HỘI THẢO

Sóc Trăng: Chuẩn bị tốt cho Festival Lúa gạo lần 2

Ngày đăng: 17 | 08 | 2011

Hôm 16/8, tại Tp.HCM, UBND tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức họp báo giới thiệu về Festival Lúa gạo Việt Nam lần 2 do tỉnh này đăng cai tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 8 - 14/11 tại Trung tâm Văn hóa triển lãm Hồ Nước Ngọt, TP. Sóc Trăng với chủ đề “Môi trường xanh cho cánh đồng vàng” và “Vinh danh hạt ngọc Việt”.

Theo ban tổ chức, Festival Lúa gạo Việt Nam lần 2 năm 2011 sẽ có nhiều hoạt động nhằm giới thiệu với bạn bè quốc tế và người dân trong nước các tư liệu lịch sử của nền văn minh lúa nước; những nông cụ, vật dụng sinh hoạt trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời lồng ghép với các hoạt động giao lưu văn hóa, xúc tiến thương mại và đầu tư, tiếp thị truyền thông hàng hóa nông sản của tỉnh Sóc Trăng và Việt Nam với khách hàng quốc tế...
Các hoạt động chính trong tuần lễ Festival Lúa gạo Sóc Trăng 2011 gồm có các nội dung chính như: Hội chợ triển lãm “Tái hiện mô hình công cụ sản xuất nông nghiệp từ thời khẩn hoang đến thời hiện đại”; “Mô hình phát triển của cây lúa Việt Nam qua các thời kỳ”; triển lãm “Hạt gạo làng ta vươn ra thế giới”; giới thiệu triển lãm của các bộ, ngành, địa phương, đại sứ quán, tổng lãnh sự quán của một số nước...
Tại Festival còn có chuỗi các cuộc hội thảo như: “Đặc sản gạo Sóc Trăng - con đường phát triển lúa gạo chất lượng cao”; “Gạo Việt Nam, ai bán ai mua?”; Định vị thương hiệu lúa gạo Việt Nam...
Các giống lúa thơm đặc sản thuộc nhóm ST được lai tạo và sản xuất thành công ở Sóc Trăng hiện đang có giá trị thương mại cao trên thị trường như: ST3, ST5, ST10, ST13…
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Nguyễn Trung Hiếu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng nhấn mạnh, tổ chức Festival Lúa gạo Việt Nam lần 2 năm 2011 tại Sóc Trăng không chỉ mang ý nghĩa ngày hội tôn vinh tri ân công lao đóng góp của các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp và nông dân Việt Nam, những người đã công hiến sức lao động và trí tuệ để làm ra hạt lúa, hạt gạo để đưa ra thế giới, mà còn nhằm tổ chức các hoạt động hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp – nông dân – nông thôn Việt Nam bền vững, hiện đại…
Các chương trình hội diễn, hội thi dự kiến tổ chức cùng Festival như: Chương trình bắn pháo hoa chào mừng, biểu diễn nghệ thuật đặc sắc; dân ca 3 miền; đêm hội tôn vinh và trao tặng danh hiệu cúp vàng xuất khẩu gạo; Hội thi “Gạo ngon thương hiệu Việt”; hội thi đờn ca tài tử; hội thi “người đẹp miệt vườn”; hội thi nhiếp ảnh Việt Nam với biến đổi khí hậu toàn cầu…
Đặc biệt, chương trình Festival Lúa gạo diễn ra cùng với thời điểm lễ hội đua ghe ngo Oóc-om-boc của đồng bào Khmer Nam Bộ nên có thêm chương trình đua ghe ngo trên sông Maspero. Bên cạnh đó, lễ hội đâm cốm dẹp sẽ tái hiện làng nghề làm cốm dẹp tại Sóc Trăng, các trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc Khmer.
Đây là cơ hội để đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Sóc Trăng nói riêng quảng bá hình ảnh của địa phương mình đến với bạn bè thế giới.
Theo Kinh tế nông thôn
 

NỘI DUNG KHÁC

Bứt phá từ những “cánh đồng trăm triệu”

8-8-2011

Hưng Yên là tỉnh nông nghiệp ở khu vực đồng bằng sông Hồng với hơn 80% dân số sống ở nông thôn và hơn 50% lao động tham gia lĩnh vực nông nghiệp. Vì thế, trong công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM), toàn tỉnh Hưng Yên đã chọn hướng đi đột phá là những “cánh đồng trăm triệu”.

Bạc Liêu: Giá muối tăng, diêm dân “giải phóng” lượng muối tồn đọng

8-8-2011

Sau nhiều tháng rớt giá thê thảm, hơn một tuần nay, giá muối thương phẩm ở Bạc Liêu đã tăng cao. Hiện giá muối đen thu mua tại nhà máy dao động từ 700-900 đồng/kg; đối với muối trắng giá bán từ 1.200- 1.500 đồng/kg, tăng hơn gấp đôi so với đầu năm.

