thu nhập thêm nhờ trồng nấm rơm.