HỘI THẢO

Thông cáo báo chí: Hội thảo "TRIỂN VỌNG CÂY TRÔNG BIẾN ĐỔI GEN TẠI VIỆT NAM"

Ngày đăng: 19 | 07 | 2011

Hội thảo quốc tế về “Triển vọng cây trồng biến đổi gen tại Việt Nam” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức sẽ cung cấp các thông tin khoa học về việc thương mại hóa cây trồng biến đổi gen với sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quổc tế

 

 

Thông cáo báo chí
    

 
 
HỘI THẢO: TRIỂN VỌNG CÂY TRÔNG BIẾN ĐỔI GEN TẠI VIỆT NAM
Từ kinh nghiệm 15 năm chính thức thương mại hóa các sản phẩm biến đổi gen trên thế giới và khu vực
Cây trồng biến đổi gen đã xuất hiện trên thế giới trong suốt 15 năm qua và ngày càng được trồng rộng rãi, đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho người nông dân. Kĩ thuật trồng cây biến đổi gen (BĐG) đã có những đóng góp tích cực nhất định giải quyết một số vấn đề toàn cầu như: an ninh lương thực, giảm đói nghèo, giảm tác động của biến đổi khí hậu.
Graham Brookes nhà kinh tế học người Anh, tác giả của cuốn sách “Cây trồng biến đổi Gen: tác động kinh tế và môi trường toàn cầu 1996-2008” xuất bản năm 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy 15 năm qua các cây trồng BĐG ngày càng được trồng rộng rãi, đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho người nông dân và đã có những đóng góp tích cực cho việc giải quyết một số vấn đề toàn cầu như: an ninh lương thực, giảm đói nghèo, giảm tác động của biến đổi khí hậu. Hiện nay, đã có hơn 29 quốc gia trên thế giới trồng cây biến đổi gen với 14 triệu nông hộ và 130 triệu ha đất. Riêng năm 2008, thu nhập tăng thêm từ việc cho phép sản xuất 4 loại cây trồng biến đổi gen (ngô, đậu tương, bông và Canola) là 9,37 tỷ đô la Mỹ. Tổng thu nhập tăng thêm cho người sản xuất từ việc thương mại hóa các cây trồng BĐG trên toàn cầu trong 15 năm qua là 64.7 tỷ đô. Nếu không áp dụng các cây trồng công nghệ sinh học ( 4 loại cây trồng kể trên) thi để đạt được sản lượng nông sản như năm 2009 thế giới sẽ phải sử dụng thêm khoảng 12.4 triệu ha đất canh tác. 
Nhờ sử dụng các cây trồng công nghệ sinh học (BĐG), thế giới đã cắt giảm khoảng 0.39 triệu tấn thuốc trừ sâu và giảm khoảng 17,1% các độc hại ra môi trường liên quan đến sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Chỉ tính riêng năm 2009, nhờ sử dụng các cây trồng công nghệ sinh học, thế giới đã cắt giảm phát thải KNK tương đương 17,7 triệu tấn CO2, tương đương giảm lưu hành 7,8 triệu xe hơi chạy trên đường mỗi ngày và 28% tổng lượng xe hơi đăng ký tại Anh Quốc.
Chi phí trung bình để sản xuất cây trồng công nghệ sinh học trên thế giới bằng khoảng 30% tổng lợi nhuận, trong đó con số này ở nhóm nước đang phát triển là 18% và nhóm nước phát triển là 39%. Sở dĩ có sự chênh lệch lớn như ở trên là do ở các nước đang phát triển hệ thống pháp luật liên quan đến quyền sở hữu công nghệ còn khá lỏng lẻo dẫn đến chi phí bản quyền và vi phạm bản quyền thấp.
