HỘI THẢO

Bảo vệ, phát triển rừng và đa dạng sinh học

Ngày đăng: 30 | 08 | 2011

Tình trạng biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra, ngay từ bây giờ chúng ta phải có hành động cụ thể để giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, một trong những giải pháp quan trọng là phải bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.

Thủ đô Hà Nội có trên 29.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích tự nhiên của thành phố. Nhưng Hà Nội là nơi giao lưu kinh tế văn hóa của cả nước, tập trung sản xuất, kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến gỗ, lâm sản, đặc sản rừng vô cùng phong phú. Hàng năm trên địa bàn Hà Nội có khoảng trên 4 vạn m3 gỗ xẻ lưu hành, hàng trăm doanh nghiệp, hàng nghìn hộ gia đình kinh doanh chế biến lâm sản; số lượng nhà hàng khách sạn kinh doanh đặc sản rừng ngày một tăng, tình hình xuất nhập khẩu lâm đặc sản ngày càng phát triển.
Phát triển rừng được Hà Nội coi trọng
 
Nếu Hà Nội không quản lý chặt chẽ lâm sản, động thực vật rừng thì chính Hà Nội là nơi tiêu thụ, khuyến khích cho mọi hành vi phá hoại rừng, hủy hoại thiên nhiên môi trường sinh thái của khu vực và phạm vi toàn quốc. Vì vậy công tác quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản, quản lý động thực vật rừng là rất cần thiết. Nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng hộ bảo vệ môi trường, đặc biệt giữ vững cân bằng sinh thái.
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã và đang tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường, làm gia tăng các hiện tượng thiên tai, cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Ở Hà Nội, nhiệt độ trung bình năm ngày một tăng, tháng 1-2/2008 đợt rét hại kéo dài 41 ngày, trận mưa lịch sử trong 5 ngày cuối tháng 10/2008 gây ngập ứng trên diện rộng, đợt rét kéo dài 31 ngày trong tháng 1/2011 đã gây thiệt hại lớn đến sản xuất nông nghiệp, đời sống của nhân dân.
Ngày nay, dưới tác động của biến đổi khí hậu làm cho thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, lụt, hạn hán... xảy ra ngày càng ác liệt, ảnh hưởng đến sản xuất đời sống nhân dân và môi trường của cả nước nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng. Do vậy việc đầu tư bảo vệ, phát triển rừng và đa dạng sinh học có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hãy hưởng ứng khẩu hiệu “Liên kết toàn cầu vì sự sống”, mỗi loài thực vật, hay động vật đều xứng đáng được bảo vệ, hệ sinh thái này gắn kết với mỗi con người mọi cuộc sống của chúng ta.
Trong nhiều năm, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội đã làm tốt công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng; tham mưu thành lập các Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách về bảo vệ rừng, PCCCR các cấp, các tổ đội xung kích bảo vệ rừng và PCCCR. Hiện nay, toàn Thành phố có 71 Ban chỉ huy PCCCR, 3 đội Kiểm lâm cơ động và 2 đội chữa cháy rừng chuyên ngành. Đầu tư xây dựng 2 trạm quan sát dự báo nguy cơ cháy rừng, 21 chòi quan sát lửa rừng, 6 hồ chứa nước, 8 bể nước, 25km đường băng xanh và 31 khu đường băng trắng phòng chống cháy lan và nhiều phương tiện, công cụ phục vụ PCCCR khác, do làm tốt công tác PCCCR nên đã hạn chế được nạn cháy rừng xảy ra.
Công tác giao rừng, giao đất lâm nghiệp của Thành phố phần lớn đã giao cho Vườn quốc gia Ba Vì, khu di tích lịch sử văn hóa Hương Sơn, các đơn vị quân đội, các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình quản lý trên 90% diện tích. Hiện nay, việc phân định mốc giới 3 loại rừng của thành phố Hà Nội bước đầu xác định cho 2 khu rừng đặc dụng là VQG Ba Vì và khu rừng di tích lịch sử văn hóa Hương Sơn.
Tính đến nay thực hiện xã hội hóa bảo vệ và phát triển rừng đã hướng dẫn cho 50 thôn bản, xây dựng được bản quy ước bảo vệ và phát triển rừng, nhận thức về vai trò quan trọng của rừng trong nhân dân ngày càng được tăng lên. Song song với công tác bảo vệ và phát triển rừng, công tác bảo tồn đa dạng sinh học các loài động vật hoang dã trên địa bàn Thành phố ngày càng phát triển mạnh mẽ, ngoài nguồn tài nguyên động vật rừng có trong tự nhiên tại các VQG, khu bảo tồn thì một số lượng lớn các loài động thực vật hoang dã đang được các cơ sở và người dân gây nuôi. Theo thống kê, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội đã cấp được 292 cơ sở đăng ký trại nuôi sinh sản, sinh trưởng các loài động vật hoang dã, khoảng 130 loài với tổng số trên 40.000 cá thể, gần 500 cá thể gấu trên địa bàn Thành phố đã được gắn chip và quản lý theo quy định.
Trong tình hình hiện nay công tác bảo vệ, phát triển rừng và đa dạng sinh học của ngành NN - PTNT Hà Nội cần được định hướng trong thời gian tới như sau:
- Xác định, lựa chọn được tập đoàn cây trồng thích hợp với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xã hội với đặc thù của Thủ đô để kinh doanh rừng bền vững trên 29.000ha được quy hoạch cho lâm nghiệp. Trong đó:
+ Rừng đặc dụng: 10.000 ha
+ Rừng phòng hộ môi trường: 5.000 ha
+ Rừng sản xuất: 14.000 ha
- Xây dựng và triển khai một số mô hình kinh tế sinh thái, bảo vệ môi trường bảo tồn và phát triển động thực vật hoang dã trên vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì, rừng phòng hộ Sóc Sơn, rừng đặc dụng Hương Sơn.
- Hoàn thành Quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng thành phố Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn năm 2030 trình Thành phố phê duyệt.
- Quy hoạch bảo tồn và phát triển các loài động vật hoang dã ở thành phố Hà Nội.
Theo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/135/135/135/83160/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Xây dựng NTM ở Vĩnh Long: Tạo chuyển biến về nhận thức trong cán bộ và nhân dân

