HỘI THẢO

Đưa nghề trồng nấm về khu phố

Ngày đăng: 14 | 09 | 2011

10 năm lại đây, bà con khối phố 3, thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, Quảng Nam ngoài làm nông còn có thu nhập thêm nhờ trồng nấm rơm.

Bà con rất biết ơn ông Nguyễn Thanh Sơn - người đầu tiên đưa nghề nấm về địa phương và truyền lại kinh nghiệm cho họ. Cụ Nguyễn Hòa, một người dân ở khối phố, cho biết: Chú Sơn chính là người khai sinh nghề trồng nấm rơm vùng này, nhờ đó bà con có thu nhập ổn định.
Tiếp chuyện chúng tôi trong ngôi nhà mới xây khang trang, ông Sơn kể lại: “Tôi làm nấm rơm cách đây 15 năm. Sau một thời gian tìm hiểu qua sách báo, tôi cùng anh em ông Trương Sáu và Trương Bảy lặn lội vào tận trong Nam để kiếm giống men Thần Nông đem về địa phương làm thử. Vốn đầu tư trồng nấm không nhiều, lại nhanh cho thu hoạch nên kể từ đó tôi gắn bó với nghề”.
Ông Sơn chăm vòm nấm chuẩn bị thu hoạch
 
Theo ông Sơn, khâu khó nhất trong làm nấm rơm là phải giữ cho nhiệt độ ổn định từ 35 - 40 độ C, độ ẩm cần thiết khoảng 35% nấm sẽ sinh trưởng, phát triển tốt. Khoảng thời gian kể từ khi quấn phôi đến khi mở nấm là 10 ngày và 7 ngày sau khi mở nấm có thể thu hoạch. Như vậy, trung bình mỗi tháng có thể cho thu hoạch 2 lần. Hiện trên diện tích 1.000m², gia đình ông Sơn có 4 vòm nấm rơm. Với giá nấm hiện nay, mỗi tháng, nấm đem lại cho gia đình ông 8 triệu đồng.
Đến nay khối phố 3 có 21 hộ trồng nấm. Nhiều ND các xã trong huyện cũng về học hỏi mô hình trồng nấm rơm của ông Sơn. Bà Nguyễn Thị Liên (45 tuổi, ở xã kế bên) chia sẻ: “Trước đây tui chỉ quen làm lúa, được bác Sơn chỉ bảo trồng nấm đã cũng mạnh dạn làm thử. Trên cùng diện tích nhưng doanh thu của nấm cao hơn lúa gấp mấy lần”.
Tại khối phố 3, để hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất, các hộ đã thành lập Hội Trồng nấm rơm do ông Trương Sáu làm tổ trưởng. “Hàng tháng hội họp một lần để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trồng nấm. Các thành viên trong hội còn góp quỹ xoay vòng, hàng tháng mỗi hội viên đóng 1 triệu đồng, lần lượt các thành viên nhận vốn để đầu tư sản xuất làm nấm” - ông Sáu cho hay.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/57781p1c34/dua-nghe-trong-nam-ve-khu-pho.htm

NỘI DUNG KHÁC

Vang danh nhờ dâu tây VietGAP

14-9-2011

1.000m2 dâu tây của gia đình anh Nguyễn Hữu Tuấn, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận ngày 7.1.2005. Đây là một trong những mô hình điển hình đầu tiên của tỉnh về sản xuất sạch và an toàn theo VietGAP.

Hải Phòng: Người trồng nấm lao đao

12-9-2011

Nhờ trồng nấm, hàng trăm hộ ND ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã có của ăn của để. Song, thời gian qua, do mua phải giống nấm dính bệnh, nên năng suất thấp, thậm chí mất trắng khiến nhiều hộ lao đao.

Lào Cai: Đẩy mạnh thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu

12-9-2011

Phát triển kinh tế cửa khẩu để có nguồn thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu (XNK) bền vững, là một trong những giải pháp quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Chôm chôm Tân Phong mơ ra thế giới

8-9-2011

Xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang là vùng trồng chôm chôm chuyên canh có tiếng của ĐBSCL, với diện tích trên 430ha, giống trồng chủ yếu là chôm chôm Java. Đây là giống chôm chôm phù hợp cho xuất khẩu nên được tỉnh chú ý đầu tư áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.

Diện mạo nông thôn mới ở TP.Hồ Chí Minh: Đổi thay lớn sau 2 năm

8-9-2011

Sau xã điểm Tân Thông Hội (huyện Củ Chi), với sức mạnh về kinh tế, TP.Hồ Chí Minh đang thực hiện tiếp chương trình xây dựng NTM tại 5 xã điểm nữa. Trong tương lai không xa, sẽ có rất nhiều xã ở TP. Hồ Chí Minh đạt chuẩn về NTM.

Giúp dân mất đất chuyển nghề

8-9-2011

Nằm trong vùng quy hoạch khu đô thị Di Trạch - Kim Chung, nên hầu hết đất nông nghiệp của xã Kim Chung, Di Trạch (Hoài Đức, Hà Nội) bị thu hồi. Ngân hàng CSXH huyện Hoài Đức đã kịp thời cho người dân vay vốn để chuyển nghề...

Khổ vì rau an toàn

8-9-2011

Hàng trăm hộ nông dân của tỉnh Quảng Ngãi đang lâm vào cảnh dở khóc dở mếu vì trót tham gia trồng rau an toàn.

Nhiều giải pháp chống hạn cứu lúa ở Bình Định

7-9-2011

Từ nhiều tháng nay, nắng nóng kéo dài tại hầu hết các địa phương trong tỉnh Bình Định làm cho hàng chục ngàn hecta lúa, hoa màu bị hạn hán nghiêm trọng, hàng ngàn hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình này, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp chống hạn…

Ô nhiễm môi trường sông Đồng Nai: Nghề cá chết dần

5-9-2011

Nước sông Đồng Nai ô nhiễm khiến nguồn lợi thủy sản phong phú vốn có trong tự nhiên mất dần theo thời gian. Bên cạnh đó, nhà lồng nuôi cá trên sông cũng điêu đứng vì nạn cá chết hàng loạt liên tục tái diễn.

Tích xu nhỏ, làm chuyện lớn

31-8-2011

Những đồng tiền gửi tiết kiệm ít ỏi do những người nông dân nghèo chắt chiu dành dụm ngày qua tháng đang kể một câu chuyện lớn: câu chuyện về quá trình thay đổi nhận thức của người dân, từ một sự để dành “có phong trào” đến chuyện nỗ lực tích cóp…

Lợi ích từ việc dạy nghề cho nông dân ở Ninh Bình

31-8-2011

Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn ở Ninh Bình theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ từng bước được triển khai đồng bộ, đúng hướng và đạt được kết quả tích cực.

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

31-8-2011

Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh Bắc Giang phấn đấu đến năm 2015, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng 2,4 lần so với hiện nay.