Cũng trong hội thảo này TS. Leonardo Gonzales, nhà kinh tế nông nghiệp hàng đầu của Philippines chuyên phân tích về kinh nghiệm thương mại hóa cây ngô biến đổi gien của Philippines trong 9 năm qua đã cho biết tại Philippines ngô biến đổi gen đã được cấp phép sản xuất và sử dụng trong thực phẩm, thức ăn gia súc, và chế biến. T.S Gonzales cũng chia sẻ các kinh nghiệm của Philippines trong việc thiết lập hệ thống hành lang pháp lý để cấp phép, theo dõi và quản lý các loại cây trồng công nghệ sinh học, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn sinh học, đa dạng sinh học, bản quyền công nghệ trong sử dung và thương mại hóa các cây trồng công nghệ sinh học.
Từ kinh nghiệm 9 năm cho phép sản xuất các cây trồng công nghệ sinh học, tiến sĩ Gonzales đã khuyến nghị:
-         Để tối đa hóa các lợi ích tiềm năng của các loại cây trồng công nghệ sinh học cần có một môi trường chính sách khuyến khích phát triển khoa học công nghệ đảm bảo an toàn sinh học. Trong quá trình thương mại hóa, cần liên tục đánh giá lợi ích và rủi ro từ việc sản xuất cây trồng công nghệ sinh học (BĐG)
-         Cần xây dựng hệ thống an toàn sinh học dựa trên kết quả của các mô hình trinh diễn và thử nghiệm trên thực tế
Kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Gonzales được dựa trên việc theo dõi và đánh giá các cây trồng công nghệ sinh học (BĐG) được thực hiện qua 6 vụ trồng và trên 9 tỉnh sản xuất ngô của Philippines với sự tham gia của 2500 nông hộ. Theo đánh giá của TS Gonzales thì cây ngô BĐG thể hiện ưu thế vượt trội cả về năng suât, hiệu quả, thu nhập thuần, khả năng cạnh tranh và hiệu quả đầu tư.
Hội thảo quốc tế về Triển vọng cây trồng biến đổi gen tại Việt NamTS. Leonardo Gonzales, nhà kinh tế nông nghiệp hàng đầu của Philippines chuyên phân tích kinh nghiệm thương mại hóa cây ngô biến đổi gien của Philippines trong 9 năm qua và TS. Lê Huy Hàm, Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam cùng nhiều nhà nghiên cứu, chính sách và các phóng viên truyền hình, báo chí trong nước do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức sẽ cung cấp các thông tin khoa học cụ thể hơn về việc thương mại hóa cây trồng biến đổi gen với sự tham gia của ông Graham Brookes – nhà kinh tế học, tác giả cuốn sách “Cây trồng biến đổi Gen: tác động kinh tế và môi trường toàn cầu 1996-2008” ;
Thời gian :        8h30 – 17h00, Thứ tư, ngày 20/07/2011
Địa điểm : Phòng Sentosa Hội trường Tầng 3, khách sạn Fortuna – số 6B – Láng Hạ - Hà Nội.
 Trung tâm Thông tin PTNNNT
 VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