Hà Nội tìm giải pháp giảm sức nóng nhóm hàng thực phẩm

8-8-2011

Liên tục trong nhiều tháng qua, giá mặt hàng thực phẩm tại Hà Nội tăng mạnh và hiện đang đứng ở mức cao khiến thị trường đầy nhạy cảm này luôn nóng. Đời sống dân sinh bị ảnh hưởng. Trong lúc này, cùng với sự vào cuộc của các bộ ngành Trung ương, thành phố Hà Nội đang gấp sức thực hiện các giải pháp kiềm chế sức nóng của giá cả hàng hóa mà trọng tâm là nhóm hàng thực phẩm.

Quốc hội thảo luận tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm: Cần có gói hỗ trợ riêng nông dân

5-8-2011

Sáng qua (4.8), các đại biểu (ĐB) Quốc hội đã thảo luận ở tổ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách Nhà nước (KTXH - NSNN) 6 tháng đầu năm; các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển KTXH - NSNN 6 tháng cuối năm 2011; quyết toán NSNN năm 2009.

Quảng Trị: Vì sao người dân vẫn không phát triển đàn lợn?

5-8-2011

Nguyên nhân chính là giá lợn giống quá cao, giá thức ăn cũng tăng đột biến, nên dù có vốn đầu tư, người dân vẫn không có lãi.

Thông cáo báo chí: Hội thảo "TRIỂN VỌNG CÂY TRÔNG BIẾN ĐỔI GEN TẠI VIỆT NAM"

19-7-2011

Hội thảo quốc tế về “Triển vọng cây trồng biến đổi gen tại Việt Nam” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức sẽ cung cấp các thông tin khoa học về việc thương mại hóa cây trồng biến đổi gen với sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quổc tế

Bắc Ninh: Đảm bảo cho người dân nông thôn được sử dụng nước sạch

12-7-2011

Theo Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bắc Ninh, toàn tỉnh hiện có 35 công trình cấp nước, trong đó có 25 công trình cấp nước tập trung hoàn thành và đưa vào sử dụng, 10 công trình đang thi công, đưa tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh lên đến 91%, tương đương trên 800.000 người, trong đó số dân nông thôn sử dụng nước sạch theo quy chuẩn Việt Nam đạt 63%.

Điện Biên: Còn nhiều khó khăn trong việc triển khai làm nhà ở cho hộ nghèo

12-7-2011

Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người nghèo làm nhà ở theo tiêu chí “3 cứng” (nền, khung, mái) được đánh giá là một trong những chính sách đem lại nhiều giá trị và lợi ích “sát sườn” cho hàng chục ngàn hộ dân nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Song, thực tế sau hơn 2 năm triển khai quyết định này tỉnh Điện Biên đã gặp những khó khăn nhất định.

Thăng Bình (Quảng Nam): Hiệu quả chăn nuôi bò cái sinh sản ở xã Bình Định Nam

12-7-2011

Nâng cao thu nhập bình quân đầu người là một trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay. Để giúp nông dân ổn định sản xuất ở khu vực nông thôn, Trạm Khuyến nông – Khuyến lâm Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) đã đưa dự án Chăn nuôi bò cái sinh sản đến với bà con nông dân xã Bình Định Nam nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận với kỹ thuật chăn nuôi mới mang tính ổn định, bền vững và đem lại hiệu quả kinh tế cao so với chăn nuôi truyền thống.

Tập huấn công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm cho lao động nông thôn

30-6-2011

Ngày 27/6, tại Phú Yên, Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm cho lao động nông thôn cho gần 200 đại biểu là cán bộ lãnh đạo các Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, các Trung tâm dạy nghề và cán bộ xã của 15 tỉnh khu vực miền Trung- Tây nguyên.

Chương trình 135 giúp đồng bào dân tộc thiểu số Hòa Bình thoát nghèo bền vững

30-6-2011

Thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2 (2006-2010), tỉnh Hòa Bình đã tập trung ưu tiên đầu tư về cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội một cách toàn diện cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Nhờ vậy, diện mạo khu vực nông thôn, miền núi, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã có nhiều thay đổi, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm nhanh từ 31,31% (năm 2006) xuống còn 13,87% (năm 2010).

Nghịch lý ở Bà Rịa - Vũng Tàu: Diện tích trồng rừng tăng, độ che phủ giảm?!

30-6-2011

Dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng được triển khai trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, mang lại hiệu quả lớn về kinh tế, môi trường, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người dân. Tuy vậy, độ che phủ rừng trên địa bàn vẫn thấp, thậm chí có xu hướng giảm.