HỘI THẢO

Hải Phòng: Người trồng nấm lao đao

Ngày đăng: 12 | 09 | 2011

Nhờ trồng nấm, hàng trăm hộ ND ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã có của ăn của để. Song, thời gian qua, do mua phải giống nấm dính bệnh, nên năng suất thấp, thậm chí mất trắng khiến nhiều hộ lao đao.

Nấm được trồng ở Tiên Lãng từ những năm 2002, với các giống nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ, trong đó chủ yếu là nấm rơm. Nhưng phải đến năm 2008 - 2010, phong trào trồng nấm ở đây mới thực sự nở rộ, với khoảng 200 hộ. Nghề trồng nấm đã tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người dân, với thu nhập từ 2-3 triệu đồng/người/tháng.
Ông Đỗ Như Dũng bên xưởng nấm bị nhiễm bệnh
 
Đầu tư ít, lãi cao
Hiện nấm rơm giá từ 35.000 - 38.000 đồng/kg, nấm sò và nấm mỡ 25.000 - 32.000 đồng/kg. Với diện tích nhà xưởng từ 30- 60m2, 1 tấn nguyên liệu có thể sản xuất được 250 - 300kg nấm/lứa. Với diện tích nhà xưởng khoảng 200m2 có thể thu được 8 triệu đồng/tháng, trong khi đó vốn đầu đầu tư chỉ 20-30 triệu đồng/xưởng.
Để khuyến khích phát triển trồng nấm, huyện Tiên Lãng và TP.Hải Phòng đã hỗ trợ 50% chi phí nhà xưởng và giống cho người dân. Nhờ đó, chỉ sau một thời gian ngắn, ở Tiên Lãng đã có hàng trăm xưởng nấm, mỗi tháng xuất ra thị trường khoảng 2,5 tấn nấm.
Ông Đỗ Như Dũng, ở khu 8, thị trấn Tiên Lãng, sau 5 năm trồng nấm, với thu nhập 80 triệu đồng/năm, ông không những thoát nghèo mà đã xây được nhà khang trang, mua sắm nhiều vật dụng giá trị. Ông Dũng bày tỏ "Nếu lo được đầu ra, nghề trồng nấm không chỉ giải quyết được việc làm, mà còn tạo bước phát triển mới trong nông nghiệp, tận dụng triệt để nguồn rơm, rạ làm giảm ô nhiễm môi trường".
Không chỉ sản xuất nấm ăn, mới đây, UBND huyện Tiên Lãng đã triển khai "Đề án phát triển nấm dược liệu". Theo đó, năm 2012, khoảng 50% lượng rơm, rạ (khoảng 50.000 tấn) sẽ được sử dụng làm nấm; sản lượng nấm các loại đạt khoảng 10.000 tấn/năm, với doanh thu khoảng 100 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 30% lao động.
Lao đao vì nấm
Kế hoạch là thế, nhưng hiện nấm ở Tiên Lãng đang bí đầu ra do người sản xuất chưa liên kết được với các cơ sở tiêu thụ. Nấm mới chỉ sử dụng ở dạng tươi nên thường bị rớt giá khi vụ mùa rộ. Gần đây, người trồng nấm lại “khóc” vì giống nấm họ mua ở Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện Di truyền nông nghiệp) bị "dính" bệnh lạ, phôi giống thối bốc mùi chua nên không ra nấm, hoặc ra nhưng chỉ lác đác vài cái.
Để kiểm chứng thông tin, chúng tôi đến các xưởng nấm. Ông Đỗ Như Dũng buồn rầu cho hay: "Phôi nấm tốt bình thường có mùi thơm và có màu trắng, nhưng gần đây các bịch phôi giống đều có mùi rất lạ, chua và có màu vàng nhạt. Cấy phôi vào rơm, tưới chăm sóc mãi mà chẳng thấy ra nấm. Trước, mỗi tấn nguyên liệu thu được 220-300kg nấm, nhưng nay chỉ được khoảng 60kg".
“Trước mỗi tấn nguyên liệu thu được 220-300kg nấm, nhưng nay chỉ được khoảng 60kg.” - Ông Đỗ Như Dũng
Cùng chung cảnh với ông Dũng, ông Vũ Văn Cường, thôn Tuần Tiến, xã Kiến Thiết có gần 300m2 xưởng nấm, vào lúc nấm rộ nhất cũng chỉ hái được vài kg/ngày.
"Vất vả lắm mới cấy được ít nấm, chăm bẵm suốt ngày đến kỳ hái thì chẳng thấy nấm ra. Cứ đà này chắc tôi cũng đành bỏ nghề" - ông Cường buồn rầu. Không chỉ ông Dũng, ông Cường mà nhiều hộ ở Tiên Lãng mua phải giống nấm kém chất lượng. Công chăm sóc, tiền vay ngân hàng "lãi mẹ đẻ lãi con", khiến nhiều hộ trồng nấm phải bỏ nghề.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đoàn Văn Cấp - Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Tiên Lãng cho hay: "Bệnh nấm này xảy ra từ tháng 7 đến nay. Đa số các phôi, bịch nấm đều bị thối, những bịch không bị thối thì nấm chỉ phát triển được 1/3 - 2/3 bịch, năng suất đạt khoảng 40%. Có khoảng 200 tấn nguyên liệu dính bệnh "lạ" này và thiệt hại khoảng 3.000 tấn nấm ăn".
Ông Cấp cho biết thêm, Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật hứa sẽ hỗ trợ số giống bị nhiễm bệnh và đang lấy mẫu nguyên cứu tìm nguyên nhân.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://danviet.vn/57465p1c34/hai-phong-nguoi-trong-nam-lao-dao.htm