 

NỘI DUNG KHÁC

Bắc Ninh: Đảm bảo cho người dân nông thôn được sử dụng nước sạch

12-7-2011

Theo Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bắc Ninh, toàn tỉnh hiện có 35 công trình cấp nước, trong đó có 25 công trình cấp nước tập trung hoàn thành và đưa vào sử dụng, 10 công trình đang thi công, đưa tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh lên đến 91%, tương đương trên 800.000 người, trong đó số dân nông thôn sử dụng nước sạch theo quy chuẩn Việt Nam đạt 63%.

Điện Biên: Còn nhiều khó khăn trong việc triển khai làm nhà ở cho hộ nghèo

12-7-2011

Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người nghèo làm nhà ở theo tiêu chí “3 cứng” (nền, khung, mái) được đánh giá là một trong những chính sách đem lại nhiều giá trị và lợi ích “sát sườn” cho hàng chục ngàn hộ dân nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Song, thực tế sau hơn 2 năm triển khai quyết định này tỉnh Điện Biên đã gặp những khó khăn nhất định.

Thăng Bình (Quảng Nam): Hiệu quả chăn nuôi bò cái sinh sản ở xã Bình Định Nam

12-7-2011

Nâng cao thu nhập bình quân đầu người là một trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay. Để giúp nông dân ổn định sản xuất ở khu vực nông thôn, Trạm Khuyến nông – Khuyến lâm Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) đã đưa dự án Chăn nuôi bò cái sinh sản đến với bà con nông dân xã Bình Định Nam nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận với kỹ thuật chăn nuôi mới mang tính ổn định, bền vững và đem lại hiệu quả kinh tế cao so với chăn nuôi truyền thống.

Tập huấn công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm cho lao động nông thôn

30-6-2011

Ngày 27/6, tại Phú Yên, Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm cho lao động nông thôn cho gần 200 đại biểu là cán bộ lãnh đạo các Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, các Trung tâm dạy nghề và cán bộ xã của 15 tỉnh khu vực miền Trung- Tây nguyên.

Chương trình 135 giúp đồng bào dân tộc thiểu số Hòa Bình thoát nghèo bền vững

30-6-2011

Thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2 (2006-2010), tỉnh Hòa Bình đã tập trung ưu tiên đầu tư về cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội một cách toàn diện cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Nhờ vậy, diện mạo khu vực nông thôn, miền núi, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã có nhiều thay đổi, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm nhanh từ 31,31% (năm 2006) xuống còn 13,87% (năm 2010).

Nghịch lý ở Bà Rịa - Vũng Tàu: Diện tích trồng rừng tăng, độ che phủ giảm?!

30-6-2011

Dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng được triển khai trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, mang lại hiệu quả lớn về kinh tế, môi trường, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người dân. Tuy vậy, độ che phủ rừng trên địa bàn vẫn thấp, thậm chí có xu hướng giảm.

Theo nhu cầu của dân

29-6-2011

Người dân xã Tân Tiến (thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận) chủ yếu sống bằng nghề nông. Năm 2009, xã Tân Tiến được tỉnh Bình Thuận và thị xã La Gi chọn làm xã điểm xây dựng NTM. Từ đó đến nay Tân Tiến dồn sức thực hiện đề án xây dựng mô hình NTM theo hướng CNH - HĐH.

Bắc Giang chủ động mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều

29-6-2011

Vải thiều là cây ăn quả có sản lượng hàng hóa lớn của tỉnh Bắc Giang. Mỗi năm, đến vụ thu hoạch vải, người nông dân luôn trong tình trạng phấp phỏng lo lắng trước những biến động khôn lường của thị trường. Ðược mùa mừng đấy, nhưng bán ở đâu, giá cả thế nào mới là điều người trồng vải quan tâm.

Quảng Trị: Phát triển nuôi thủy sản bền vững

29-6-2011

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị cho biết, trong 6 tháng đầu năm sản lượng thuỷ hải sản của tỉnh thu hoạch đạt khoảng 11.400 tấn. Trong đó sản lượng hải sản là 6.800 tấn; sản lượng cá nước ngọt khoảng 2.600 tấn, còn lại là sản lượng tôm thẻ chân trắng.

Kiên Giang được mùa vụ cá cơm

29-6-2011

Theo nhiều ngư dân cho biết, vụ cá nam năm nay lượng cá cơm trên vùng biển Kiên Giang nhiều hơn những năm trước, nhất là ngư trường tiếp giáp giữa 2 huyện đảo Kiên Hải - Phú Quốc.

Đánh thức đồi rừng

29-6-2011

Ở huyện miền núi Hoành Bồ (Quảng Ninh) ngày càng xuất hiện nhiều mô hình nuôi con “đặc sản” nhím, lợn rừng... Hầu hết các hộ này đều được vay vốn Ngân hàng CSXH.

Kiên Giang: Sản lượng lúa sẽ đạt 3,6 triệu tấn

29-6-2011

Mục tiêu của ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đặt ra đến năm 2015 là sản lượng lúa sẽ đạt 3,6 triệu tấn, thủy sản khai thác 390 ngàn tấn, thủy sản nuôi trồng hơn 294 ngàn tấn, trong đó sản lượng tôm nuôi là trên 55 ngàn tấn.