30-8-2011

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long khóa IX đề ra mục tiêu phấn đấu năm 2015 toàn tỉnh có trên 20% xã đạt tiêu chí xã NTM. Để đạt được mục tiêu này, cần có sự nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị. Ông Trương Văn Sáu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, Phó ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM của tỉnh trả lời NNVN về vấn đề này.

An Giang: Tiếp sức cho làng nghề phát triển

30-8-2011

Theo thống kê, tỉnh An Giang hiện có 34 làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) , trong đó có 24 làng nghề được UBND tỉnh An Giang công nhận, trong số này có 14 làng nghề truyền thống có bề dày hoạt động từ 50 năm đến trên 100 năm, hiện còn nhiều khó khăn do thiếu nguồn vốn đầu tư, sản xuất nhỏ lẻ, lao động tay nghề kém…

800 triệu đồng hỗ trợ xây dựng “làng sinh thái”

30-8-2011

Với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 800 triệu đồng từ Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV), sau một năm triển khai, dự án “Xây dựng làng sinh thái tại thôn Tiên Chương, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh” đã đạt những kết quả bước đầu đáng khích lệ.

Giúp nông dân xóa nghèo bền vững

30-8-2011

Được sự hỗ trợ của Chương trình Heifer Việt Nam, tháng 6.2008, Hội ND tỉnh Bến Tre chọn 2 ấp Xương Thạnh B, Xương Hòa II, thuộc xã Thới Thạnh, để thực hiện chương trình hỗ trợ con giống, vốn.

Hội thảo “Công bố kết quả nghiên cứu điều tra nhu cầu sử dụng lương thực – thực phẩm tại một số tỉnh ở Miền Bắc và Miền Nam”

25-8-2011

Sáng nay, ngày 25/08/2011, tại Viện Chính sách và chiến lược phát triển NNNT (IPSARD) đã diễn ra hội thảo “Công bố kết quả nghiên cứu điều tra nhu cầu sử dụng lương thực – thực phẩm tại một số tỉnh ở Miền Bắc và Miền Nam” do Trung tâm Thông tin phát triển NNNT tổ chức, nhằm báo cáo các kết quả nghiên cứu về hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng về các mặt hàng lương thực – thực phẩm (LTTP) tại một số đô thị lớn của miền Bắc và miền Nam.

Xây dựng nông thôn mới ở Thanh Tân (Thái Bình)

17-8-2011

Đảng bộ Thanh Tân xây dựng NTM với chủ trương là phải thực hiện hai biện pháp song hành. Đó là về cơ bản phải thực hiện xây dựng phát triển địa phương theo đúng 19 tiều chí; vấn đề thứ hai là tiến tới hoàn thiện dần việc thực hiện 19 tiêu chí và nâng cấp phát triển cao hơn.

Các địa phương tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ

17-8-2011

Theo đó, những giải pháp tập trung chính vẫn là kiềm chế lạm phát, tiết kiệm chi ngân sách, hạn chế mua sắm tài sản công.

Động lực để làm ăn lớn

17-8-2011

Được Ngân hàng CSXH cho vay vốn, nhiều hộ nghèo ở huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) đã đầu tư vào chăn nuôi, mở xưởng mộc, làm gạch vồ… và tạo việc làm cho nhiều lao động.

Quảng Ninh ưu tiên xã đảo, huyện nghèo

17-8-2011

Cùng lúc triệu tập toàn bộ Bí thư, Chủ tịch cấp huyện, xã về tỉnh để bàn biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng NTM là cách làm quyết liệt, thống nhất của Quảng Ninh. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kì nên không lãnh đạo địa phương nào vắng mặt…

Sóc Trăng: Chuẩn bị tốt cho Festival Lúa gạo lần 2

17-8-2011

Hôm 16/8, tại Tp.HCM, UBND tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức họp báo giới thiệu về Festival Lúa gạo Việt Nam lần 2 do tỉnh này đăng cai tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 8 - 14/11 tại Trung tâm Văn hóa triển lãm Hồ Nước Ngọt, TP. Sóc Trăng với chủ đề “Môi trường xanh cho cánh đồng vàng” và “Vinh danh hạt ngọc Việt”.

Bứt phá từ những “cánh đồng trăm triệu”

8-8-2011

Hưng Yên là tỉnh nông nghiệp ở khu vực đồng bằng sông Hồng với hơn 80% dân số sống ở nông thôn và hơn 50% lao động tham gia lĩnh vực nông nghiệp. Vì thế, trong công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM), toàn tỉnh Hưng Yên đã chọn hướng đi đột phá là những “cánh đồng trăm triệu”.

Bạc Liêu: Giá muối tăng, diêm dân “giải phóng” lượng muối tồn đọng

8-8-2011

Sau nhiều tháng rớt giá thê thảm, hơn một tuần nay, giá muối thương phẩm ở Bạc Liêu đã tăng cao. Hiện giá muối đen thu mua tại nhà máy dao động từ 700-900 đồng/kg; đối với muối trắng giá bán từ 1.200- 1.500 đồng/kg, tăng hơn gấp đôi so với đầu năm.