NỘI DUNG KHÁC

Lào Cai: Đẩy mạnh thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu

12-9-2011

Phát triển kinh tế cửa khẩu để có nguồn thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu (XNK) bền vững, là một trong những giải pháp quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Chôm chôm Tân Phong mơ ra thế giới

8-9-2011

Xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang là vùng trồng chôm chôm chuyên canh có tiếng của ĐBSCL, với diện tích trên 430ha, giống trồng chủ yếu là chôm chôm Java. Đây là giống chôm chôm phù hợp cho xuất khẩu nên được tỉnh chú ý đầu tư áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.

Diện mạo nông thôn mới ở TP.Hồ Chí Minh: Đổi thay lớn sau 2 năm

8-9-2011

Sau xã điểm Tân Thông Hội (huyện Củ Chi), với sức mạnh về kinh tế, TP.Hồ Chí Minh đang thực hiện tiếp chương trình xây dựng NTM tại 5 xã điểm nữa. Trong tương lai không xa, sẽ có rất nhiều xã ở TP. Hồ Chí Minh đạt chuẩn về NTM.

Giúp dân mất đất chuyển nghề

8-9-2011

Nằm trong vùng quy hoạch khu đô thị Di Trạch - Kim Chung, nên hầu hết đất nông nghiệp của xã Kim Chung, Di Trạch (Hoài Đức, Hà Nội) bị thu hồi. Ngân hàng CSXH huyện Hoài Đức đã kịp thời cho người dân vay vốn để chuyển nghề...

Khổ vì rau an toàn

8-9-2011

Hàng trăm hộ nông dân của tỉnh Quảng Ngãi đang lâm vào cảnh dở khóc dở mếu vì trót tham gia trồng rau an toàn.

Nhiều giải pháp chống hạn cứu lúa ở Bình Định

7-9-2011

Từ nhiều tháng nay, nắng nóng kéo dài tại hầu hết các địa phương trong tỉnh Bình Định làm cho hàng chục ngàn hecta lúa, hoa màu bị hạn hán nghiêm trọng, hàng ngàn hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình này, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp chống hạn…

Ô nhiễm môi trường sông Đồng Nai: Nghề cá chết dần

5-9-2011

Nước sông Đồng Nai ô nhiễm khiến nguồn lợi thủy sản phong phú vốn có trong tự nhiên mất dần theo thời gian. Bên cạnh đó, nhà lồng nuôi cá trên sông cũng điêu đứng vì nạn cá chết hàng loạt liên tục tái diễn.

Tích xu nhỏ, làm chuyện lớn

31-8-2011

Những đồng tiền gửi tiết kiệm ít ỏi do những người nông dân nghèo chắt chiu dành dụm ngày qua tháng đang kể một câu chuyện lớn: câu chuyện về quá trình thay đổi nhận thức của người dân, từ một sự để dành “có phong trào” đến chuyện nỗ lực tích cóp…

Lợi ích từ việc dạy nghề cho nông dân ở Ninh Bình

31-8-2011

Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn ở Ninh Bình theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ từng bước được triển khai đồng bộ, đúng hướng và đạt được kết quả tích cực.

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

31-8-2011

Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh Bắc Giang phấn đấu đến năm 2015, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng 2,4 lần so với hiện nay.

Bảo vệ, phát triển rừng và đa dạng sinh học

30-8-2011

Tình trạng biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra, ngay từ bây giờ chúng ta phải có hành động cụ thể để giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, một trong những giải pháp quan trọng là phải bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.

Xây dựng NTM ở Vĩnh Long: Tạo chuyển biến về nhận thức trong cán bộ và nhân dân

30-8-2011

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long khóa IX đề ra mục tiêu phấn đấu năm 2015 toàn tỉnh có trên 20% xã đạt tiêu chí xã NTM. Để đạt được mục tiêu này, cần có sự nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị. Ông Trương Văn Sáu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, Phó ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM của tỉnh trả lời NNVN về vấn đề này.